Khoa học
công nghệ thủy lợi
phục vụ
phát triển bền vững
Tin nổi bật
Diễn đàn "Nâng cao năng lực cộng đồng trong phòng chống thiên tai vùng Đồng bằng sông Cửu Long" được tổ chức tại Cần Thơ Video giới thiệu dự án IODA_LMB: “Đánh giá tích hợp khả năng tiếp cận nước sinh hoạt của các cộng đồng dễ bị tổn thương ở Hạ lưu sông Mekong” Hoạt động Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam (20/10/1930 – 20/10/2024) và 14 năm Ngày Phụ nữ Việt Nam (20/10/2010 – 20/10/2024). Hội thảo cuối kỳ Đề tài khoa học cấp Tỉnh: Nghiên cứu xâm nhập mặn nhằm đề xuất các giải pháp nâng cấp và hiện đại hóa hệ thống hạ tầng thủy lợi phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tiền Giang Hội thảo khoa học Đề tài KHCN cấp Bộ: Nghiên cứu dự báo xâm nhập mặn và nguồn nước thời hạn dài phục vụ sản xuất và dân sinh vùng đồng bằng sông Cửu Long Nhiều hoạt động ý nghĩa hướng về biên giới Tân Châu Lễ công bố Quyết định và trao tặng bằng Tiến sĩ đợt 1 năm 2024 tại Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam Hội thao viên chức, người lao động - Kỷ niệm 46 năm thành lập Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam Hội thảo khoa học Đề tài KHCN cấp Bộ: Nghiên cứu giải pháp, công nghệ tích trữ nước phân tán phục vụ vùng cây ăn quả vùng Đồng bằng Sông Cửu Long. Cần làm tốt công tác dự báo sạt lở bờ biển, kiên quyết di dời dân cư ra khỏi vùng xung yếu
Tin tức > Tin hoạt động viện

Nthu_nongthonmoi_007.jpg

Ngày 11/3/2014, tại Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam, Bộ Khoa học và Công nghệ đã tổ chức họp nghiệm thu cấp Nhà nước kết quả thực hiện Đề tài độc lập cấp Nhà nước: “Nghiên cứu các giải pháp nâng cấp và hiện đại hóa hệ thống thủy lợi phục vụ phát triển nông thôn mới vùng Đồng bằng sông Cửu Long”, mã số ĐTĐL.2010G/45 do ThS. Nguyễn Đình Vượng –Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam làm Chủ nhiệm đề tài.

Hội đồng nghiệm thu cấp Nhà nước được thành lập tại Quyết định số 290/QĐ-BKHCN ngày 25/02/2014 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và công nghệ, Hội đồng gồm 9 thành viên do GS.TSKH. Nguyễn Ân Niên làm Chủ tịch Hội đồng. Ngoài ra, Tổ chuyên gia thẩm định đề tài theo Quyết định gồm 3 thành viên.

Tham dự phiên họp về phía Bộ Khoa học và công nghệ có Bà Lê Thị Hoàn, Phó Vụ trưởng Vụ Tài chính; ông Phùng Văn Thành, Vụ Khoa học & Công nghệ các ngành kinh tế kỹ thuật và Chuyên viên các Vụ quản lý chức năng của Bộ Khoa học và công nghệ. Về phía Bộ Nông nghiệp và PTNT có ông Đinh Vũ Thanh, Phó Vụ trưởng Vụ KHCN và Môi trường; về phía Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam có PGS.TS. Lê Mạnh Hùng, Giám đốc Viện, GS.TS. Tăng Đức Thắng, Phó Giám đốc Viện; về phía Viện KHTL miền Nam có ThS. Trần Bá Hoằng, Phó Viện trưởng phụ trách, các thành viên trong Ban Giám đốc Viện, GS.TS. Lê Sâm, nguyên Viện trưởng, lãnh đạo Trung tâm Nghiên cứu Thủy nông và Cấp nước là đơn vị thực hiện chính đề tài và đại diện các phòng quản lý chức năng, các đơn vị chuyên môn của Viện.

Hội đồng nghiệm thu cấp Nhà nước đã tổ chức họp trong 2 phiên: phiên Tổ chuyên gia và phiên toàn thể để đánh giá toàn bộ kết quả thực hiện đề tài.

Kết quả đánh giá đề tài theo quy chế 12/2009/TT-BKHCN, đề tài đạt 84,6/100 điểm, đạt loại Khá.

Theo đánh giá của Hội đồng, đây là một đề tài khá rộng và có tính thời sự cao về xây dựng nông thôn mới. Tập thể tác giả đã cố gắng nỗ lực rất lớn, triển khai nghiên cứu có hệ thống và có sự phối hợp tốt với địa phương, đây là một nghiên cứu nền tổng quát về nâng cấp, hiện đại hóa hệ thống thủy lợi nội đồng (thủy lợi cấp xã quản lý) ở ĐBSCL. Ngoài ra đề tài cũng đã đề xuất kiến nghị một vài hướng nghiên cứu tiếp tục trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở ĐBSCL, kiến nghị cho đề tài được thực hiện giai đoạn tiếp theo (thực hiện Phase 2) để kiểm chứng độ thành công của giải pháp nhóm tác giả đề ra.

