Khoa học
công nghệ thủy lợi
phục vụ
phát triển bền vững
Tin nổi bật
Lễ công bố Quyết định và trao tặng bằng Tiến sĩ đợt 1 năm 2025 tại Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam Việt Nam-Trung Quốc hợp tác giải quyết thách thức về nguồn nước ở Đồng bằng sông Cửu Long Hội thảo Quốc tế -Tuần Lễ Môi Trường và Biến Đổi Khí Hậu tại Việt Nam 2025 (Tuần lễ MTT Việt Nam) Vietnam Environmental and Climate Change Engagement Week 2025 (MTT Week 2025) Công đoàn Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam tổ chức họp mặt kỷ niệm 115 năm ngày Quốc tế Phụ nữ (08/3/1910 - 08/3/2025) và 1985 năm cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Hội thảo cuối kỳ Đề tài khoa học cấp Tỉnh : Tiềm năng, giải pháp quản lý nước ngọt phục vụ sản xuất và dân sinh hiệu quả ở tỉnh Hậu Giang Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam làm việc với Viện Pasteur Tp. Hồ Chí Minh Mời tham gia khảo sát Dự án “Trao quyền thay đổi: Tiếp cận toàn diện để hành động vì khí hậu, phát triển bền vững và chuyển đổi hành vi dành cho nữ học giả tại TP. Hồ Chí Minh” Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam. Diễn đàn "Nâng cao năng lực cộng đồng trong phòng chống thiên tai vùng Đồng bằng sông Cửu Long" được tổ chức tại Cần Thơ Video giới thiệu dự án IODA_LMB: “Đánh giá tích hợp khả năng tiếp cận nước sinh hoạt của các cộng đồng dễ bị tổn thương ở Hạ lưu sông Mekong”
Tin tức > Tin hoạt động viện
Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam đã phối hợp với Quỹ Quốc tế bảo vệ thiên nhiên (World Wide Fund for Nature – WWF) tổ chức Seminar khoa học.
Ngày 07 tháng 6 năm 2019, Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam đã phối hợp với Quỹ Quốc tế bảo vệ thiên nhiên (World Wide Fund for Nature – WWF) tổ chức Hội thảo Quốc tế nhằm thảo luận về: “Vai trò của trầm tích và dòng chảy/vận chuyển dinh dưỡng trong phục hồi rừng ngập mặn: kinh nghiệm từ một số vùng đồng bằng ở Châu Phi, Châu Mỹ và Châu Á”.

 

Tham dự Hội thảo, về phía Quốc tế có các Giáo sư Edward J. Anthony (Chuyên gia người Pháp nghiên cứu về rừng ngập mặn - thuộc CEREGE, CNRS Aix-Marseille University, Editor-in-Chief, Marine Geology), TS. Marc Goichot (Chuyên gia của Quỹ Quốc tế bảo vệ thiên nhiên - WWF), cùng nhiều nhà ở trong và ngoài nước, chuyên gia về tài nguyên nước, mô hình toán thủy văn, thủy lực, chuyên gia lâm nghiệp và xã hội học từ Hội Khoa học và Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh, Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam, Viện Kỹ thuật Biển, Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG-HCM...

Về phía các nhà khoa học có các giáo sư đầu ngành về lĩnh vực thủy lợi: GS.TSKH. Nguyễn Ân Niên; GS.TS Lê Mạnh Hùng, GS.TS Tăng Đức Thắng, GS.TS Nguyễn Kim Đan, PGS.TS Hoàng Văn Huân, PGS.TS Dương Văn Viện và đông đảo các chuyên gia, nhà khoa học thuộc các lĩnh vực thủy lợi, lâm nghiệp và xã hội học tham dự.

Về phía cơ quan chủ trì Hội thảo có PGS.TS. Nguyễn Nghĩa Hùng Phó Viện trưởng Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam và Lãnh đạo các đơn vị, các nhà khoa học thuộc Viện.

