Khoa học
công nghệ thủy lợi
phục vụ
phát triển bền vững
Tin nổi bật
Video giới thiệu dự án IODA_LMB: “Đánh giá tích hợp khả năng tiếp cận nước sinh hoạt của các cộng đồng dễ bị tổn thương ở Hạ lưu sông Mekong” Hoạt động Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam (20/10/1930 – 20/10/2024) và 14 năm Ngày Phụ nữ Việt Nam (20/10/2010 – 20/10/2024). Hội thảo cuối kỳ Đề tài khoa học cấp Tỉnh: Nghiên cứu xâm nhập mặn nhằm đề xuất các giải pháp nâng cấp và hiện đại hóa hệ thống hạ tầng thủy lợi phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tiền Giang Hội thảo khoa học Đề tài KHCN cấp Bộ: Nghiên cứu dự báo xâm nhập mặn và nguồn nước thời hạn dài phục vụ sản xuất và dân sinh vùng đồng bằng sông Cửu Long Nhiều hoạt động ý nghĩa hướng về biên giới Tân Châu Hội thao viên chức, người lao động - Kỷ niệm 46 năm thành lập Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam Hội thảo khoa học Đề tài KHCN cấp Bộ: Nghiên cứu giải pháp, công nghệ tích trữ nước phân tán phục vụ vùng cây ăn quả vùng Đồng bằng Sông Cửu Long. Cần làm tốt công tác dự báo sạt lở bờ biển, kiên quyết di dời dân cư ra khỏi vùng xung yếu Hội thảo cuối kỳ Đề tài khoa học cấp Tỉnh : Dự báo tác động của xâm nhập mặn và biển đổi khí hậu đối với phát triển kinh tế - xã hội, môi trường của tỉnh Vĩnh Long và giải pháp ứng phó. Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam làm việc với Viện Đánh giá khoa học và Định giá công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ
Tin tức > Tin hoạt động viện

070403_nthu_dtai_Hosinhthai.jpg

Ngày 30/3/2007, Hội đồng Khoa học công nghệ cấp Nhà nước (thành lập theo Quyết định 362/QĐ-BKHCN ngày 16/3/2007 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ) do GS.TSKH Trịnh Trọng Hàn làm Chủ tịch Hội đồng đã tiến hành nghiệm thu chính thức đề tài độc lập cấp Nhà nước, mã số ĐTĐL-2005/03 “ Nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng hệ thống hồ sinh thái phục vụ phát triển bền vững kinh tế xã hội ở Đồng bằng sông Cửu Long và miền Trung”.
Đề tài do Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam làm cơ quan chủ trì. GSTS.Lê Sâm, Chủ tịch Hội đồng Khoa học Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam làm chủ nhiệm đề tài. Thòi gian thực hiện đề tài từ tháng 1/2005 đến 12/2006.

MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Khái niệm và định nghĩa hồ sinh thái.
* Định nghĩa Hồ sinh thái
Hồ sinh thái (Ecological Lake) là hồ chứa nước mang đầy đủ đặc trưng, tính chất và tiêu chuẩn của một hồ vừa đủ sạch nhưng lại đóng vai trò rất quan trọng trong hệ sinh thái tự nhiên và sinh thái cảnh quan, mang đến các lợi ích to lớn cho cuộc sống con người như cung cấp nước sinh hoạt và sản xuất, tưới tiêu và nuôi trồng thủy sản, ngoài ra còn là nơi nghỉ dưỡng và du lịch sinh thái, cải tạo tiểu khí hậu, bảo vệ đa dạng sinh học và môi trường trong lưu vực hồ. Hồ sinh thái còn là điều kiện môi trường tốt cho các sinh vật trong lưu vực hồ.
Đây là khái niệm chung nhất của đề tài để đi sâu nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn xây dựng hệ thống hồ sinh thái ở ĐBSCL và Miền Trung. Với sự ưu đãi của thiên nhiên, Việt Nam có rất nhiều hồ và nhiều vùng đất có thể phát triển thành hồ sinh thái. Để hình thành một hồ sinh thái cần có những tiêu chí và chỉ tiêu tùy theo mục đích và yêu cầu khai thác sử dụng.
* Tiêu chí cơ bản Hồ sinh thái
- Hồ sạch (hồ không bị ô nhiễm, không bị phú dưỡng hóa): có hệ thống kiểm soát môi trường, chất lượng nước trong toàn bộ lưu vực.
- Có vành đai hệ thống cây xanh và thảm phủ thực vật.
- Cơ sở hạ tầng : khu nhà nghỉ dưỡng, khu vui chơi giải trí, đường giao thông quanh hồ hoàn chỉnh đồng bộ gắn kết cộng đồng.
- Đa mục tiêu : cấp nước, phát điện, nuôi thủy sản, du lịch sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học, cải tạo môi trường, tiểu khí hậu.
- Phù hợp với hiện tại, không mâu thuẫn với tương lai về hiệu quả kinh tế - xã hội - môi trường.
- Quản lý chặt chẽ, vận hành và khai thác đúng quy trình, an toàn, hiệu quả.
- Phát triển bền vững, vv...
* Các chỉ số ưu tiên khi tiến hành xây dựng hồ sinh thái

