Khoa học
công nghệ thủy lợi
phục vụ
phát triển bền vững
Tin nổi bật
Diễn đàn "Nâng cao năng lực cộng đồng trong phòng chống thiên tai vùng Đồng bằng sông Cửu Long" được tổ chức tại Cần Thơ Video giới thiệu dự án IODA_LMB: “Đánh giá tích hợp khả năng tiếp cận nước sinh hoạt của các cộng đồng dễ bị tổn thương ở Hạ lưu sông Mekong” Hoạt động Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam (20/10/1930 – 20/10/2024) và 14 năm Ngày Phụ nữ Việt Nam (20/10/2010 – 20/10/2024). Hội thảo cuối kỳ Đề tài khoa học cấp Tỉnh: Nghiên cứu xâm nhập mặn nhằm đề xuất các giải pháp nâng cấp và hiện đại hóa hệ thống hạ tầng thủy lợi phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tiền Giang Hội thảo khoa học Đề tài KHCN cấp Bộ: Nghiên cứu dự báo xâm nhập mặn và nguồn nước thời hạn dài phục vụ sản xuất và dân sinh vùng đồng bằng sông Cửu Long Nhiều hoạt động ý nghĩa hướng về biên giới Tân Châu Lễ công bố Quyết định và trao tặng bằng Tiến sĩ đợt 1 năm 2024 tại Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam Hội thao viên chức, người lao động - Kỷ niệm 46 năm thành lập Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam Hội thảo khoa học Đề tài KHCN cấp Bộ: Nghiên cứu giải pháp, công nghệ tích trữ nước phân tán phục vụ vùng cây ăn quả vùng Đồng bằng Sông Cửu Long. Cần làm tốt công tác dự báo sạt lở bờ biển, kiên quyết di dời dân cư ra khỏi vùng xung yếu
Tin tức > Tin hoạt động viện


AFD1_2018001.jpg

Ngày 26/01/2018 tại Thành phố Hồ Chí Minh, Cơ quan Phát triển Pháp AFD,

Liên minh Châu Âu EU và Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam đã đồng tổ chức Hội thảo quốc tế tổng kết Dự án Nghiên cứu quá trình xói lở vùng ven biển hạ lưu sông Mê Công (LMDCZ) và các biện pháp bảo vệ vùng ven biển Gò Công và U Minh.

Dự án do AFD, EU tài trợ, dược tập thể các chuyên gia quốc tế và các chuyên gia thuộc Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam (Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam) thực hiện trong thời gian 2016-2017.

Dự án gồm 3 phần nghiên cứu chính với 6 hợp phần cụ thể.

Mục tiêu dự án là:

- Hiểu được cơ chế quá trình xói lở/ bồi lắng của vùng ven biển ĐBSCL đặc biệt là ở Gò Công và U Minh và xác định các nguyên nhân chính của quá trình xói lở;

- Xác định được các giải pháp tổng hợp để bảo vệ chống xói lở bền vững cho vùng ven biển Gò Công và U Minh đồng thời góp phần bảo tồn cảnh quan tự nhiên vùng ven biển;

- Xây dựng cơ sở khoa học cho việc quản lý tổng hợp vùng ven biển (ICZM) trong tương lai.

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) bao gồm 13 tỉnh thành phố vùng Nam Bộ, với tổng diện tích là 3.95 triệu ha, chiếm 12% diện tích của cả nước, dân số khoảng 19 triệu người (21% dân số cả nước). ĐBSCL cung cấp số lượng quan trọng về lương thực, lúa gạo và thủy sản cho cả nước và phục vụ xuất khẩu. Vùng đồng bằng cũng là vùng phát triển năng động về kinh tế xã hội, là một trong những vùng đa dạng sinh học hàng đầu của thế giới.

Tuy nhiên, ĐBSCL bị tác động bởi sự phát triển của các nước thượng lưu và từ biển Đông. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu, nước biển dâng và đặc biệt là sự phát triển của các nước thượng nguồn, nguy cơ về lũ lụt, hạn hán, xâm nhập mặn, xói lở và bồi lắng trên sông, kênh và của vùng ven biển của ĐBSCL là những thách thức lớn đến quá trình phát triển bền vững của vùng.

Các khu vực ven biển của ĐBSCL chịu ảnh hưởng của sóng, dòng thủy triều, thay đổi tải trầm tích từ các hệ thống sông Cửu Long và Sài Gòn - Đồng Nai, và các cơn bão từ phía Đông và Biển Tây. Ngoài ra, hoạt động của con người có tác động đến quá trình xói lở và bồi lắng thông qua xây dựng đê biển và hệ thống thoát nước, nông nghiệp, thủy sản và khai thác thủy sản dọc các khu vực ven biển.

Trong những năm gần đây, tác động của các đập thượng lưu, đặc biệt là trên các sông chính Mekong, đã giảm trầm tích đổ vào ĐBSCL và vùng cửa sông. Tất cả những tác động này đã gây ra sự xói lở bờ vào khoảng hai phần ba tổng chiều dài bờ biển, và mất đất khoảng 500 ha/năm trong mười năm qua. Trong tương lai, biến đổi khí hậu và nước biển dâng sẽ làm cho tình trạng này trầm trọng hơn.

Hội thảo khởi đầu Dự án đã được tổ chức vào tháng 11/2016. Sau hơn 1 năm triển khai, đến nay Dự án đã cơ bản hoàn thành các nội dung và mục tiêu nghiên cứu đề ra.

Hội thảo nhằm tổng kết dự án để các chuyên gia trong và ngoài nước trình bày kết quả đã đạt được trong khuôn khổ các hoạt động nghiên cứu về chống xói lở bền vững cho vùng ven biển Gò Công và U Minh, và thông báo về những nghiên cứu khác liên quan trong thời gian qua ở ĐBSCL.

