Khoa học
công nghệ thủy lợi
phục vụ
phát triển bền vững
Tin nổi bật
Lễ công bố Quyết định và trao tặng bằng Tiến sĩ đợt 1 năm 2025 tại Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam Việt Nam-Trung Quốc hợp tác giải quyết thách thức về nguồn nước ở Đồng bằng sông Cửu Long Hội thảo Quốc tế -Tuần Lễ Môi Trường và Biến Đổi Khí Hậu tại Việt Nam 2025 (Tuần lễ MTT Việt Nam) Vietnam Environmental and Climate Change Engagement Week 2025 (MTT Week 2025) Công đoàn Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam tổ chức họp mặt kỷ niệm 115 năm ngày Quốc tế Phụ nữ (08/3/1910 - 08/3/2025) và 1985 năm cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Hội thảo cuối kỳ Đề tài khoa học cấp Tỉnh : Tiềm năng, giải pháp quản lý nước ngọt phục vụ sản xuất và dân sinh hiệu quả ở tỉnh Hậu Giang Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam làm việc với Viện Pasteur Tp. Hồ Chí Minh Mời tham gia khảo sát Dự án “Trao quyền thay đổi: Tiếp cận toàn diện để hành động vì khí hậu, phát triển bền vững và chuyển đổi hành vi dành cho nữ học giả tại TP. Hồ Chí Minh” Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam. Diễn đàn "Nâng cao năng lực cộng đồng trong phòng chống thiên tai vùng Đồng bằng sông Cửu Long" được tổ chức tại Cần Thơ Video giới thiệu dự án IODA_LMB: “Đánh giá tích hợp khả năng tiếp cận nước sinh hoạt của các cộng đồng dễ bị tổn thương ở Hạ lưu sông Mekong”
Tin tức > Tin tổng hợp
Lần đầu tiên 13 Giám đốc Sở NN-PTNT cùng ngồi hiến kế phát triển vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Ngày 18/2, tại Cần Thơ, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan và Thứ trưởng Trần Thanh Nam đã có buổi làm việc với Sở NN-PTNT các tỉnh ĐBSCL về định hướng nông nghiệp ĐBSCL

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan 

phát biểu tại buổi làm việc với 13 tỉnh thành ĐBSCL - Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Lập nhóm Zalo 13 Giám đốc Sở NN-PTNT khu vực ĐBSCL

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan phát biểu ngắn gọn trước cuộc họp: “Bộ NN-PTNT rất cần nghe Giám đốc Sở NN-PTNT hiến kế”. 

Đáp lại lời mời gọi của Thứ trưởng Lê Minh Hoan, lãnh đạo Sở NN-PTNT các tỉnh ĐBSCL đều có sự chuẩn bị ý kiến từ trước cho cuộc họp này.

Đa số nêu lên những thành tựu của ngành nông nghiệp địa phương trong năm qua và những khó khăn trong thời gian tới.

Một số lãnh Sở NN-PTNT đề xuất các hiến kế cho vùng và ngành nông nghiệp cả nước như vấn đề HTX, liên kết vùng, xây dựng thương hiệu nông sản Việt…

Sau khi lắng nghe báo cáo, đề xuất và hiến kế từ Giám đốc Sở NN-PTNT các tỉnh ĐBSCL, Thứ trưởng Lê Minh Hoan chia sẻ: Chúng ta chuẩn bị tâm thế gì trong thời gian tới? Ngành nông nghiệp của ĐBSCL phải có chiến lược phát triển đồng bộ. Mục tiêu nông nghiệp là vừa chuẩn bị cho ngắn nhưng phải có tầm nhìn. Sứ mạng của chúng ta rất lớn. Phải có tầm nhìn chứ không bị cuốn vào những vụ việc sạt lở, khô hạn, giá cả…

13 Giám đốc Sở NN-PTNT các tỉnh thành ĐBSCL ngồi đây cần phải có sự hợp tác, gắn kết. Chúng ta cần suy nghĩ lớn hơn chứ không quanh quẩn. Nông nghiệp 4.0 kéo theo nông nghiệp tuần hoàn, nông nghiệp số. Nhiệm vụ của chúng ta là giải mã và hiện thực hóa hướng đến nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại…

Nói đến liên kết vùng, Thứ trưởng Lê Minh Hoan cho rằng: Liên kết vùng quan trọng nhất là liên kết không gian kinh tế. Không gian kinh tế nông nghiệp của 13 tỉnh thành ĐBSCL là có những nông sản tương đồng.

Các đồng chí Giám đốc Sở NN-PTNT chính là những người bao quát không gian này. Hướng tới cần có bản tin đồng bằng về nông nghiệp ĐBSCL. Lập nhóm Zalo lãnh đạo Sở NN-PTNT 13 tỉnh ĐBSCL để chia sẻ thông tin.

Riêng đối với HTX dù còn khó khăn nhưng không còn con đường nào khác, phải phát triển kinh tế hợp tác. Phải kích hoạt đầu ra bằng cách giảm chi phí, bán giá trị chứ không phải bán giá cả.

