Khoa học
công nghệ thủy lợi
phục vụ
phát triển bền vững
Tin nổi bật
Mời tham gia khảo sát Dự án “Trao quyền thay đổi: Tiếp cận toàn diện để hành động vì khí hậu, phát triển bền vững và chuyển đổi hành vi dành cho nữ học giả tại TP. Hồ Chí Minh” Diễn đàn "Nâng cao năng lực cộng đồng trong phòng chống thiên tai vùng Đồng bằng sông Cửu Long" được tổ chức tại Cần Thơ Video giới thiệu dự án IODA_LMB: “Đánh giá tích hợp khả năng tiếp cận nước sinh hoạt của các cộng đồng dễ bị tổn thương ở Hạ lưu sông Mekong” Hoạt động Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam (20/10/1930 – 20/10/2024) và 14 năm Ngày Phụ nữ Việt Nam (20/10/2010 – 20/10/2024). Hội thảo cuối kỳ Đề tài khoa học cấp Tỉnh: Nghiên cứu xâm nhập mặn nhằm đề xuất các giải pháp nâng cấp và hiện đại hóa hệ thống hạ tầng thủy lợi phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tiền Giang Hội thảo khoa học Đề tài KHCN cấp Bộ: Nghiên cứu dự báo xâm nhập mặn và nguồn nước thời hạn dài phục vụ sản xuất và dân sinh vùng đồng bằng sông Cửu Long Nhiều hoạt động ý nghĩa hướng về biên giới Tân Châu Lễ công bố Quyết định và trao tặng bằng Tiến sĩ đợt 1 năm 2024 tại Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam Hội thao viên chức, người lao động - Kỷ niệm 46 năm thành lập Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam Hội thảo khoa học Đề tài KHCN cấp Bộ: Nghiên cứu giải pháp, công nghệ tích trữ nước phân tán phục vụ vùng cây ăn quả vùng Đồng bằng Sông Cửu Long.
Tin tức > Tin tổng hợp

09:51' 19/10/2005 (GMT+7)

(VietNamNet) Nếu lướt qua các trang web của Mỹ nói về cơn bão Katrina, bạn sẽ thấy một công nghệ được ứng dụng trong suốt hành trình của cơn bão. Đó là GIS (GIS - Geography Information System). Công nghệ này đã mô tả bản chất, dự báo đường đi, phạm vi ảnh hưởng và giúp khá nhiều trong việc giải quyết hậu quả sau cơn bão. Nó có thể được ứng dụng tại Việt Nam?

Dự đoán, giảm thiểu thiên tai

GIS - Geography Information System hay "Hệ thống thông tin địa lý" ban đầu được hiểu đơn giản là một cuộc “hôn nhân” tuyệt vời giữa CNTT và ngành khoa học Địa Lý. Nhưng với sự phát triển và tính đa năng của GIS ngày nay công nghệ này có một khái niệm rộng hơn rất nhiều. Bằng cách tích hợp các thông tin về Tự nhiên, Kinh tế-xã hội và nhiều thông tin khác người sử dụng có thể cho ra những “sản phẩm” tuỳ theo yêu cầu của mình.

images790106_Mohinhhoa_nhietdo1.jpg

Một hệ thống GIS - thể hiện mô hình nhiệt độ trên diện rộng.

GIS đã xuất hiện trên thế giới từ rất lâu và được các nước phát triển ứng dụng triệt để trong mọi lĩnh vực của cuộc sống. Từ một vài công cụ bản đồ trực tuyến GIS của GoogleEarth (www.earth.google.com.vn) chẳng hạn, bạn có thể quan sát cả quả địa cầu và zoom cận đến từng đường đi tới các siêu thị ở NewYork, chỉ đường cho bạn đến bất kỳ nơi nào trong các thành phố của nước Mỹ. hay ngắm tháp Effel của Paris...