Tham dự Hội thảo tổng kết có khoảng 100 đại biểu đến từ Đại sứ quán Pháp, Cơ quan Phát triển Pháp AFD, Liên minh Châu Âu EU, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổng cục Phòng chống thiên tai, Tổng cục Thủy lợi, đại diện lãnh đạo UBND các tỉnh Cà Mau, Tiền Giang, Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam, Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh ven biển ĐBSCL, các cơ quan, Trưởng, Viện nghiên cứu, các nhà khoa học lĩnh vực thủy lợi, môi trường...

PGS.TS Nguyễn Vũ Việt, Giám đốc Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam đã tham dự hội thảo.

Ông Bertrand Lortholary- Đại sứ Pháp tại Việt Nam; Ông Alejandro Montalban- Trưởng ban Hợp tác phát triển Liên minh Châu Âu; TS. Hoàng Văn Thắng, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; TS. Trần Bá Hoằng, Viện trưởng Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam - đơn vị thực hiện chính Dự án phía Việt Nam, đã đồng phát biểu khai mạc hội thảo.

Trong phát biểu khai mạc, Ông Alejandro Montalban, Trưởng ban Hợp tác và phát triển EU tại VN, nhấn mạnh: "Dựa trên các kết quả nghiên cứu của Dự án, sẽ có một chương trình gồm các biện pháp thích ứng cứng và mềm, bao gồm xây dựng đê, phục hồi rừng ngập mặn và nâng cao năng lực để tăng cường phát triển bền vững và quản lý môi trường cho các vùng ven biển ĐBSCL".

Kết quả nghiên cứu lựa chọn các biện pháp bảo vệ cho vùng Gò Công (Tiền Giang) và Phú Tân (Cà Mau) đã được Dự án đề xuất dựa trên các nghiên cứu tổng quan về các mô hình thực tế đã áp dụng trên thế giới và riêng ở ĐBSCL, trong đó đã tiến hành khảo sát các công trình đê phá sóng ở U Minh (biển Tây – Cà Mau) về bồi lắng và sự phát triển tự nhiên của cây ngập mặn, các thí nghiệm mô hình vật lý (giảm sóng ở đê phá sóng rỗng, biến dạng sandbars) để hiệu chỉnh các mô hình toán (CROCO, DELFT3D-, MIKE21, Telemac2D),..Đồng thời Dự án cũng đã đề xuất các dạng công trình thử nghiệm cho giai đoạn thi công với quy mô và kết cấu cụ thể (hàng rào tre chữ T, đê phá sóng rỗng, sandbars).

Dự án cũng kiến nghị giải pháp tái tạo rừng ngập mặn với giống cây tái tạo - cụ thể riêng biệt cho 2 vùng.

Dự án cũng đề xuất, kiến nghị các nghiên cứu khả thi về tiếp tục phát triển bộ số liệu tổng hợp; phát triển chương trình chương trình giám sát đường bờ; phát triển mô hình và nâng cao năng lực nghiên cứu, chuyển giao.

Phát biểu kết luận hội thảo, Thứ trưởng Hoàng Văn Thắng nhận định đây là dự án có tầm quan trọng. Các vấn đề nghiên cứu của Dự án được các cơ quan quản lý, các địa phương và xã hội quan tâm rộng rãi. Bộ Nông nghiệp và PTNT đánh giá cao sự giúp đỡ, tài trợ của EU, AFD để triển khai thực hiện Dự án. Ông cũng đánh giá cao nỗ lực của nhóm nghiên cứu quốc tế và trong nước trong thời gian ngắn đã tập trung hoàn thành các nội dung chủ yếu của Dự án, đặc biệt là sự cộng tác trực tiếp và có hiệu quả của GS. Nguyễn Kim Đan (chuyên gia Việt kiều tại Pháp). Về kết quả của Dự án, Thứ trưởng Hoàng Văn Thắng nhận định rằng cách đặt vấn đề, phương pháp nghiên cứu của Dự án rất chặt chẽ, các mô hình toán mà Dự án đã thực hiện khá tiên tiến, cho phép thực hiện nhiều bài toán khác nhau trên cơ sở đã được kiểm định bởi các mô hình vật lý. Những vấn đề khác do Dự án kiến nghị sẽ được tiếp tục nghiên cứu thêm ở giai đoạn sau của Dự án. Các ý kiến đóng góp, thảo luận của các địa phương rất đáng quan tâm và đề nghị đơn vị thực hiện Dự án ghi nhận.

Cuối cùng, Thứ trưởng Hoàng Văn Thắng trân trọng cảm ơn Cơ quan Phát triển Pháp AFD nhiều năm qua đã tạo điều kiện, cho triển khai nhiều dự án nghiên cứu quan trọng (như Dự án giảm thiểu rủi ro ngập lũ lưu vực sông Đồng Nai, Dự án LMDCZ...) và nhấn mạnh kỳ vọng của Bộ là sẽ tiếp tục đồng hành đến cùng các nội dung nghiên cứu tiếp theo của Dự án./.

Xem tin Hội thảo tổng kết dự án ở trang WEB dự án LMDCZ theo đường Link: http://lmdcz.siwrr.org.vn/

(Mục Tin Tức)

Hình ảnh tại Hội thảo:

AFD1_2018003.jpg AFD_2018001.jpg
AFD_2018002.jpg AfD_2018003.jpg
AfD1_2018006.jpg AFD_2018005.jpg
AFD1_2018004.jpg AFD1_2018005.jpg
AFD_2018004.jpg AFD1_2018002.jpg

Tin và ảnh: Phòng Kế hoạch

Liên kết web