Khoa học
công nghệ thủy lợi
phục vụ
phát triển bền vững
Tin nổi bật
Mời tham gia khảo sát Dự án “Trao quyền thay đổi: Tiếp cận toàn diện để hành động vì khí hậu, phát triển bền vững và chuyển đổi hành vi dành cho nữ học giả tại TP. Hồ Chí Minh” Diễn đàn "Nâng cao năng lực cộng đồng trong phòng chống thiên tai vùng Đồng bằng sông Cửu Long" được tổ chức tại Cần Thơ Video giới thiệu dự án IODA_LMB: “Đánh giá tích hợp khả năng tiếp cận nước sinh hoạt của các cộng đồng dễ bị tổn thương ở Hạ lưu sông Mekong” Hoạt động Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam (20/10/1930 – 20/10/2024) và 14 năm Ngày Phụ nữ Việt Nam (20/10/2010 – 20/10/2024). Hội thảo cuối kỳ Đề tài khoa học cấp Tỉnh: Nghiên cứu xâm nhập mặn nhằm đề xuất các giải pháp nâng cấp và hiện đại hóa hệ thống hạ tầng thủy lợi phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tiền Giang Hội thảo khoa học Đề tài KHCN cấp Bộ: Nghiên cứu dự báo xâm nhập mặn và nguồn nước thời hạn dài phục vụ sản xuất và dân sinh vùng đồng bằng sông Cửu Long Nhiều hoạt động ý nghĩa hướng về biên giới Tân Châu Lễ công bố Quyết định và trao tặng bằng Tiến sĩ đợt 1 năm 2024 tại Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam Hội thao viên chức, người lao động - Kỷ niệm 46 năm thành lập Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam Hội thảo khoa học Đề tài KHCN cấp Bộ: Nghiên cứu giải pháp, công nghệ tích trữ nước phân tán phục vụ vùng cây ăn quả vùng Đồng bằng Sông Cửu Long.
Tin tức > Tin tổng hợp
1129812870.jpg

Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã đưa vào ứng dụng công nghệ Stabiplage (công nghệ của Pháp) trong việc chống xói lở và xâm thực bờ biển. Sau một thời gian ứng dụng, công nghệ Stabiplage đã đáp ứng tốt các yêu cầu đề ra đối với bờ biển bị xói lở, với nhiều ưu điểm vượt trội. Sự thành công này đã mở ra hướng đi mới trong việc chống xói lở bờ biển không chỉ đối với tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, mà còn cho nhiều địa phương khác trong cả nước.

Nguyên lý hoạt động của công nghệ Stabiplage là thu giữ, tích tụ và duy trì tại chỗ các trầm tích, không chống lại thiên nhiên mà trợ giúp thiên nhiên thông qua hoạt động thuỷ động lực học ven biển và dịch chuyển trầm tích vào dọc bờ, từ đó tạo ra các trao đổi ổn định động lực các khu vực xói lở cần được xử lý.

Quá trình hoạt động của các Stabiplage với kích thước thích hợp cho phép sóng vượt qua trầm tích và cát, nhưng trích lại một lượng cát trong dịch chuyển ven bờ. Theo đó, lượng cát thu giữ được tích tụ dần dọc theo công trình, sau đó ổn định và nâng dần độ cao bãi biển để bồi đắp, tái tạo bãi biển.

Với 156 km bờ biển, Bà Rịa - Vũng Tàu hiện có 6 khu vực bờ biển cửa sông bị xói lở và bồi lấp mạnh, đó là bãi Thuỳ Vân, bãi Paradise, cửa Lấp, cửa Lộc An, Hồ Chàm, Bình Châu. Trong những năm qua, địa phương đã áp dụng nhiều biện pháp khắc phục, nhưng không hiệu quả. Một số công trình kè xây dựng đã bị sập đổ hoàn toàn, một số công trình nạo vét luồng lạch đã nhanh chóng bị lấp đầy. Nhưng kể từ khi ứng dụng công nghệ Stabiplage chống xói ở cửa Lộc An (huyện Đất Đỏ) đã cho kết quả rất khả thi.

Trên thực tế, công nghệ Stabiplage đã được Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thực hiện từ năm 2003. Nhận thấy công nghệ này thích hợp với việc bảo vệ vùng ven biển của tỉnh, nên Sở Khoa học và Công nghệ Bà Rịa - Vũng Tàu đã phối hợp với Công ty Espace Pur (Pháp) nghiên cứu và lập dự án khả thi triển khai thi công công trình thí điểm ứng dụng công nghệ Stabiplage để chống xói lở ở cửa Lộc An (huyện Đất Đỏ), một trong những khu vực bị xâm thực, xói lở nghiêm trọng nhất trong nhiều năm qua.

Công trình thí điểm tại Lộc An được thực hiện với 8 Stabiplage đặt vuông góc với đường bờ biển (kiểu mỏ hàn), tiếp đến là các công việc như xây dựng ranh giới thi công tại công trường, xác định các vị trí lắp đặt công trình Stabiplage với các thiết bị định vị và các điểm chuẩn, tạo đường hào để đặt Stabiplage và các neo, triển khai trải ống Stabiplage theo hào, định vị các công trình bằng máy laser, lắp hệ thống bơm nước và cát (máy bơm nước có công suất lớn và áp lực cao), sau đó phun cát đầy các công trình Stabiplage tạo thành những con lươn sẵn sàng hoạt động.

Công trình được lắp đặt từ giữa tháng 6/2005 đến cuối tháng 7/2005 và đầu tháng 8 được nghiệm thu để chính thức đi vào hoạt động. Các chuyên gia của Sở Khoa học và Công nghệ Bà Rịa - Vũng Tàu cho rằng, ứng dụng công nghệ Stabiplage chống xói lở bờ biển của địa phương là dự án thí điểm đầu tiên ở Việt Nam. Ngay sau khi hoàn thành, công trình bước đầu đã phát huy được hiệu quả với những ưu điểm cơ bản là không gây tác động xấu đến môi trường. Ưu điểm thứ hai khi ứng dụng công nghệ này là thời gian thực hiện giảm đáng kể so với các công trình cứng, trong khi giá thành rẻ, thi công đơn giản, công trình lại không cần phải bảo trì nên thiết kiệm nhân công. Đặc biệt, công trình không chỉ có tác dụng chống xói lở, mà còn tạo nên bãi bồi với cảnh quan thiên nhiên mới. Ngoài ra, việc ứng dụng công nghệ Stabiplage không gây biến động bất thường, không làm xói lở các khu vực thuộc hạ lưu và chân công trình

Theo Đầu tư, Số 124

Liên kết web