Rừng ngập mặn ven biển có vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ bờ biển và đất đai khỏi xói lở và ảnh hưởng của sóng, đặc biệt là bảo vệ con người, nhà cửa và ruộng vườn khỏi thiên tai như bão, ngập lụt và sóng triều. Ngoài ra, rừng ngập mặn còn có tác dụng rất tốt trong việc lọc bỏ các chất phú dưỡng, trầm tích và chất ô nhiễm ra khỏi đại dương và sông ngòi và loại thải khí nhà kính ra khỏi bầu khí quyển, cung cấp chỗ cư ngụ và nguồn thức ăn cho rất nhiều loại cá, động vật có vỏ (như nghêu, sò, cua, ốc..), các loài chim, thú... Tuy nhiên, hiện nay rừng ngập mặn đang bị tàn phá thông qua một số hoạt động của cả con người và các quá trình tự nhiên, bên cạnh đó rừng ngập mặn cũng có thể bị tổn thương hoặc phá hủy bởi các hóa chất và chất ô nhiễm như thuốc trừ sâu và phân bón. Trong tương lai khi mực nước biển dâng do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu sẽ đe dọa đến rừng ngập mặn trên khắp thế giới. Trên thế giới hiện có rất nhiều công trình khoa học nghiên cứu về nguyên nhân suy thoái và các giải pháp phục hồi, bảo vệ rừng ngập mặn ven biển, trong đó có khu vực ven biển Đồng bằng sông Cửu Long.

Hội thảo đã nghe nhóm nghiên cứu GS.TS Tăng Đức Thắng và TS. Tô Quang Toản trình bày về “Mekong Delta and Water Related Issues - Châu thổ MêKông và các vấn đề liên quan tới nước” và Giáo sư Edward J. Anthony trình bày về “Mangroves: environment, context, and global to local drivers of change - Rừng ngập mặn: môi trường, bối cảnh và toàn cầu đến sự thay đổi các xu hướng cục bộ”.

Trong không khí thắng thắn và cởi mở về học thuật, đại diện các cơ quan và nhà khoa học tham dự Hội thảo đã trao đổi, thảo luận và chia sẻ 12 ý kiến kinh nghiệm hữu ích về những nguyên nhân gây suy thoái rừng ngập mặn, phân tích rõ tầm quan trọng của mối liên hệ cơ hữu giữa phù sa/rừng là tiền đề để xây dựng được các giải pháp phục hồi và bảo vệ rừng ngập mặn vùng ven biển trên thế giới nói chung và Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nói riêng. Toàn thể Hội thảo mong muốn cần có các hoạt động nghiên cứu khoa học chuyên sâu hơn nữa trong tương lai, để làm rõ thêm về định lượng ở cả 4 qui mô (lưu vực, đồng bằng, đai rừng, bãi triều).... trong điều kiện biến đổi khí hậu, nước biển dâng cùng xu thế phát triển kinh tế-xã hội vùng ĐBSCL trước các thách thức hiện nay.

Hội thảo đã kết thúc thành công vào lúc 17g00 cùng ngày./.

Một số hình ảnh tại buổi Seminar:

               Tin và ảnh: Phòng Kế hoạch

 

