Khoa học
công nghệ thủy lợi
phục vụ
phát triển bền vững
Tin nổi bật
Diễn đàn "Nâng cao năng lực cộng đồng trong phòng chống thiên tai vùng Đồng bằng sông Cửu Long" được tổ chức tại Cần Thơ Video giới thiệu dự án IODA_LMB: “Đánh giá tích hợp khả năng tiếp cận nước sinh hoạt của các cộng đồng dễ bị tổn thương ở Hạ lưu sông Mekong” Hoạt động Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam (20/10/1930 – 20/10/2024) và 14 năm Ngày Phụ nữ Việt Nam (20/10/2010 – 20/10/2024). Hội thảo cuối kỳ Đề tài khoa học cấp Tỉnh: Nghiên cứu xâm nhập mặn nhằm đề xuất các giải pháp nâng cấp và hiện đại hóa hệ thống hạ tầng thủy lợi phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tiền Giang Hội thảo khoa học Đề tài KHCN cấp Bộ: Nghiên cứu dự báo xâm nhập mặn và nguồn nước thời hạn dài phục vụ sản xuất và dân sinh vùng đồng bằng sông Cửu Long Nhiều hoạt động ý nghĩa hướng về biên giới Tân Châu Lễ công bố Quyết định và trao tặng bằng Tiến sĩ đợt 1 năm 2024 tại Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam Hội thao viên chức, người lao động - Kỷ niệm 46 năm thành lập Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam Hội thảo khoa học Đề tài KHCN cấp Bộ: Nghiên cứu giải pháp, công nghệ tích trữ nước phân tán phục vụ vùng cây ăn quả vùng Đồng bằng Sông Cửu Long. Cần làm tốt công tác dự báo sạt lở bờ biển, kiên quyết di dời dân cư ra khỏi vùng xung yếu
Tin tức > Tin hoạt động viện

detai_thudong0011.jpg

Đề tài "Nghiên cứu đề xuất các giải pháp thủy lợi phục vụ sản xuất lúa vụ Thu Đông ở Đồng bằng sông Cửu Long", mã số ĐTĐL.2012-T/25 đã được Bộ Khoa học và Công nghệ; Bộ Nông nghiệp và PTNT giao cho Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam chủ trì, Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam thực hiện kể từ cuối tháng 12/2012 đến 31/12/2016. Đến thời điểm hiện nay, đề tài đã hoàn thành các nội dung sản phẩm chủ yếu theo đề cương được duyệt và hợp đồng.

Ngày 09/12/2016 tại trụ sở Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam, Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam đã tổ chức họp nghiệm thu cấp cơ sở đề tài.

Hội đồng nghiệm thu cơ sở do Giám đốc Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam thành lập theo Quyết định số 1888/QĐ-VKHTLVN ngày 30/11/2016 gồm 7 thành viên, do PGS.TS Nguyễn Vũ Việt làm Chủ tịch Hội đồng, 2 Ủy viên phản biện là GS.TSKH Nguyễn Ân Niên (Hội Khoa học Thủy lợi TP.Hồ Chí Minh và PGS.TS Nguyễn Đăng Tính, Cơ sở 2 Đại học Thủy lợi) và 4 Ủy viên khác đến từ Cục Trồng trọt- Bộ Nông nghiệp và PTNT, Viện Quy hoạch Thủy lợi miền Nam, Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam.

Dự họp nghiệm thu cơ sở, về phía Bộ Nông nghiệp và PTNT có PGS.TS Đinh Vũ Thanh, Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường; về phía Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam là cơ quan thực hiện đề tài có TS. Trần Bá Hoằng, Viện trưởng; các thành viên trong BGĐ Viện; Phòng Kế hoạch Tài chính; Trung tâm Thủy công Thủy lực; các cán bộ khoa học của Viện; Viện Kỹ thuật Biển; các nhà khoa học trong lĩnh vực thủy lợi, nông nghiệp, môi trường (GS.TS Nguyễn Tất Đắc, GS.TS Lê Mạnh Hùng, PGS.TS Hoàng Văn Huân. TS. Hoàng Quốc Tuấn…).

Các ý kiến thảo luận tại buổi nghiệm thu đã đánh giá đề tài có phương pháp nghiên cứu hợp lý, đã ứng dụng mô hình mô phỏng bất định để đánh giá tác động của điều tiết thủy điện thượng lưu, biến động dòng chảy lũ, diễn biến triều. Đặc biệt đã sử dụng rộng rãi và có hiệu quả mô hình toán thủy lực và truyền chất để đánh giá phân bổ nguồn nước và xâm nhập mặn ở ĐBSCL.