Tuy nhiên, chúng tôi muốn đề cập trước hết đến ứng dụng của GIS trong việc phòng chống thiên tai và các thảm hoạ thiên nhiên nói chung - đây là một ứng dụng của GIS trong ngành khí tượng thuỷ văn. Trên Internet có nhiều nghiên cứu về ứng dụng GIS trong việc xây dựng bản đồ ngập lụt hay dự báo ngập lụt. Bạn có  thể  tham khảo  tại :

http://www.gisdevelopment.net/application/natural_hazards/floods/ma03138.htm hoặc http://www.gisdevelopment.net/aars/acrs/1999/ts14/ts14106.shtml.

Tại sao Việt Nam là một nước luôn bị thiên tai đe doạ, ngập lụt hàng năm, thiệt hại nhiều về người và của mà chưa thấy có ứng dụng một cách cụ thể hay phổ biến công nghệ này như trên Thế giới?

Thực tế công nghệ GIS có quá cao siêu? Quá phức tạp? Hay chỉ là một công nghệ phổ thông và đa năng có thể ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, mỗi người dân đều có thể tiếp cận, sử dụng dễ dàng?

Từ lâu, các hội thảo về GIS tại Việt Nam đã chỉ ra rằng việc ứng dụng rộng rãi GIS ở nước ta sẽ có lợi ích vô cùng to lớn và mang tính cấp thiết. Một trong những minh chứng rõ ràng nhất là những hậu quả của bão số 7 và lũ quét tại Văn Chấn (Yên Bái).

Chẳng hạn, một bản đồ GIS được lập tại vùng núi Yên Bái sẽ xác định được các yếu tố như mức độ rừng bị phá, độ dốc, diện tích của các sườn núi... Từ các thông tin này, máy tính có thể tính toán, dự đoán ra những khu vực có nguy cơ sạt lở đất, bị lũ quét cao, ước tính được với lưu lượng mưa bao nhiêu, thời gian bao lâu thì có nguy cơ xảy ra lũ quét. Từ các dự đoán đó, địa phương sẽ có thể di dời các khu dân cư ra khỏi vùng nguy hiểm, hoặc dự báo sớm về các khả năng thiên tai xảy ra.

GIS - Công nghệ số phổ thông và đa năng

Không chỉ trong phòng tránh thiên tai, GIS còn là một công nghệ số đa năng với những ứng dụng to lớn trong nhiều lĩnh vực và hoạt động đời sống.

Hệ thống GIS thành phố Hà Nội và các thành phố lớn không bao lâu nữa sẽ trở thành quen thuộc với mỗi người dân Việt Nam?!

Bạn đã bao giờ tưởng tượng nếu bạn sắp đến thăm Hà Nội nhưng bạn chưa biết phải đến những nơi nào, bằng phương tiện gì? Khi đó bạn chỉ cần nhấn chuột, máy tính sẽ cho bạn một bản đồ trực tuyến Hà Nội, bạn có thể tìm thấy và biết đầy đủ thông tin những điểm bạn cần đến và máy tính cũng sẽ lựa chọn cho bạn nên đi phương tiện nào và lịch trình tuyến đường v.v... Điều đó vốn đã quá quen thuộc ở các thành phố châu Âu và không bao lâu nữa sẽ trở thành quen thuộc tại Việt Nam.

GIS có mặt ở hầu hết các lĩnh vực khoa học công nghệ và đời sống xã hội từ những thập kỷ 70 của thế kỷ trước. Công nghệ này không mới trên thế giới cũng như ở Việt nam, nhưng việc biết đến và ứng dụng nó một cách phổ thông thì còn nhiều hạn chế.

Trong lĩnh vực môi trường GIS dùng để phân tích, mô hình hóa các tiến trình xói mòn đất, sư lan truyền ô nhiễm trong môi trường khí hoặc nước.

Trong Nông nghiệp GIS là công cụ đắc lực trong giám sát thu hoạch, quản lý sử dụng đất, dự báo về hàng hoá, nghiên cứu về đất trồng, kế hoạch tưới tiêu, kiểm tra nguồn nước.

