Khoa học
công nghệ thủy lợi
phục vụ
phát triển bền vững
Tin nổi bật
Mời tham gia khảo sát Dự án “Trao quyền thay đổi: Tiếp cận toàn diện để hành động vì khí hậu, phát triển bền vững và chuyển đổi hành vi dành cho nữ học giả tại TP. Hồ Chí Minh” Diễn đàn "Nâng cao năng lực cộng đồng trong phòng chống thiên tai vùng Đồng bằng sông Cửu Long" được tổ chức tại Cần Thơ Video giới thiệu dự án IODA_LMB: “Đánh giá tích hợp khả năng tiếp cận nước sinh hoạt của các cộng đồng dễ bị tổn thương ở Hạ lưu sông Mekong” Hoạt động Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam (20/10/1930 – 20/10/2024) và 14 năm Ngày Phụ nữ Việt Nam (20/10/2010 – 20/10/2024). Hội thảo cuối kỳ Đề tài khoa học cấp Tỉnh: Nghiên cứu xâm nhập mặn nhằm đề xuất các giải pháp nâng cấp và hiện đại hóa hệ thống hạ tầng thủy lợi phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tiền Giang Hội thảo khoa học Đề tài KHCN cấp Bộ: Nghiên cứu dự báo xâm nhập mặn và nguồn nước thời hạn dài phục vụ sản xuất và dân sinh vùng đồng bằng sông Cửu Long Nhiều hoạt động ý nghĩa hướng về biên giới Tân Châu Lễ công bố Quyết định và trao tặng bằng Tiến sĩ đợt 1 năm 2024 tại Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam Hội thao viên chức, người lao động - Kỷ niệm 46 năm thành lập Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam Hội thảo khoa học Đề tài KHCN cấp Bộ: Nghiên cứu giải pháp, công nghệ tích trữ nước phân tán phục vụ vùng cây ăn quả vùng Đồng bằng Sông Cửu Long.
Tin tức > Tin tổng hợp

Các đập nước mới được mong đợi tạo ra nguồn điện rẻ hơn và tăng cường tưới tiêu đang phá hủy nghiêm trọng nguồn nước và gây ra các thiệt hại về kinh tế và môi trường, báo cáo của một nhóm môi trường hàng đầu cho biết hôm nay 14-11.

anhdapnuoc.jpg

WFF cảnh báo các đập nước đang tàn phá nguồn nước cũng như gây ra các thiệt hại về kinh tế và môi trường

Báo cáo do Quỹ Quốc tế về Bảo vệ thiên nhiên (WWF) công bố lưu ý các đập nước mới có thể phá hủy các khu vực đầm lầy, nơi có tác dụng giữ nước như các miếng xốp và không thể được tái tạo bởi hoạt động dự trữ nhân tạo của con người.

“Các con sông nhỏ trên toàn thế giới và các cộng đồng dân cư phụ thuộc vào chúng đang phải đối mặt với các nguy cơ nguồn nước bị phá hủy, các thiệt hại về kinh tế và môi trường”, WWF cho biết trong bản báo cáo đánh giá các thiệt hại môi trường của 6 dự án đập nước lớn trên khắp thế giới.

Các đập nước sẽ gây ngập các thung lũng, phá hủy các ngư trường và đang đe dọa gây nguy hiểm cho các loài như mèo rừng Iberi và báo đốm Mỹ, những loài có môi trường sống tự nhiên ở các thung lũng đang có nguy cơ bị nhận chìm dưới nước.

Tại Belize, một đập nước trị giá 30 triệu USD đã được xây dựng để giảm nhập khẩu điện, nhưng người dân địa phương chỉ chứng kiến giá cả tăng vọt khi nó hoàn thành. Nó cũng làm ngập 1.000 ha rừng mưa nhiệt đới.

Trong khi đó, tại Iceland, một dự án khác được cho là sẽ làm ngập lụt hàng trăm địa điểm trú ẩn của loài ngỗng chân hồng quý hiếm và phá hủy một số khu vực sinh sống của bầy tuần lộc duy nhất của Iceland.

Tại Lào, khoảng 5.700 dân làng sẽ phải tìm nơi tái định cư do một dự án đập nước được tài trợ bởi Ngân hàng thế giới. Ít nhất 50.000 người sống dựa vào con sông nơi xây đập nước này cũng sẽ bị ảnh hưởng khi dòng nước bị làm chuyển hướng.

“Đây không phải là thời kỳ hoàng kim của khoa học như những năm 1950 khi các đập nước được xem như là dấu hiệu của sự phát triển. Chúng ta biết rằng các đập nước có thể gây nhiều thiệt hại, và chúng ta phải xem xét vấn đề này”, Jamie Pittock thuộc WWF nói.

Theo AP

Liên kết web