Khoa học
công nghệ thủy lợi
phục vụ
phát triển bền vững
Tin nổi bật
Diễn đàn "Nâng cao năng lực cộng đồng trong phòng chống thiên tai vùng Đồng bằng sông Cửu Long" được tổ chức tại Cần Thơ Video giới thiệu dự án IODA_LMB: “Đánh giá tích hợp khả năng tiếp cận nước sinh hoạt của các cộng đồng dễ bị tổn thương ở Hạ lưu sông Mekong” Hoạt động Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam (20/10/1930 – 20/10/2024) và 14 năm Ngày Phụ nữ Việt Nam (20/10/2010 – 20/10/2024). Hội thảo cuối kỳ Đề tài khoa học cấp Tỉnh: Nghiên cứu xâm nhập mặn nhằm đề xuất các giải pháp nâng cấp và hiện đại hóa hệ thống hạ tầng thủy lợi phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tiền Giang Hội thảo khoa học Đề tài KHCN cấp Bộ: Nghiên cứu dự báo xâm nhập mặn và nguồn nước thời hạn dài phục vụ sản xuất và dân sinh vùng đồng bằng sông Cửu Long Nhiều hoạt động ý nghĩa hướng về biên giới Tân Châu Lễ công bố Quyết định và trao tặng bằng Tiến sĩ đợt 1 năm 2024 tại Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam Hội thao viên chức, người lao động - Kỷ niệm 46 năm thành lập Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam Hội thảo khoa học Đề tài KHCN cấp Bộ: Nghiên cứu giải pháp, công nghệ tích trữ nước phân tán phục vụ vùng cây ăn quả vùng Đồng bằng Sông Cửu Long. Cần làm tốt công tác dự báo sạt lở bờ biển, kiên quyết di dời dân cư ra khỏi vùng xung yếu
Dự báo chuyên ngành > Dự báo lũ

Lũ là một thuộc tính của Đồng bằng sông Cửu long (ĐBSCL), chủ yếu do mưa trên lưu vực gây ra.

Hàng năm, mùa lũ xảy ra đồng thời với mùa mưa, kéo dài liên tục thường từ tháng 6 đến tháng 11 (khoảng 4-5 tháng).

Lũ ĐBSCL thường có hai đỉnh, đỉnh đầu thường xảy ra cuối tháng 7 đến giữa tháng 8 (còn gọi là lũ đầu vụ, lũ tháng 8), đỉnh sau cuối tháng 9 đến đầu tháng 10 (lũ chính vụ). Tuy vậy, lũ chính vụ có thể xảy ra muộn hơn (2011), và một số năm không có lũ hay lũ rất nhỏ, chẳng hạn như 1998, 2012.

Lũ đồng bằng lên và xuống chậm, theo đúng bản chất của lũ lưu vực lớn. Nói chung, cường suất lũ từ 2-3 cm đến 10-15cm/ngày. Lũ đầu vụ có cường suất lớn hơn lũ chính vụ.

Trong thời gian qua, lũ trên đồng bằng đang có những biến đổi khác với trước đây, lũ lớn dường như xuất hiện ít hơn trong khí đó lũ vừa và nhỏ nhiều hơn.

Lũ vào đồng bằng nước ta theo hai hướng: (1) dòng chính Mekong; và (2) tràn qua biên giới. Lũ tràn quan biên giới có tác động gây ngập lớn trên đồng bằng. Hiện nay, lũ tràn ở Tứ giác Long Xuyên đã được kiểm soát khá tốt, còn ở Đồng Tháp Mười gần như chưa kiểm soát.

Xem chi tiết

Tin: Phòng Kế hoạch

Liên kết web