Khoa học
công nghệ thủy lợi
phục vụ
phát triển bền vững
Tin nổi bật
Lễ công bố Quyết định và trao tặng bằng Tiến sĩ đợt 1 năm 2025 tại Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam Việt Nam-Trung Quốc hợp tác giải quyết thách thức về nguồn nước ở Đồng bằng sông Cửu Long Hội thảo Quốc tế -Tuần Lễ Môi Trường và Biến Đổi Khí Hậu tại Việt Nam 2025 (Tuần lễ MTT Việt Nam) Vietnam Environmental and Climate Change Engagement Week 2025 (MTT Week 2025) Công đoàn Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam tổ chức họp mặt kỷ niệm 115 năm ngày Quốc tế Phụ nữ (08/3/1910 - 08/3/2025) và 1985 năm cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Hội thảo cuối kỳ Đề tài khoa học cấp Tỉnh : Tiềm năng, giải pháp quản lý nước ngọt phục vụ sản xuất và dân sinh hiệu quả ở tỉnh Hậu Giang Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam làm việc với Viện Pasteur Tp. Hồ Chí Minh Mời tham gia khảo sát Dự án “Trao quyền thay đổi: Tiếp cận toàn diện để hành động vì khí hậu, phát triển bền vững và chuyển đổi hành vi dành cho nữ học giả tại TP. Hồ Chí Minh” Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam. Diễn đàn "Nâng cao năng lực cộng đồng trong phòng chống thiên tai vùng Đồng bằng sông Cửu Long" được tổ chức tại Cần Thơ Video giới thiệu dự án IODA_LMB: “Đánh giá tích hợp khả năng tiếp cận nước sinh hoạt của các cộng đồng dễ bị tổn thương ở Hạ lưu sông Mekong”
Tin tức > Tin tổng hợp
Đồng bằng sông Cửu Long 'thuận thiên', vượt qua 'lời nguyền' sản xuất nhỏ lẻ
Tới thời điểm này, nông nghiệp là một trong những ngành được thừa hưởng, làm được nhiều việc từ quan điểm chỉ đạo của Chính phủ về phát triển Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) trong Nghị quyết 120.

Đây là chia sẻ của Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan, người đã có nhiều năm lăn lộn cùng người nông dân của vùng đất “chín rồng”.

Thưa Thứ trưởng, xin ông cho biết sau 3 năm thực hiện Nghị quyết 120/NQ-CP của Chính phủ về phát triển bền vững ĐBSCL, ngành nông nghiệp tại khu vực này đã có những thay đổi gì?

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan trả lời phỏng vấn Cổng Thông tin điện tử Chính phủ - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

 

Thứ trưởng Lê Minh Hoan: Từ Nghị quyết này, ngành nông nghiệp ĐBSCL đã chuyển dịch mô hình sản xuất theo hướng "thuận thiên", thích ứng với hạn mặn, xu thế nước biển dâng do biến đổi khí hậu, đồng thời phù hợp với xu thế tiêu dùng, thị trường hiện nay.

Bộ NN&PTNT đã góp phần định hình lại mô hình sản xuất theo từng vùng ngọt, mặn, lợ, đan xen giữa mùa vụ này với mùa vụ khác, chuyển dần diện tích thuần lúa sang những mô hình đa canh khác như lúa-tôm, lúa-cá hoặc mô hình nuôi tôm trong rừng ngập mặn.

Những mô hình này vừa mang tính chất "thuận thiên", vừa đảm bảo nền nông nghiệp tuần hoàn, đỡ rủi ro mùa vụ, nhất là trong bối cảnh thị trường có nhiều bất ổn. Việc áp dụng các mô hình luân canh, xen canh cũng giúp phục hồi hệ sinh thái, cải thiện độ dinh dưỡng của đất, giảm sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, giảm chi phí cho nông dân, tạo ra nông sản sạch, có giá trị cao hơn. Thời gian qua, chúng ta đã có nhiều sản phẩm tôm sạch, lúa sạch nhờ quá trình chuyển đổi ấy.

