Khoa học
công nghệ thủy lợi
phục vụ
phát triển bền vững
Tin nổi bật
Diễn đàn "Nâng cao năng lực cộng đồng trong phòng chống thiên tai vùng Đồng bằng sông Cửu Long" được tổ chức tại Cần Thơ Video giới thiệu dự án IODA_LMB: “Đánh giá tích hợp khả năng tiếp cận nước sinh hoạt của các cộng đồng dễ bị tổn thương ở Hạ lưu sông Mekong” Hoạt động Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam (20/10/1930 – 20/10/2024) và 14 năm Ngày Phụ nữ Việt Nam (20/10/2010 – 20/10/2024). Hội thảo cuối kỳ Đề tài khoa học cấp Tỉnh: Nghiên cứu xâm nhập mặn nhằm đề xuất các giải pháp nâng cấp và hiện đại hóa hệ thống hạ tầng thủy lợi phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tiền Giang Hội thảo khoa học Đề tài KHCN cấp Bộ: Nghiên cứu dự báo xâm nhập mặn và nguồn nước thời hạn dài phục vụ sản xuất và dân sinh vùng đồng bằng sông Cửu Long Nhiều hoạt động ý nghĩa hướng về biên giới Tân Châu Lễ công bố Quyết định và trao tặng bằng Tiến sĩ đợt 1 năm 2024 tại Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam Hội thao viên chức, người lao động - Kỷ niệm 46 năm thành lập Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam Hội thảo khoa học Đề tài KHCN cấp Bộ: Nghiên cứu giải pháp, công nghệ tích trữ nước phân tán phục vụ vùng cây ăn quả vùng Đồng bằng Sông Cửu Long. Cần làm tốt công tác dự báo sạt lở bờ biển, kiên quyết di dời dân cư ra khỏi vùng xung yếu
Tin tức > Tin tổng hợp
Vinh danh 62 'nhà khoa học của nhà nông' 2022
Chương trình vinh danh "Nhà khoa học của nhà nông" lần thứ 4 được tổ chức sáng 10/12 tại Hà Nội. Chương trình do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam chủ trì phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, thực hiện.

Các tác giả được tôn vinh là trí thức, nhà khoa học, sáng chế không chuyên có nghiên cứu sáng tạo ứng dụng góp phần phát triển kinh tế, cải thiện đời sống.

Chương trình vinh danh "Nhà khoa học của nhà nông" lần thứ 4 được tổ chức sáng 10/12 tại Hà Nội. Chương trình do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam chủ trì phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, thực hiện.

Tiêu chí xét chọn dựa trên đóng góp công trình nghiên cứu, giải pháp sáng tạo, sản phẩm công nghệ được ứng dụng rộng rãi và mang nhiều lợi ích cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và người nông dân.

Trong số 62 tác giả được vinh danh lần này, người trẻ nhất là anh Nguyễn Văn Huỳnh (29 tuổi), dân tộc Tày, Giám đốc Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Huỳnh Phát (Yên Bái) với giải pháp bếp bình đun nóng lạnh tận dụng nhiệt thừa. Bếp đun củi nóng lạnh Huỳnh Phát sử dụng thay bình nóng lạnh điện, gas, bình năng lượng mặt trời, phù hợp ở nông thôn, với các hộ gia đình còn sử dụng chất đốt bằng củi, rơm rạ, mùn cưa, vỏ trấu, chất đốt bằng thực vật. Giải pháp giúp tiết kiệm điện, gas, chất đốt và không cần bổ nhỏ củi. Hiện có 18 đại lý kinh doanh bếp tại các tỉnh thành trong khu vực Đông Bắc và Tây Bắc, nhiều địa phương tại tỉnh Yên Bái với hơn 8.000 khách hàng sử dụng.

Người cao tuổi nhất là ông Lê Thanh Liêm (75 tuổi) đến từ Tây Ninh). Ông Liêm đã nghiên cứu và thực hiện thành công quy trình sản xuất nấm mối đen hữu cơ, đưa vào quy trình sản xuất nâng cao chất lượng sản phẩm, giá trị kinh tế, tạo thành vùng sản xuất nấm để nâng cao thu nhập và xóa đói giảm nghèo bền vững cho nông dân.

Chia sẻ với VnExpress, ông Liêm xúc động: "Tôi rất vinh dự và phấn khởi khi được đóng góp một phần công sức cho sự phát triển của nông thôn mới". Ông Liêm cho biết gắn bó và đam mê nghiên cứu, mong muốn tìm tòi sáng tạo để giúp đỡ xoá đói giảm nghèo cho bà con nông dân.

 

Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt (phải) và ông Lê Quang Huy, Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học, công nghệ môi trường của Quốc hội (trái) trao chứng nhận giải thưởng cho ông Lê Thanh Liêm. Ảnh: Tùng Đinh

 

Trong số các tác giả được vinh danh có 9 đại biểu nữ và 54 nam, và có 20 nhà khoa học có học vị tiến sĩ, 2 người là giáo sư.

Đặc biệt, chương trình có những "nhà khoa học chân đất", họ là những nông dân có đam mê nghiên cứu, sáng tạo và đã có những sáng chế, cải tiến công cụ, máy móc. Trong số này có ông Nguyễn Đình Thường, chủ trang trại khai thác và chăn nuôi thủy hải sản, tỉnh Thái Bình. Ông Thường chế tạo thành công máy bắt ngao tự động, phục vụ những bãi nuôi ngao ngập nước, hoặc những bãi nuôi ngao thời gian cạn rất ngắn. Máy cũng thiết kế có thể bắt ngao được cả ở những bãi cao giúp ngư dân tiết kiệm kinh phí, không tốn sức lao động, cho năng suất thu hoạch cao.