Bảng 1 : Các chỉ số khi xem xét quyết định xây dựng hồ trên các
vùng sinh thái ở ĐBSCL và miền Trung

STT Chỉ số Ý nghĩa
1 Chỉ số F Tính phù hợp của hồ với hệ sinh thái xung quanh
2 Chỉ số S Tính an toàn của hồ
3 Chỉ số A Nguồn lợi thủy sản bền vững của hồ
4 Chỉ số T Tiềm năng du lịch sinh thái của hồ
5 Chỉ số C Tính văn hóa của hồ
6 Chỉ số D Tính đa dạng sinh học của hồ
7 Chỉ số W-P Khả năng đảm bảo nhu cầu cấp nước cho dân sinh và các ngành kinh tế
8 Chỉ số Q Chất lượng và số lượng nước hồ
9 Chỉ số E Khả năng cải tạo môi trường, tiểu khí hậu trong vùng
10 Chỉ số M & O Quản lý - Vận hành hồ sinh thái


Đề tài đã hoàn thành các sản phẩm khoa học:
+ Báo cáo tổng hợp đề tài

+ Báo cáo đánh giá hiện trạng hồ sinh thái
+ Luận cứ khoa học xác định các chỉ tiêu thông số kỹ thuật của hệ thống hồ sinh thái phục vụ cấp nước, bảo vệ đa dạng sinh học và môi trường.
+ Định hướng phát triển hệ thống hồ sinh thái ở ĐBSCL và miền Trung.
+ Quy trình thiết kế mẫu cho hồ sinh thái
Đề tài đã thiết lập được mô hình hồ sinh thái điển hình trên các vùng sinh thái đặc trưng ở ĐBSCL và miền Trung.
+ Vùng sinh thái nước Ngọt ở ĐBSCL : Mô hình “Làng – Hồ sinh thái” khu dân cư vượt lũ Tân Tây – Thạnh Hóa – Long An (Hồ sinh thái trên vùng Đồng Tháp Mười), gắn với chương trình dân sinh vùng lũ ở ĐBSCL.
+ Vùng sinh thái nước Lợ ở ĐBSCL : Mô hình hồ sinh thái Đá Dựng – Thị xã Hà Tiên – Kiên Giang (Hồ sinh thái trên vùng Tứ Giác Long Xuyên).
+ Vùng sinh thái nước Mặn ở ĐBSCL : Mô hình hồ sinh thái Vườn Quốc gia U Minh Hạ – Cà Mau (Hồ sinh thái trên vùng Bán đảo Cà Mau).
+ Mô hình hồ sinh thái bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học : Hồ sinh thái khu bảo tồn sinh thái động thực vật Đồng Tháp Mười huyện Tân Phước – Tiền Giang.
+ Vùng sinh thái cát ven biển miền Trung : Mô hình hồ sinh thái Bàu Trắng – Bắc Bình – Bình Thuận.
+ Vùng sinh thái gò đồi, trung du (vùng bán khô hạn) ở miền Trung : Mô hình hồ sinh thái Kiền Kiền – Thuận Bắc – Ninh Thuận.
+ Vùng sinh thái núi cao ở miền Trung : Mô hình hồ sinh thái Nam Phương – Thị xã Bảo Lộc – Lâm Đồng.
Báo cáo đầu tư, thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán và bản vẽ thi công dự án xây dựng 3 hồ sinh thái mẫu (mô hình trình diễn) ở ĐBSCL và miền Trung : Hồ sinh thái Đá Dựng – Thị xã Hà Tiên – Kiên Giang, hồ sinh thái Kiền Kiền – Thuận Bắc – Ninh Thuận và Hồ sinh thái Nam Phương – Thị xã Bảo Lộc – Lâm Đồng đã được các địa phương chấp nhận ứng dụng kết quả nghiên cứu của đề tài.
Kết quả đề tài được nghiệm thu với mức Đạt B (theo quy chế 13/2004/QĐ-BKHCN ngày 25/5/2004 của Bộ Khoa học và Công nghệ)
 

Liên kết web