Bên cạnh những giải pháp phi công trình, quá trình chuyển đổi sản xuất ở ĐBSCL cũng cần đến giải pháp công trình như xử lý đê kè, xây dựng các công trình thủy lợi. Bộ NN&PTNT cũng đã giao các cơ quan xây dựng quy chế vận hành các công trình, giúp người sản xuất, địa phương điều chỉnh sản xuất phù hợp.

Các công trình phát huy tác dụng, để lại dấu ấn lớn như cao tốc Trung Lương-Mỹ Thuận; Mỹ Thuận-Cần Thơ hay đường xuống Rạch Giá - Kiên Giang…, tuyến liên kết các tỉnh duyên hải, các công trình thủy lợi xử lý một phần sạt lở cửa sông, cửa biển, các công trình như Cái Lớn, Cái Bé cũng góp phần rất hữu ích cho sản xuất.

Có thể nói việc thực hiện Nghị quyết 120 đã giúp sản xuất nông nghiệp ĐBSCL thêm một bước tiến mới trong điều kiện biến đổi khí hậu (BĐKH) tiêu cực hiện nay.

Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Vậy đời sống của người dân có những thay đổi gì sau khi thực hiện Nghị quyết này, thưa Thứ trưởng?

Thứ trưởng Lê Minh Hoan: Thay đổi đầu tiên là tư duy sản xuất theo hướng "thuận thiên". Cùng với đó, việc nâng cao hạ tầng và tư duy sản xuất đã giúp cả người dân và doanh nghiệp (DN) nhìn thấy nhiều cơ hội hơn. DN đầu tư các trang trại lớn, mang tính chất “dẫn dắt” cũng khiến người dân hồ hởi hơn trong sản xuất. Từ đó, việc phát triển các hợp tác xã (HTX) cũng hướng tới sản xuất lớn hơn. Tôi có cảm giác ĐBSCL đang dần vượt qua "lời nguyền" về sản xuất manh mún, nhỏ lẻ.

Tuy nhiên đây chỉ là bước đầu, bởi sản xuất sản phẩm nông nghiệp vẫn chưa đi theo hướng kinh tế nông nghiệp và bị giới hạn không gian hành chính tư duy địa phương. Nếu tạo ra được hệ sinh thái ngành hàng không còn vùng miền và cụm liên kết mỗi DN đảm nhận một phần việc thì chắc chắn sản xuất khu vực này sẽ có quy mô lớn, tạo ra giá trị lớn.

Theo Thứ trưởng, để phát huy hơn nữa hiệu quả của Nghị quyết 120 trong thời gian tới, ĐBSCL cần chú trọng vào những yếu tố nào?

Thứ trưởng Lê Minh Hoan: Theo tôi, để nông nghiệp vùng ĐBSCL tiếp tục phát triển thích ứng với BĐKH theo tinh thần Nghị quyết 120 thì phải huy động hơn nữa sự tham gia của cộng đồng dân cư.

Đầu tiên là hiệu quả từ những giải pháp công trình. Người dân phải thực sự trân trọng và biết tận dụng công trình thì mới có thể phát huy được hết vai trò của các công trình này. Quy chế vận hành có thể dùng công nghệ số để chuyển những dữ liệu “mặn, ngọt, triều” đến với từng người trong các khu dân cư. Phải có sự tham gia của cộng đồng dân cư thì mới mang lại hiệu quả, tận dụng được ưu điểm của các giải pháp công trình và phi công trình.

