Khoa học
công nghệ thủy lợi
phục vụ
phát triển bền vững
Tin nổi bật
Diễn đàn "Nâng cao năng lực cộng đồng trong phòng chống thiên tai vùng Đồng bằng sông Cửu Long" được tổ chức tại Cần Thơ Video giới thiệu dự án IODA_LMB: “Đánh giá tích hợp khả năng tiếp cận nước sinh hoạt của các cộng đồng dễ bị tổn thương ở Hạ lưu sông Mekong” Hoạt động Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam (20/10/1930 – 20/10/2024) và 14 năm Ngày Phụ nữ Việt Nam (20/10/2010 – 20/10/2024). Hội thảo cuối kỳ Đề tài khoa học cấp Tỉnh: Nghiên cứu xâm nhập mặn nhằm đề xuất các giải pháp nâng cấp và hiện đại hóa hệ thống hạ tầng thủy lợi phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tiền Giang Hội thảo khoa học Đề tài KHCN cấp Bộ: Nghiên cứu dự báo xâm nhập mặn và nguồn nước thời hạn dài phục vụ sản xuất và dân sinh vùng đồng bằng sông Cửu Long Nhiều hoạt động ý nghĩa hướng về biên giới Tân Châu Lễ công bố Quyết định và trao tặng bằng Tiến sĩ đợt 1 năm 2024 tại Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam Hội thao viên chức, người lao động - Kỷ niệm 46 năm thành lập Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam Hội thảo khoa học Đề tài KHCN cấp Bộ: Nghiên cứu giải pháp, công nghệ tích trữ nước phân tán phục vụ vùng cây ăn quả vùng Đồng bằng Sông Cửu Long. Cần làm tốt công tác dự báo sạt lở bờ biển, kiên quyết di dời dân cư ra khỏi vùng xung yếu
Tin tức > Tin tổng hợp
Đồng bằng sông Cửu Long năm 2023-2024: Dự báo lũ nhỏ, mùa mưa kết thúc sớm
Sáng 14-9, tại TP Cần Thơ đã diễn ra "Hội nghị sơ kết sản xuất trồng trọt vụ hè thu, thu đông mùa 2023, triển khai kế hoạch sản xuất vụ đông xuân 2023 - 2024 vùng Đồng bằng sông Cửu Long". Hội nghị do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức.

Dự báo mưa chỉ tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long trong tháng 9 và tháng 10, mùa mưa kết thúc sớm vào giữa tháng 11. Vì vậy, xâm nhập mặn ở vùng này cũng được dự báo sẽ đến sớm.

Sáng 14-9, tại TP Cần Thơ đã diễn ra "Hội nghị sơ kết sản xuất trồng trọt vụ hè thu, thu đông mùa 2023, triển khai kế hoạch sản xuất vụ đông xuân 2023 - 2024 vùng Đồng bằng sông Cửu Long". Hội nghị do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức.

Lũ năm 2023 ở Đồng bằng sông Cửu Long là lũ nhỏ

Tại hội nghị, ông Trần Bá Hoằng - viện trưởng Viện Khoa học thủy lợi Miền Nam - đã có báo cáo đánh giá tình hình nguồn nước trong sản xuất vụ đông xuân 2023 - 2024 và khuyến cáo các giải pháp sử dụng nước hiệu quả tại các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Theo ông Hoằng, dự báo tổng lượng mưa năm 2023 khoảng 1.350mm, chỉ cao hơn 1% so với năm 2015 (năm hạn hán khốc liệt) và thiếu hụt khoảng 13% so với trung bình nhiều năm.

Từ kết quả của dự báo mưa, dự báo dòng chảy và tích lũy nước từ các hồ chứa ở khu vực thượng lưu, dự báo mùa lũ năm nay ở Đồng bằng sông Cửu Long là lũ nhỏ, diễn ra vào cuối tháng 9, đầu tháng 10.

Về xâm nhập mặn, dự báo mùa khô năm 2023 xâm nhập mặn xuất hiện sớm so với trung bình nhiều năm 1 tháng (bắt đầu vào giữa hoặc cuối tháng 12), muộn hơn so với năm 2015 - 2016 khoảng 10 ngày.

Tuy nhiên, ông Hoằng cho rằng tình hình nguồn nước ở Đồng bằng sông Cửu Long phụ thuộc vào vận hành nhiều hồ thủy điện ở thượng lưu, nên việc dự báo như trên là dựa theo quy luật chung, nếu có bất thường trong thời gian tới có thể làm xâm nhập mặn tiến sâu hơn.

Dự báo tình trạng thiếu nước ngọt tại một vùng 66.000ha thuộc các tỉnh Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh và Sóc Trăng nên khuyến cáo tăng cường quan tâm và có giải pháp cho vùng này.

"Riêng mùa mưa năm nay dự báo kết thúc sớm nên khả năng xảy ra thiếu nước vùng sản xuất lúa tôm tập trung ở Kiên Giang, Cà Mau với khoảng 38.000ha, nên hai địa phương này lưu ý bổ sung giải pháp về nguồn nước để đáp ứng độ mặn cho nuôi thủy sản.

Ngoài ra, dự báo có 43.300ha cây ăn trái ở một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long bị ảnh hưởng. Các vùng cần lưu ý tích nước từ đầu mùa khô để sử dụng trong suốt mùa khô. Vụ đông xuân cần xuống giống sớm, hết năm 2023 phải cơ bản xong. Khu vực bán đảo Cà Mau cần thực hiện đắp đập tạm, nạo vét kênh mương trước khi mùa mưa kết thúc", ông Hoằng khuyến cáo.