Trong lĩnh vực tài chính, GIS đã từng được áp dụng cho việc xác định vị trí những chi nhánh mới của Ngân hàng. Hiện nay việc sử dụng GIS đang tăng lên trong lĩnh vực này, nó là một công cụ đánh giá rủi ro và mục đích bảo hiểm, xác định với độ chính xác cao hơn những khu vực có độ rủi ro lớn nhất hay thấp nhất.

Ngoại trừ những ứng dụng trong lĩnh vực đánh giá, quản lý mà GIS hay được dùng, nó còn có thể áp dụng trong lĩnh vực y tế. Ví dụ: chỉ ra được lộ trình nhanh nhất giữa vị trí hiện tại của xe cấp cứu và bệnh nhân cần cấp cứu, dựa trên cơ sở dữ liệu giao thông. GIS cũng có thể được sử dụng như là một công cụ nghiên cứu dịch bệnh để phân tích nguyên nhân bộc phát và lây lan bệnh tật trong cộng đồng.

Đối với các nhà quản lý địa phương việc ứng dụng GIS rất hiệu quả, bởi vì sử dụng dữ liệu không gian nhiều nhất. Tất cả các cơ quan của chính quyền địa phương có thể có lợi từ GIS, nó có thể được sử dụng trong việc tìm kiếm và quản lý thửa đất, thay thế cho việc hồ sơ giấy tờ hiện hành. Cán bộ địa phương cũng có thể sử dụng GIS trong việc bảo dưỡng nhà cửa và đường giao thông. GIS còn được sử dụng trong các trung tâm điều khiển và quản lý các tình huống khẩn cấp.

Trong lĩnh vực vận tải, điện, gas, điện thoại.. ứng dụng GIS linh hoạt nhất, GIS được dùng để xây dựng những cơ sở dữ liệu, là nhân tố của chiến lược công nghệ thông tin của các công ty trong lĩnh vự này.

images789558_hurricanekatrina_nws2_lg1.jpg

Trên một hệ thống GIS về cơn báo Catrina có đầy đủ các yếu tố để phân tích xu hướng hoạt động, ảnh hưởng tiếp theo...

Một ví dụ cụ thể nhất là trong trận bão Katrina vừa qua tại Mỹ, công nghệ GIS đã được sử dụng trong nghiên cứu về bão, mô hình hoá, dự báo và đặc biệt trong việc giải quyết hậu quả sau cơn bão. Bạn có thể biết chi tiết hơn về tính đa năng của công nghệ này tại một số trang Web: http://www.Esri.com hoặc http://www.gis.com.

Tại Việt nam, GIS  cũng đã được áp dụng từ lâu và trong nhiều lĩnh vực. Trước đây GIS hầu như chỉ được ứng dụng tại các Viện, Trung tâm nghiên cứu hoặc trường Đại học. Nhưng hiện nay GIS đã bắt đầu được phổ biến trong nhiều lĩnh vực đời sống vì việc học và sử dụng công nghệ này đơn giản như bất kỳ một chuơng trình phần mềm phổ thông nào mà chúng ta đang sử dụng. Một trong những nơi có đào tạo sử dụng công nghệ này tại Việt Nam là công ty VidaGIS (http://www.vidagis.com), nhiều cơ quan ban ngành, địa phương có nghiên cứu và ứng dụng GIS như Trường ĐHKHTN TPHCM, Bộ KHCN, Bộ tài nguyên môi trường... Chắc chắn không lâu nữa, GIS sẽ trở thành một phần không thể thiếu cho nhu cầu sử dụng của mỗi người dân.

Có thể xem thêm chi tiết tại một số website chuyên đào tạo, nghiên cứu về GIS của thế giới và Việt Nam:

 www.esri.com ; www.gisworld.com ; www.gis.com ; www.vidagis.com ; www.nea.gov.vn ...

 Theo Vietnamnet
Liên kết web