Nghị quyết 120 cũng xác định thứ tự ưu tiên trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp vùng ĐBSCL là thủy sản, cây ăn trái, lúa gạo. Tuy nhiên, đây là quan điểm chung cho toàn vùng còn đối với từng tiểu vùng, hệ sinh thái thì có thể điều chỉnh cho phù hợp. Ví dụ, Đồng Tháp, An Giang vẫn ưu tiên cho ngành hàng lúa gạo nhưng phải định vị lại ngành hàng lúa gạo mới chứ không phải 3 vụ như thời gian qua. Điều quan trọng là các địa phương, doanh nghiệp, người dân phải liên kết để nâng cao giá trị trong chuỗi giá trị ngành hàng, tạo ra những giống lúa, trái cây mang tính biểu trưng của vùng ĐBSCL.

Bên cạnh đó, cần xây dựng bản đồ số kết nối vùng nguyên liệu với thị trường để chủ động sản xuất, giảm thiểu rủi ro trong tiêu thụ.

Giải pháp phi công trình là vận hành, phải thay đổi giống lúa bản địa, các giống lúa chất lượng cao để hướng tới thị trường. Chuyển dần diện tích thuần lúa sang các mô hình khác như lúa-tôm, lúa xen, lúa-cá… Các mô hình mang tính chất thuận thiên và một nền kinh tế tuần hoàn. Việc tuần hoàn này sẽ giúp phục hồi hệ sinh thái tốt hơn, tạo ra những nông sản sạch và an toàn. Minh chứng rõ nét là  trong giai đoạn khó khăn về khí hậu vừa qua, ĐBSCL đã có nhiều sản phảm mới ra đời như tôm sạch, lúa sạch…

Thứ trưởng Lê Minh Hoan: Tôi mong mỏi ĐBSCL sẽ có một nền nông nghiệp sạch, "thuận thiên" dựa trên vùng bản địa, văn hóa và hệ sinh thái của mình. - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thứ trưởng có nhắc đến việc chuyển đổi tư duy sản xuất gắn với thị trường hơn nữa. Vậy cần có những tác động như thế nào để vùng ĐBSCL thực sự là một vùng kinh tế nông nghiệp cập nhật với thị trường?

Thứ trưởng Lê Minh Hoan: Rủi ro về tiêu thụ nông sản không chỉ có Việt Nam phải đối mặt. Tuy nhiên vẫn có những giải pháp giảm thiểu rủi ro ở mức thấp nhất. Phải xác định lại thị trường, chúng ta nói sản xuất theo tín hiệu của thị trường nhưng ai là người dự báo được thị trường? Đó là cơ quan nhà nước.

Muốn làm được điều đó, cần thông qua thị trường trong nước, tham tán thương mại ở nước ngoài… nhưng gần nhất chính là DN. Chỉ DN mới biết từng quy mô, quy chuẩn của từng thị trường. Các cơ quan nhà nước hoạch định chính sách kết hợp với thông tin từ DN mới có thể có được dự báo gần nhất. Sau đó mới đưa thông tin cho người dân theo từng hiệp hội ngành hàng.

Với ĐBSCL nói riêng và cả nước, phải kết nối vùng nguyên liệu bằng bản đồ số. Thời đại 4.0 kết nối vạn vật được, chúng ta cần hướng tới kết nối các vùng nguyên liệu với nhau, các vùng nguyên liệu với thị trường, các thị trường bị đứt gãy với nhau…

Với một bản đồ số về thời vụ, có thể biết được diện tích trồng dứa là bao nhiêu, trồng xoài, nuôi cá… như thế nào. Qua thông tin minh bạch trên kho dữ liệu dùng chung, các trung tâm thương mại sẽ biết được mùa vụ ở đâu đang như thế nào… dần dần sẽ có sự khớp nhau. Các DN có thông tin từng địa phương sẽ hình dung một bức tranh tổng thể hơn và dự báo tín hiệu thị trường cũng sát thực hơn.

Từ đó người sản xuất cũng đỡ “mù” đường. Họ sản xuất ra sản phẩm nhưng cần phải nhìn thấy đường đi của sản phẩm đó mới sản xuất theo tín hiệu của thị trường được.