Từ nay tới hết tháng 9 không có bão, áp thấp nhiệt đới

Tại hội nghị, ông Lê Đình Quyết - trưởng phòng dự báo Đài Khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ - cũng nêu những dự báo tình hình thời tiết, thủy văn trong những tháng cuối năm 2023 và đầu năm 2024.

Cụ thể, từ nay tới tháng 4-2024 vùng sẽ chịu ảnh hưởng bởi hiện tượng El Nino. Về tình hình mưa, những tháng cuối năm phổ biến ở mức xấp xỉ hoặc cao hơn trung bình nhiều năm, nhưng không nhiều.

Trong tháng 10 và đầu tháng 11 sẽ có những trận mưa to, nhưng dự báo mùa mưa kết thúc sớm (phổ biến ở Nam Bộ trước 15-11), do đó mưa chỉ tập trung từ nay tới cuối tháng 9 và trong tháng 10 là chính, các địa phương cần có kế hoạch tích trữ nước.

Về thời tiết nguy hiểm, dự báo từ nay tới cuối năm 2023 Việt Nam xuất hiện tối đa 6 cơn bão hoặc áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông, trong đó có 1-2 cơn ảnh hưởng trực tiếp đất liền. Ông Quyết cho rằng đã tham khảo các dự báo trên thế giới cũng như vậy.

Về nguồn nước, ông Quyết cho biết tổng dòng chảy từ thượng nguồn sông Mekong sẽ giảm 10% đến 25%, do đó tình hình hạn hán, xâm nhập mặn sẽ đến sớm, xảy ra ở mức cao hơn, gay gắt hơn trung bình nhiều năm, nhưng khả năng sẽ ít nghiêm trọng hơn so với mùa khô năm 2019 - 2020.

                                                                                     Chí Quốc - theo nguồn: tuoitre.vn

Các tin tổng hợp khác
Công tác dự báo là giải pháp mềm cần được thúc đẩy trong phòng, chống thiên tai.
Sáng 11/8, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang dẫn đầu đoàn công tác của Trung ương đi khảo sát thực tế và làm việc với tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau về tình hình sạt lở, sụt lún bờ biển, bờ sông.
Quan điểm phát triển thủy lợi vùng ĐBSCL là phục vụ chuyển đổi tư duy sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp. Lấy tài nguyên nước là yếu tố cốt lõi, nước ngọt, nước mặn, nước lợ đều là tài nguyên. Tôn trọng quy luật tự nhiên, phù hợp với điều kiện thực tế, chủ động sống chung với lũ, nước lợ, nước mặn. Tổ chức chủ động “hành động sớm” các kịch bản ứng phó.
Vào hồi 8h30' sáng nay, 27/3/2024, tại thành phố Cần Thơ, Báo Tiền Phong phối hợp với Trường Đại học Cần Thơ tổ chức “Hội thảo Sống chung với hạn, mặn vùng Đồng bằng sông Cửu Long”.
Sáng ngày 4/10/2023, Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam đã tổ chức Hội thảo tổng kết cụm nhiệm vụ “Nghiên cứu bảo vệ bờ biển khu vực đồng bằng sông Cửu Long”.
Sáng 3/10/2023, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã tổ chức “Hội thảo khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo lĩnh vực thủy lợi và phòng chống thiên tai”
Các địa phương miền Tây đang tập trung bảo vệ hàng triệu ha vụ lúa Đông Xuân, cây ăn quả... Trước diễn biến hạn mặn đến sớm, diễn biến phức tạp như năm 2016.
Tọa đàm 'Quản lý Cát bền vững ở ĐBSCL và Giải pháp nào cho tình trạng khan hiếm cát dưới góc nhìn chuyên gia và truyền thông' diễn ra hôm nay, 19/12, tại Cần Thơ.
Chương trình vinh danh "Nhà khoa học của nhà nông" lần thứ 4 được tổ chức sáng 10/12 tại Hà Nội. Chương trình do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam chủ trì phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, thực hiện.
Báo Nông nghiệp Việt Nam trân trọng giới thiệu những chia sẻ đặc biệt của Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp nhằm phần nào phác họa bức tranh thủy lợi Việt Nam.
Trung bình mỗi năm ĐBSCL mất khoảng 500ha đất, trong 3 năm (2018–2020) thiệt hại hơn 200 tỷ đồng do sạt lở tại An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Vĩnh Long và Cà Mau. 
Chiều 31/10, Quốc hội tiếp tục tiến hành thảo luận tại hội trường việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016-2021, các thành viên Chính phủ tiếp tục phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu
Ngày 12-13/10/2022, đoàn công tác của Bộ NN-PTNT đã có chuyến khảo sát và làm việc với tỉnh Bến Tre về tình hình phát triển kinh tế nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Chiều ngày 7/10, tại TP. Hồ Chí Minh, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đã tổ chức Hội thảo lấy ý kiến về dự thảo Luật tài nguyên nước (sửa đổi) nhằm lấy ý kiến các Bộ, ban, ngành trung ương, các chuyên gia trong nước và quốc tế, các địa phương, các doanh nghiệp thuộc khu vực phía Nam về các định hướng xây dựng Luật tài nguyên nước sửa đổi, cũng như các nội dung cụ thể của Dự thảo Luật. Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Công Thành và Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Quốc hội Nguyễn Thị Lệ Thủy đồng chủ trì Hội thảo.
Để việc chống ngập úng đạt được hiệu quả cao nhất, TP.HCM đang rà soát để tích hợp Quy hoạch thủy lợi chống ngập úng vào quy hoạch chung về kinh tế, xã hội.
167 tin/bài
Liên kết web