Các tin hoạt động viện khác
Chiều 22/3, Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam đã tiếp đón và làm việc với đoàn công tác của Bộ Tài nguyên nước Trung Quốc, do Bộ trưởng Lý Quốc Anh dẫn đầu.Tại buổi làm việc, PGS.TS Trần Bá Hoằng, Viện trưởng Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam chào mừng Bộ trưởng Lý Quốc Anh cùng đoàn công tác của Bộ Tài nguyên nước Trung Quốc. Ông cũng cảm ơn sự quan tâm và dành thời gian quý báu cho chuyến công tác sang Việt Nam.
Từ ngày 11 – 13 tháng 03 năm 2025, tại Tp. Hồ Chí Minh, Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam (SIWRR) phối hợp với Viện Môi trường Stockholm (SEI) đã tổ chức thành công “Tuần Lễ Môi Trường và Biến Đổi Khí Hậu tại Việt Nam”. Sự kiện nằm trong khuôn khổ Chương trình Mạng lưới Lãnh đạo Tư duy và Các viện nghiên cứu Mekong (MTT) do SEI triển khai bằng nguồn tài trợ của Bộ Ngoại giao và Thương mại Úc.
Dự án “Trao quyền thay đổi: Tiếp cận toàn diện để hành động vì khí hậu, phát triển bền vững và chuyển đổi hành vi dành cho nữ học giả tại TP. Hồ Chí Minh” là dự án hợp tác nghiên cứu mã số 1203769377, thuộc Quỹ Đối tác Khoa học Quốc tế, được tài trợ bởi Bộ Khoa học và Công nghệ Anh Quốc và Hội đồng Anh, được phối hợp thực hiện bởi Đại học London South Bank University (UK), Đại học Kinh tế TP. HCM và Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam.
Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam, Trưởng dự án là TS. Lâm Nội, cùng các đối tác Đại Học Chiang Rai Rajabhat University (Thailand), Đại Học Quốc Gia Lào (NUOL) thực hiện từ tháng 6/2019 đến tháng 12/2023 tại các vùng thiếu nước sinh hoạt trầm trọng thuộc hạ lưu sông Mekong tại ba nước Lào, Thái Lan và Việt Nam.
Ngày 13/12/2023, Viện Khoa học Thuỷ lợi miền Nam (KHTLMN) đã tham dự hội thảo khoa học “Báo cáo kết quả xây dựng Kế hoạch duy trì ổn định hình thái sông cho Đồng bằng sông Cửu Long” thuộc dự án IKI Sand - Giảm thiểu tác động biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai thông qua sự tham gia của khối công tư trong khai thác cát bền vững đồng bằng sông Cửu Long.
Ngày 28/09/2023, Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam (KHTLMN) tổ chức Hội thảo khoa học cuối kỳ dự án DECIDER - Các chiến lược cho thiết kế lộ trình thích ứng và phát triển tích hợp, đánh giá và quản trị các biện pháp giảm thiểu rủi ro do ngập lụt gây ra trong quá trình chuyển đổi từ nông thôn sang đô thị tại Hội trường Viện – 658 Võ Văn Kiệt, Phường 1, Quận 5, TP.HCM
Hội thảo Quốc tế Đánh giá tích hợp khả năng tiếp cận nguồn nước sinh hoạt cho các cộng đồng dễ bị tổn thương tại khu vực hạ lưu sông Mê Công (IODA_LMB) - Integrated assessment of domestic water accessibility for vulnerable communities in the Lower Mekong Basin (IODA).
Ngày 06/10/2022, Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam (KHTLMN) tổ chức Hội thảo khoa học, báo cáo tiến độ thực hiện dự án DECIDER - Các chiến lược cho thiết kế lộ trình thích ứng và phát triển tích hợp, đánh giá và quản trị các biện pháp giảm thiểu rủi ro do ngập lụt gây ra trong quá trình chuyển đổi từ nông thôn sang đô thị tại Hội trường Văn phòng đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - 135 Pasteur, Quận 3, TP.HCM.
Ngày 8/9/2022, tại Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam PGS.TS. Trần Bá Hoằng - Viện trưởng Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam đã tiếp và làm việc với Đoàn chuyên gia thuộc các Trường Đại học Chuo, Hokkaido và chuyên gia JICA – Nhật Bản do Ông Tadashi Yamada – Giáo sư Trường Đại học Chuo làm trưởng đoàn. Cùng tham dự buổi làm việc có GS.TS. Tăng Đức Thắng – nguyên Viện trưởng, GS.TS. Lê Mạnh Hùng - nguyên Viện trưởng, lãnh đạo Phòng HTQT, lãnh đạo Phòng Kế hoạch và lãnh đạo các đơn vị chuyên môn thuộc Viện.
Chiều ngày 27/7/2022, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam (SIWRR) và Công ty TNHH Vật liệu Xây dựng Kiến Hoa -Long An (JHJC) về việc hợp tác ứng dụng công nghệ bê tông đúc sẵn trong lĩnh vực Thủy lợi.
Ngày 12 tháng 9 năm 2019, Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam phối hợp cùng trường đại học Ludwig - Maximillians University (LMU) đồng tổ chức hội thảo khởi động dự án “Các quyết định cho thiết kế lộ trình thích ứng và phát triển tích hợp, đánh giá và quản trị các biện pháp giảm thiểu rủi ro do ngập lụt gây ra trong quá trình chuyển đổi từ nông thôn sang đô thị”.
Ngày 07 tháng 6 năm 2019, Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam đã phối hợp với Quỹ Quốc tế bảo vệ thiên nhiên (World Wide Fund for Nature – WWF) tổ chức Hội thảo Quốc tế nhằm thảo luận về: “Vai trò của trầm tích và dòng chảy/vận chuyển dinh dưỡng trong phục hồi rừng ngập mặn: kinh nghiệm từ một số vùng đồng bằng ở Châu Phi, Châu Mỹ và Châu Á”.
Climate change risk assessment and adaptation for loss and damage of urban transportation infrastructure in Southeast Asia
Ngày 20 tháng 3 năm 2019, Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam đã tổ chức Hội thảo Quốc tế nhằm thảo luận các kịch bản phát triển Đồng bằng sông Cửu Long trong quá khứ, hiện tại và tương lai.
Ngày 26/01/2018 tại Thành phố Hồ Chí Minh, Cơ quan Phát triển Pháp AFD,  Liên minh Châu Âu EU và Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam đã đồng tổ chức Hội thảo quốc tế tổng kết Dự án Nghiên cứu quá trình xói lở vùng ven biển hạ lưu sông Mê Công (LMDCZ) và các biện pháp bảo vệ vùng ven biển Gò Công và U Minh.
26 tin/bài
trước12sau
Liên kết web