Là người gắn bó rất nhiều với ĐBSCL, Thứ trưởng có mong mỏi gì về phát triển vùng đất này thời gian tới?

Thứ trưởng Lê Minh Hoan: Người ta hay nói ĐBSCL là vùng có tiềm năng sản xuất hàng hóa lớn của cả nước, thủy sản, cây ăn trái và lúa gạo đều chiếm tỉ trọng cao. Nhưng thực sự người dân ĐBSCL cũng còn nhiều mong mỏi, nhất là trong đầu tư hạ tầng về giao thông, thủy lợi phục vụ cho sản xuất. Nghị quyết 120 đã đặt kế hoạch đầu tư nhiều nguồn vốn trung hạn và dài hạn nhưng tôi nghĩ bản thân mô hình sản xuất cần thay đổi.

Phải thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp. Bán thô cùng lắm chỉ khá lên nhưng muốn tiến thêm một bậc nữa cần thêm nhiều DN, HTX cùng tham gia vào chuỗi ngành hàng. Tư duy sản xuất nông nghiệp nếu vẫn hướng về sản lượng thì không được, phải nghĩ về thị trường. Thị trường đòi hỏi khắt khe hơn nhiều từ truy xuất, chất lượng và các giá trị tích hợp. Người ta không chỉ mua nông sản để ăn đơn thuần mà mua sản phẩm của ĐBSCL, của nền nông nghiệp sinh thái ĐBSCL. Cái gì có thương hiệu thì mới có giá trị cao, nên cần tích hợp nhiều giá trị vào sản phẩm.

Người dân người ĐBSCL sống rất tích cực, ngay trong BĐKH vừa qua đã chủ động thay đổi mùa vụ, nông nghiệp thông minh, thích ứng biến đổi, thậm chí trước khi cơ quan chuyên môn có thông tin, bà con đã chủ động thay đổi.

Nhưng cuối cùng ai là người dẫn dắt sự thay đổi đó? Thay đổi cuối cùng không chỉ nằm trên đồng ruộng mà thay đổi trên thị trường, vai trò kết nối thị trường là tối quan trọng. Ngày xưa chúng ta hỗ trợ đầu vào nhưng giờ phải kích hoạt đầu ra. Nếu không hàng hóa sẽ ùn ứ và giá trị không cao.

Tôi mong mỏi ĐBSCL sẽ có một nền nông nghiệp sạch, "thuận thiên" dựa trên vùng bản địa, văn hóa và hệ sinh thái của mình để xây dựng thương hiệu từng loại nông sản. Đó là hướng đến liên kết vùng. Không chỉ từng tỉnh với tỉnh mà cả xã với xã. Thoát ly sự phát triển không gian địa giới hành chính mà nhìn ra bên ngoài rộng lớn hơn, tạo cụm liên kết ngành hàng nằm ở nhiều tỉnh, địa phương. DN thấy vùng nguyên liệu đủ làm sẽ quan tâm hơn. Tôi tin rằng đất lành sẽ thu hút được những đàn chim lớn.

                                                                 Theo nguồn: chinhphu.vn - Đỗ Hương(thực hiện)