"Ngồi lại với nhau như thế này là rất ý nghĩa"

Ngành nông nghiệp hàng năm họp liên tục từng mảng vấn đề. Tuy nhiên, các Giám đốc Sở NN-PTNT khu vực ĐBSCL ngồi lại với nhau như thế này là rất ý nghĩa và cần duy trì việc này. Chúng ta cần ngồi lại bàn những gì để làm được tốt hơn trong thời gian tới. Chúng ta suy nghĩ cái gì cho thời gian tới? 

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam.

                     Ảnh: Lê Hoàng Vũ

 

Sau khi nghe Cục Trồng trọt báo cáo, Thứ trưởng Trần Thanh Nam vui mừng cho biết: Giá lúa năm nay rất cao, vụ lúa đông xuân này khả năng tiêu thụ rất tốt.

Tuy nhiên, cơ cấu giống lúa cần phải suy nghĩ cho phù hợp với thị trường tiêu thụ. Đối với trái cây, vùng ĐBSCL là chủ lực, nhưng thế mạnh đó đang bị ảnh hưởng bởi chất lượng và hạn mặn. Chúng ta cần suy nghĩ để sơ chế, chế biến sâu hơn các sản phẩm từ trái cây.

Lần đầu tiên có đầy đủ 13 Giám đốc Sở NN-PTNT các tỉnh ĐBSCL

Lần đầu tiên có đầy đủ 13 Giám đốc Sở NN-PTNT đến tham dự nhân dịp đầu năm mới. Rất nhiều vấn đề đặt ra trong buổi trao đổi này như an ninh nguồn nước, phát triển HTX, OCOP, tái cơ cấu nông nghiệp.

 

Ông Lê Quang Mạnh, Bí thư Thành ủy Cần Thơ. 

                                   Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Đồng ý ĐBSCL nông nghiệp là thế mạnh, nhưng còn nhiều vấn đề trăn trở. ĐBSCL dựa vào nông nghiệp và cây lúa quá lâu làm cho thành quả còn hạn chế. Xu thế ngày nay vận động rất nhanh nên việc chuyển đổi phải tốc độ, nông nghiệp làm hạn chế. Cái bất lợi, hạn chế của nông nghiệp chúng ta cần cân nhắc để phát triển. Đầu tư vào nông nghiệp cần bám vào Nghị quyết 120, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Mô hình HTX hiện nay là cứu cánh

Mô hình HTX hiện nay là cứu cánh để giải quyết khó khăn. Muốn thành công thì phải HTX đa mục tiêu, HTX phải làm được nhóm dịch vụ nông nghiệp và phi nông nghiệp. Các HTX thành công phải hài hòa được lợi ích. ĐBSCL chiếm 13% số lượng HTX trong cả nước, bình quân 69 người/HTX.

TS. Trần Minh Hải, Giám đốc Trung tâm Đào tạo và Tư vấn kinh tế hợp tác

             (Trường Cán bộ quản lý NN-PTNT II. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Đồng Tháp có nhiều Nghị quyết để phát triển HTX nên địa phương phát triển rất mạnh. Mô hình Hội quán ở Đồng Tháp là một điển hình. 

ĐBSCL cần đầu tư xây dựng các hồ nhân tạo để trữ nước

ĐBSCL hiện nay đang có 14 hệ thống thủy lợi được xây dựng. Lượng nước về ĐBSCL đang giảm rất rõ rệt nên phải thay đổi lại cơ cấu cây trồng và mùa vụ. Lượng phù sa thay đổi rất lớn và tình hình sạt lở phức tạp. ĐBSCL chủ yếu có hai nguồn nước đổ về là từ sông Mekong và biển hồ nhưng hiện nay rất ít. Chính vì vậy tình hình xâm nhập mặn ở vùng ĐBSCL ngày càng sâu hơn. 

PGS.TS. Trần Bá Hoằng, Viện trưởng Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam.

                           Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Định hướng để bảo vệ nguồn nước ngọt cho vùng ĐBSCL trong thời gian tới cần đầu tư xây dựng các hồ nhân tạo để trữ nước. Quy hoạch sản xuất để giảm khai thác sử dụng nguồn nước ngọt quá mức. ĐBSCL với nhiều lợi thế so với các vùng khác nhưng đang bị tác động của biến đổi khí hậu. Do vậy, cần phải có tầm nhìn chiến lược để khai thác tối ưu lợi thế tự nhiên cho vùng đất này.

 Thời gian tới cần khởi động lại nhóm lúa xuất khẩu

Vụ lúa đông xuân 2020-2021, đến giờ này cơ bản đã vượt qua được hạn mặn. Năng suất lúa bình quân khoảng 7 tấn/ha, có thể nói một năm năng suất đạt cao nhất. Hiện nay có 3 nhóm giống, nhóm dành cho chế biến, nhóm chất lượng cao và nhóm đặc sản. Theo dự báo, tình hình xuất khẩu gạo đang rất rộng nên không lo ngại giá lúa giảm.