Một số kết quả chính về khoa học công nghệ của đề tài:

+ Đã xác lập cơ sở khoa học, phương pháp luận về các vấn đề nâng cấp, hiện đại hoá hệ thống thuỷ lợi theo tiêu chí nông thôn mới ở ĐBSCL. Luận giải rõ 5 tiêu chí trong Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới có liên quan trực tiếp đến nâng cấp hệ thống công trình thủy lợi nội đồng - cấp xã quản lý (Tiêu chí số 1 : Quy hoạch – Thiết kế quy hoạch đồng ruộng xây dựng cánh đồng mẫu lớn,…; Tiêu chí số 2 : Giao thông – gắn với nội đồng phục vụ cơ giới hóa,…; Tiêu chí số 4 : Điện – hạ tầng điện nông thôn cho hệ thống trạm bơm điện vừa và nhỏ; Tiêu chí 13 : Tổ hợp tác – hướng đến tổ hợp tác dùng nước, quản lý thủy nông có sự tham gia của cộng đồng/người dân – tiến tới xã hội hóa công tác thủy nông nội đồng; Tiêu chí số 17 : Môi trường – đảm bảo chỉ tiêu môi trường kênh rạch nội đồng cấp xã). Đây là căn cứ quan trọng đề xuất các giải pháp nâng cấp, hiện đại hoá hệ thống thuỷ lợi phục vụ xây dựng nông thôn mới ở ĐBSCL.

+ Đề tài đã đề xuất các sơ đồ mô hình hệ thống thủy lợi mẫu về giải pháp nâng cấp, hiện đại hóa hệ thống thủy lợi đại diện cho các vùng sinh thái ở ĐBSCL. Đề xuất ứng dụng một số giải pháp công nghệ chủ đạo về kỹ thuật thuỷ lợi phục vụ nâng cấp, hiện đại hoá hệ thống thuỷ lợi góp phần xây dựng nông thôn mới ĐBSCL.

+ Đề tài đã kiến nghị đưa vấn đề PIM (quản lý thủy nông có sự tham gia của người dân) vào tiêu chí thủy lợi (Tiêu chí số 3) trong Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới. Đã đề xuất, kiến nghị một phương án điều chỉnh tên gọi “Chỉ tiêu 3.2 - Tiêu chí thủy lợi” trong Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới và đề xuất bổ sung một số nội dung hướng dẫn về Tiêu chí thủy lợi trong Thông tư 54/2009/TT-BNNPTNT (nay là Thông tư 41/2013/TT-BNNPTNT) cho phù hợp và sát thực tiễn ĐBSCL.

Đề tài đã đề xuất các tiêu chuẩn/thông số kỹ thuật cho hệ thống thủy lợi cấp xã đáp ứng yêu cầu phát triển nông thôn mới vùng ĐBSCL. Bước đầu biên soạn 01 cuốn báo cáo (dạng sổ tay) các tiêu chuẩn/thông số kỹ thuật (áp dụng cho hệ thống thủy lợi các xã nông thôn mới) là tài liệu tham khảo để ngành Nông nghiệp và PTNT xây dựng và ban hành Tiêu chuẩn kỹ thuật cho hệ thống thủy lợi nội đồng đáp ứng tiêu chí xây dựng nông thôn mới cấp xã để chuyển giao cho các địa phương vùng ĐBSCL.

+ Đề tài đã lập hồ sơ thiết kế quy hoạch 3 mô hình mẫu nâng cấp, hiện đại hóa hệ thống thủy lợi phục vụ xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã Trung Hưng – huyện Cờ Đỏ – Tp. Cần Thơ (đại diện cho vùng sinh thái ngọt); Xã Phong Thạnh A – huyện Giá Rai – tỉnh Bạc Liêu (đại diện cho vùng sinh thái lợ); Xã Thạnh Phú – huyện Cái Nước – tỉnh Cà Mau (đại diện cho vùng sinh thái mặn), được các địa phương có văn bản đề nghị chấp thuận áp dụng kết quả để có thể đưa vào lập dự án đầu tư xây dựng thí điểm mô hình mẫu hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất kết hợp phát triển nông thôn mới trong thời gian tới.

+ Về đào tạo và xuất bản: đề tài đã góp phần đào tạo 1 NCS, 4 thạc sĩ, hướng dẫn 4 luận văn đại học chuyên ngành thủy lợi và môi trường, đã viết được 6 bài báo khoa học công bố trên các Tạp chí Nông thôn mới, Tạp chí Nông nghiệp & PTNT, Tạp chí Khoa học và công nghệ Thủy lợi và Tuyển tập kết quả KHCN Viện KHTL miền Nam.

Một số hình ảnh tại lễ nghiệm thu đề tài:

Nthu_nongthonmoi_004.jpg

Nthu_nongthonmoi_001.jpg

Nthu_nongthonmoi_005.jpg

Nthu_nongthonmoi_002.jpg

Nthu_nongthonmoi_006.jpg

Nthu_nongthonmoi_003.jpg

Tin và ảnh: Phòng Kế hoạch

Liên kết web