Các tin tổng hợp khác
Để việc chống ngập úng đạt được hiệu quả cao nhất, TP.HCM đang rà soát để tích hợp Quy hoạch thủy lợi chống ngập úng vào quy hoạch chung về kinh tế, xã hội.
Chiều 5/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng đại diện Bộ ngành trung ương, lãnh đạo các địa phương khu vực ĐBSCL đã bấm nút khánh thành cống Cái Lớn - Cái Bé.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tóm tắt tư duy phương pháp luận và cách tiếp cận trong phát triển vùng ĐBSCL là “tư duy đột phá, tầm nhìn chiến lược, thích ứng chủ động, chuyển đổi linh hoạt, giá trị nâng cao, nguồn lực công - tư, đời sống chất lượng”.
Cát bị khai thác quá mức dẫn tới các nhánh sông bị xói mòn, mỗi năm hai bên bờ sông mất khoảng 500 ha, làm Đồng bằng sông Cửu Long thay đổi hình dạng.
6 cống trữ ngọt, ngăn mặn dọc sông Tiền được đầu tư, tổng kinh phí hơn 840 tỷ đồng, hoàn thành cuối năm 2023, được tỉnh Tiền Giang khởi công ngày 8/1.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị lần thứ 3 về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu.Hội nghị được tường thuật trực tiếp trên Cổng Thông tin điện tử Chính phủ, fanpage Thông tin Chính phủ, truyền hình VTC và truyền hình của 13 tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL và truyền hình TPHCM
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) cần chuyển đổi mô hình phát triển bền vững, chuyển đổi số để tạo ra nhiều giá trị hơn là tăng sản lượng, nhưng thực hiện bằng cách nào, công cụ gì? Đây là những câu hỏi chờ lời đáp từ thực tiễn với “bộ ba” chính sách phát triển vùng đất trù phù này, với tầm nhìn xa và quyết tâm cao của Chính phủ.
Trong suốt nhiệm kỳ vừa qua, đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã luôn là một trong những ưu tiên hàng đầu trong chương trình nghị sự của Chính phủ và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, nhất là với Nghị quyết số 120/NQ-CP về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng biến đổi khí hậu được ban hành cuối năm 2017.
Nghị quyết 120 của Chính phủ được các nhà khoa học đánh giá là Nghị quyết "vàng" đã đóng vai trò ngọn cờ đi đầu, là nguồn cảm hứng, là kim chỉ nam để người dân, doanh nghiệp và các cấp chính quyền phát huy tính sáng tạo, chủ động thích ứng một cách có hiệu quả nhất, với nhiều mô hình, sáng kiến hay để ĐBSCL phát triển bền vững, tư duy phát triển đã thay đổi toàn diện.
Cụ thể, điều chỉnh Vùng I (Bắc sông Tiền) và Vùng II (giữa sông Tiền và sông Hậu) thành một vùng Đông Bắc sông Hậu bao gồm các tỉnh: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long và Đồng Tháp.
Ngày 18/2, tại Cần Thơ, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan và Thứ trưởng Trần Thanh Nam đã có buổi làm việc với Sở NN-PTNT các tỉnh ĐBSCL về định hướng nông nghiệp ĐBSCL
Đến nay, các tỉnh ĐBSCL đã thu hoạch hơn 350.000 ha lúa đông xuân, dự kiến đến hết tháng 2-2021 thu hoạch 550.000 ha. Hiện thương lái thu mua khoảng 6.800 – 7.000 đồng/kg lúa chất lượng cao; từ 7.000 – 7.500 đồng/kg lúa thơm; từ 7.500 – 8.000 đồng/kg đối với nếp… Với giá này nông dân đạt lợi nhuận khoảng 30 triệu đồng/ha.
Sáng ngày 28/01/2021 Quận ủy Quận 5 long trọng tổ chức Lễ trao tặng Huy hiệu 55 năm tuổi Đảng cho PGS.TS.Trương Văn Bình – Nguyên Phó Viện trưởng Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam.
Phát biểu khai mạc cuộc làm việc với các địa phương ĐBSCL về chủ động ứng phó với nguy cơ hạn, xâm nhập mặn mùa khô năm 2020-2021 vào chiều nay, 23/9, tại “thủ phủ trái cây” Tiền Giang, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ “bằng mọi cách chúng ta phải bảo đảm nước uống, nước sinh hoạt cho người dân, không để tình trạng thiếu nước ngọt diễn ra”.
Dự án Giải quyết ngập do triều khu vực thành phố Hồ Chí Minh có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu (giai đoạn 1), Cống kiểm soát triều Cây Khô đã hoàn thiện phần xây dựng và chuẩn bị các công tác lắp đặt cửa van.
Liên kết web