Định hướng thời gian tới cần khởi động lại nhóm lúa xuất khẩu. Riêng về cây ăn trái có 5 loại phục vụ cho xuất khẩu. Định hướng, khi tổ chức sản xuất cần dự tính dự báo, phải có bản đồ số hóa. Mục đích cuối cùng phải gia tăng được giá trị sản phẩm.

Theo nguồn: https://nongnghiep.vn/lan-dau-tien-13-giam-doc-so-nn-ptnt-cung-ngoi-hien-ke-phat-trien-vung-dbscl-d284214.html

Các tin tổng hợp khác
Để việc chống ngập úng đạt được hiệu quả cao nhất, TP.HCM đang rà soát để tích hợp Quy hoạch thủy lợi chống ngập úng vào quy hoạch chung về kinh tế, xã hội.
Chiều 5/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng đại diện Bộ ngành trung ương, lãnh đạo các địa phương khu vực ĐBSCL đã bấm nút khánh thành cống Cái Lớn - Cái Bé.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tóm tắt tư duy phương pháp luận và cách tiếp cận trong phát triển vùng ĐBSCL là “tư duy đột phá, tầm nhìn chiến lược, thích ứng chủ động, chuyển đổi linh hoạt, giá trị nâng cao, nguồn lực công - tư, đời sống chất lượng”.
Cát bị khai thác quá mức dẫn tới các nhánh sông bị xói mòn, mỗi năm hai bên bờ sông mất khoảng 500 ha, làm Đồng bằng sông Cửu Long thay đổi hình dạng.
6 cống trữ ngọt, ngăn mặn dọc sông Tiền được đầu tư, tổng kinh phí hơn 840 tỷ đồng, hoàn thành cuối năm 2023, được tỉnh Tiền Giang khởi công ngày 8/1.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị lần thứ 3 về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu.Hội nghị được tường thuật trực tiếp trên Cổng Thông tin điện tử Chính phủ, fanpage Thông tin Chính phủ, truyền hình VTC và truyền hình của 13 tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL và truyền hình TPHCM
Tới thời điểm này, nông nghiệp là một trong những ngành được thừa hưởng, làm được nhiều việc từ quan điểm chỉ đạo của Chính phủ về phát triển Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) trong Nghị quyết 120.
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) cần chuyển đổi mô hình phát triển bền vững, chuyển đổi số để tạo ra nhiều giá trị hơn là tăng sản lượng, nhưng thực hiện bằng cách nào, công cụ gì? Đây là những câu hỏi chờ lời đáp từ thực tiễn với “bộ ba” chính sách phát triển vùng đất trù phù này, với tầm nhìn xa và quyết tâm cao của Chính phủ.
Trong suốt nhiệm kỳ vừa qua, đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã luôn là một trong những ưu tiên hàng đầu trong chương trình nghị sự của Chính phủ và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, nhất là với Nghị quyết số 120/NQ-CP về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng biến đổi khí hậu được ban hành cuối năm 2017.
Nghị quyết 120 của Chính phủ được các nhà khoa học đánh giá là Nghị quyết "vàng" đã đóng vai trò ngọn cờ đi đầu, là nguồn cảm hứng, là kim chỉ nam để người dân, doanh nghiệp và các cấp chính quyền phát huy tính sáng tạo, chủ động thích ứng một cách có hiệu quả nhất, với nhiều mô hình, sáng kiến hay để ĐBSCL phát triển bền vững, tư duy phát triển đã thay đổi toàn diện.
Cụ thể, điều chỉnh Vùng I (Bắc sông Tiền) và Vùng II (giữa sông Tiền và sông Hậu) thành một vùng Đông Bắc sông Hậu bao gồm các tỉnh: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long và Đồng Tháp.
Đến nay, các tỉnh ĐBSCL đã thu hoạch hơn 350.000 ha lúa đông xuân, dự kiến đến hết tháng 2-2021 thu hoạch 550.000 ha. Hiện thương lái thu mua khoảng 6.800 – 7.000 đồng/kg lúa chất lượng cao; từ 7.000 – 7.500 đồng/kg lúa thơm; từ 7.500 – 8.000 đồng/kg đối với nếp… Với giá này nông dân đạt lợi nhuận khoảng 30 triệu đồng/ha.
Sáng ngày 28/01/2021 Quận ủy Quận 5 long trọng tổ chức Lễ trao tặng Huy hiệu 55 năm tuổi Đảng cho PGS.TS.Trương Văn Bình – Nguyên Phó Viện trưởng Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam.
Phát biểu khai mạc cuộc làm việc với các địa phương ĐBSCL về chủ động ứng phó với nguy cơ hạn, xâm nhập mặn mùa khô năm 2020-2021 vào chiều nay, 23/9, tại “thủ phủ trái cây” Tiền Giang, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ “bằng mọi cách chúng ta phải bảo đảm nước uống, nước sinh hoạt cho người dân, không để tình trạng thiếu nước ngọt diễn ra”.
Dự án Giải quyết ngập do triều khu vực thành phố Hồ Chí Minh có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu (giai đoạn 1), Cống kiểm soát triều Cây Khô đã hoàn thiện phần xây dựng và chuẩn bị các công tác lắp đặt cửa van.
Liên kết web