Ngày 30/6/2011, tại Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam đã họp Hội đồng nghiệm thu cấp Nhà nước để đánh giá kết quả đề tài KHCN độc lập cấp Nhà nước “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp chống ngập cho Tp. Hồ Chí Minh” mã số ĐTĐL.2007G/27 do GS. TS. Lê Sâm - Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam làm chủ nhiệm đề tài.
|
Đến dự nghiệm thu, ngoài các thành viên Hội đồng, có đại diện lãnh đạo Viện Khoa
học Thủy lợi Việt Nam và lãnh đạo Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam - đơn vị chủ
trì thực hiện đề tài cùng các thành viên tham gia thực hiện chính.
Kết quả nghiên cứu đề tài đã đã đánh giá diễn biến thực trạng và các nguyên nhân
gây ngập úng trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh; Phân vùng ngập và tiêu thoát nước,
tính toán hệ số tiêu thoát nước cho các vùng; Tính toán thủy lực bằng mô hình
MIKE MOUSE kết nối hệ thống sông kênh và cống ngầm (cho khu đô thị cũ) nhằm đưa
ra giải pháp tiêu nước bổ sung bằng động lực khi mưa lớn, triều cường; Đề xuất
một phương pháp mới tính tiêu nước phòng chống ngập Tp. Hồ Chí Minh; Đề xuất
giải pháp cải tiến công trình tại cửa xả nhằm tăng hiệu quả tiêu thoát, giảm
thiểu ngập lụt cho một số dự án cải thiện môi trường nước do JICA thực hiện;
Định hướng phát triển hệ thống hồ điều hòa cho toàn thành phố; Đề xuất được công
nghệ cống bê tông cốt thép kiểu lắp ghép và thi công trong nước cho các công
trình kiểm soát triều có quy mô lớn; Đề xuất được công nghệ kết cấu cống lắp
ghép bằng cừ bêtông cốt thép dự ứng lực cho các công trình kiểm soát triều có
quy mô vừa và nhỏ.
Đề tài cũng đã đề xuất hệ thống quan trắc, giải pháp công nghệ cảnh báo, giám
sát ngập cho Tp. HCM; Tích hợp GIS, viễn thám và mô hình thủy lực trong đánh giá
mức độ thiệt hại do ngập lụt (nghiên cứu điển hình cho khu vực nội ô Thành phố
HCM). Ứng dụng công nghệ mới kết cấu cống lắp ghép bằng cừ bêtông cốt thép dự
ứng lực xây dựng công trình cống kiểm soát triều kết hợp trạm bơm cho một dự án
cụ thể “Dự án chuyển giao công nghệ xây dựng công trình cống ngăn và kiểm soát
triều rạch Nhảy - rạch Ruột Ngựa, địa điểm xây dựng Quận 6, 8 & Bình Tân - Tp.
Hồ Chí Minh”. Xuất phát từ tình hình thực tế hiện nay, đề tài đã kịp thời cập
nhật tính toán thủy lực và đề xuất thêm một ý tưởng giải pháp chống ngập : Xây
dựng Cống – Đập Soài Rạp trên sông Soài Rạp cách cửa biển khoảng 20km.
Về đào tạo, đề tài đã góp phần đào tạo 1 tiến sĩ, 2 thạc sĩ, hướng dẫn 2 luận
văn đại học. Đề tài đã công bố 8 bài báo khoa học trên Tạp chí Khí tượng Thủy
văn, Tạp chí Nông nghiệp & PTNT và Tuyển tập kết quả KHCN Viện KHTL miền Nam năm
2009.
Sau khi nghe GS.TS. Lê Sâm, chủ nhiệm đề tài, trình bày báo cáo kết quả thực
hiện và trả lời các câu hỏi của Hội đồng, Hội đồng đã đã có nhận xét chung: Đây
là một đề tài khó vì vấn đề ngập ở Tp. HCM rất phức tạp, triển khai trong bối
cảnh đã có nhiều đề tài, dự án về chống ngập cho Tp. HCM được thực hiện trong
thời gian qua. So với Đề cương thuyết minh và Hợp đồng ký kết với Bộ KH&CN, kết
quả đề tài đã đáp ứng yêu cầu, một số nội dung đã vượt đề cương ban đầu đề ra.
Nhóm tác giả đã thực hiện đề tài một cách nghiêm túc, phương pháp nghiên cứu hợp
lý, kết quả đề tài nêu lên đầy đủ công việc và các khía cạnh khoa học, là tài
liệu tốt phục vụ chung cho các nghiên cứu tiếp theo.
Hội đồng đã ghi nhận các đề xuất của đề tài về mức độ tính tổn thất do ngập lụt,
xây dựng công trình cống cải tiến chống ngập do triều kết hợp trạm bơm, các công
nghệ cho công trình kiểm soát triều trên sông lớn và kênh rạch là khả thi, nêu
rõ được việc cần thiết nhiều tiểu vùng phải dùng động lực để giảm ngập. Hội đồng
cũng đã kiến nghị với Bộ Khoa học và Công nghệ cho nghiên cứu 01 Đề tài khoa học
cấp Nhà nước về xây dựng công trình Cống – Đập Soài Rạp để phát triển ý tưởng
giải pháp chống ngập do nhóm tác giả đề ra.
Hội đồng nhất trí đánh giá nghiệm thu đề tài đạt loại Khá.
Phòng Kế hoạch, Viện KHTL miền Nam