Bày tỏ niềm vinh dự, ông Nguyễn Trần Văn (Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu) hào hứng chia sẻ kết quả thực hiện thành công đưa cây sâm Lai Châu trồng dưới mái che. Nghiên cứu góp phần trong bảo tồn, nhân giống sâm quý Lai Châu; trồng thử nghiệm giống sâm Ngọc Linh tại bản Mao Xà Phìn, xã Xà Dề Phìn, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu.

 

Các cá nhân trên bục vinh danh "Nhà khoa học của nhà nông". Ảnh: Tùng Đinh

 

Phát biểu tại sự kiện, bà Bùi Thị Thơm, Phó Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Trưởng ban tổ chức, cho biết danh hiệu "Nhà khoa học của nhà nông" hướng tới tri ân của nông dân Việt Nam đối với nhà khoa học được vinh danh. 62 cá nhân nhà khoa học của nhà nông và 12 nông dân nhận giải sáng tạo kỹ thuật nhà nông là những gương điển hình tiên tiến cho sáng tạo, trí tuệ và cống hiến to lớn cho sự phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Bà mong muốn các cá nhân được vinh danh sẽ tiếp tục góp phần thay đổi tư duy sản xuất kinh tế nông nghiệp, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, đồng thời mong muốn nhiều nhà khoa học gắn bó với nông dân. Trải qua 4 lần tổ chức kể từ năm 2018, đến nay chương trình đã vinh danh 245 cá nhân.

PGS.TS. Trần Bá Hoằng - Viện trưởng, Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam cũng được vinh danh trong lần thứ 4 'nhà khoa học của nhà nông' 2022.

 Một số hình ảnh tại buổi Lễ:

 

                                                                               Theo nguồn: Như Quỳnh (vnexpress.net)

Các tin tổng hợp khác
Công tác dự báo là giải pháp mềm cần được thúc đẩy trong phòng, chống thiên tai.
Sáng 11/8, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang dẫn đầu đoàn công tác của Trung ương đi khảo sát thực tế và làm việc với tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau về tình hình sạt lở, sụt lún bờ biển, bờ sông.
Quan điểm phát triển thủy lợi vùng ĐBSCL là phục vụ chuyển đổi tư duy sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp. Lấy tài nguyên nước là yếu tố cốt lõi, nước ngọt, nước mặn, nước lợ đều là tài nguyên. Tôn trọng quy luật tự nhiên, phù hợp với điều kiện thực tế, chủ động sống chung với lũ, nước lợ, nước mặn. Tổ chức chủ động “hành động sớm” các kịch bản ứng phó.
Vào hồi 8h30' sáng nay, 27/3/2024, tại thành phố Cần Thơ, Báo Tiền Phong phối hợp với Trường Đại học Cần Thơ tổ chức “Hội thảo Sống chung với hạn, mặn vùng Đồng bằng sông Cửu Long”.
Sáng ngày 4/10/2023, Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam đã tổ chức Hội thảo tổng kết cụm nhiệm vụ “Nghiên cứu bảo vệ bờ biển khu vực đồng bằng sông Cửu Long”.
Sáng 3/10/2023, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã tổ chức “Hội thảo khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo lĩnh vực thủy lợi và phòng chống thiên tai”
Các địa phương miền Tây đang tập trung bảo vệ hàng triệu ha vụ lúa Đông Xuân, cây ăn quả... Trước diễn biến hạn mặn đến sớm, diễn biến phức tạp như năm 2016.
Sáng 14-9, tại TP Cần Thơ đã diễn ra "Hội nghị sơ kết sản xuất trồng trọt vụ hè thu, thu đông mùa 2023, triển khai kế hoạch sản xuất vụ đông xuân 2023 - 2024 vùng Đồng bằng sông Cửu Long". Hội nghị do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức.
Tọa đàm 'Quản lý Cát bền vững ở ĐBSCL và Giải pháp nào cho tình trạng khan hiếm cát dưới góc nhìn chuyên gia và truyền thông' diễn ra hôm nay, 19/12, tại Cần Thơ.
Báo Nông nghiệp Việt Nam trân trọng giới thiệu những chia sẻ đặc biệt của Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp nhằm phần nào phác họa bức tranh thủy lợi Việt Nam.
Trung bình mỗi năm ĐBSCL mất khoảng 500ha đất, trong 3 năm (2018–2020) thiệt hại hơn 200 tỷ đồng do sạt lở tại An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Vĩnh Long và Cà Mau. 
Chiều 31/10, Quốc hội tiếp tục tiến hành thảo luận tại hội trường việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016-2021, các thành viên Chính phủ tiếp tục phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu
Ngày 12-13/10/2022, đoàn công tác của Bộ NN-PTNT đã có chuyến khảo sát và làm việc với tỉnh Bến Tre về tình hình phát triển kinh tế nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Chiều ngày 7/10, tại TP. Hồ Chí Minh, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đã tổ chức Hội thảo lấy ý kiến về dự thảo Luật tài nguyên nước (sửa đổi) nhằm lấy ý kiến các Bộ, ban, ngành trung ương, các chuyên gia trong nước và quốc tế, các địa phương, các doanh nghiệp thuộc khu vực phía Nam về các định hướng xây dựng Luật tài nguyên nước sửa đổi, cũng như các nội dung cụ thể của Dự thảo Luật. Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Công Thành và Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Quốc hội Nguyễn Thị Lệ Thủy đồng chủ trì Hội thảo.
Để việc chống ngập úng đạt được hiệu quả cao nhất, TP.HCM đang rà soát để tích hợp Quy hoạch thủy lợi chống ngập úng vào quy hoạch chung về kinh tế, xã hội.
167 tin/bài
Liên kết web