Các sản phẩm KHCN chính của đề tài đã thực hiện được báo cáo tại buổi nghiệm thu:

- Báo cáo đánh giá hiện trạng sản xuất lúa vụ Thu Đông và sự bất cập của hệ thống thủy lợi hiện nay; đã điều tra phân tích, xây dựng các lớp bản đồ sản xuất vụ Thu Đông những năm gần đây gắn với các loại bờ bao, hệ thống thủy lợi bên ngoài và bên trong khu bao, có dự báo kịch bản cho nững năm tiếp theo với ảnh hưởng thủy điện thượng lưu. Mưa theo tần suất và theo chuỗi; ảnh hưởng của Biển Hồ và sự phát triển của giao thông ở Campuchia làm cho dòng tràn vào Đồng Tháp Mười giảm, ảnh hưởng của BĐKH-NBD…

- Báo cáo cơ sở khoa học và yêu cầu điều chỉnh hệ thống thủy lợi phục vụ phát triển vụ Thu Đông ở ĐBSCL;

- Báo cáo giải pháp thủy lợi phục vụ sản xuất lúa vụ Thu Đông ở ĐBSCL (giải pháp không gây mâu thuẫn về nguồn nước và ngập úng);

- Thiết kế mẫu khu sản xuất lúa vụ Thu Đông ở Huyện Châu Phú (An Giang) diện tích 2973 ha và ở Huyện Cao Lãnh (Đồng Tháp) diện tích 921 ha. Cả hai hồ sơ khu mẫu này đã có văn bản thỏa thuận áp dụng của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh An Giang và Đồng Tháp.

Đánh giá về chất lượng khoa học của đề tài, Hội đồng nghiệm thu và các đại biểu đã đánh giá đề tài đã dược thực hiện ở trình độ khoa học cao, công cụ hỗ trợ tính toán hiện đại, các tác giả đã có am hiểu sâu về lĩnh vực nghiên cứu liên quan (lũ, xâm nhập mặn, tác động thượng lưu, các giải pháp thủy lợi riêng rẽ cho từng vùng nghiên cứu: vùng ngập nông, ngập sâu, vùng lũ (Tứ giác Long Xuyên, Đồng Tháp Mười), vùng ngọt hóa (Nhật Tảo, Tân Trụ, Gò Công, Nam Măng Thít, Long Phú -Trần Đề Sóc Trăng, vùng ngọt hóa Bạc Liêu), vùng xâm nhập mặn Cà Mau, Kiên Giang, Hậu Giang…

Đến năm 2016, diện tích lúa Thu Đông ở ĐBSCL đạt trên 820.000 ha. Sản lượng lúa Thu Đông ở ĐBSCL hiện đạt khoảng 4,5 triệu tấn/năm. Năm 2011, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã có văn bản chỉ đạo về quy hoạch sản xuất lúa vụ Thu Đông, xem lúa vụ Thu Đông là một vụ sản xuất chính ở ĐBSCL trong cơ cấu 3 vụ/năm. Sản xuất lúa Thu Đông hiện đang có xu hướng chuyển dịch giảm dần từ vùng ven biển về các vùng lũ ĐBSCL, một số tỉnh có thể mở rộng thêm diện tích lúa Thu Đông như Kiên Giang, Long An.

Các ý kiến thảo luận tại buổi nghiệm thu cũng cho thấy lúa Thu Đông hiện nay sản xuất theo yêu cầu khách quan thị trường (trong và ngoài nước), việc tiêu thụ lúa Thu Đông có lợi thế nhất so với các vụ khác vì Việt Nam là nước duy nhất ở khu vực sản xuất được vụ này. Những ưu điểm khác của vụ lúa Thu Đông là tạo nhiều sinh kế cho người dân vùng lũ, đảm bảo an ninh lương thực. Các đại biểu cho rằng Vụ Thu Đông là cần thiết phải làm, nhưng để sản xuất ở quy mô cánh đồng mẫu lớn, ô thủy lợi phải đạt từ 5000-7000 ha.

PGS.TS Nguyễn Vũ Việt đã phát biểu kết luận của Hội đồng nghiệm thu cấp cơ sở, đánh giá kết quả nghiên cứu của đề tài bước đầu đã giới thiệu những giải pháp thủy lợi cụ thể, rõ ràng cho các vùng có khả năng sản xuất lúa Thu Đông ở ĐBSCL. Kết quả đề tài là cơ sở khoa học để đề xuất tham mưu cho Bộ chỉ đạo các vấn đề trong sản xuất phát triển lúa Thu Đông ở ĐBSCL. Đây là đề tài lớn có đóng góp ở tầm chiến lược cho cả vùng ĐBSCL.

Báo cáo tổng hợp đầy đủ, rõ ràng, phân tích nền và nhiều kịch bản về thủy văn thủy lực cho toàn vùng ĐBSCL (tuy nhiên báo cáo tổng hợp hiện còn quá dài, cần biên tập gọn lại, cô đọng hơn nhưng vẫn bảo đảm được hàm lượng khoa học của báo cáo). Nên bổ sung thêm các báo cáo làm rõ các luận cứ cho các giải pháp thủy lợi. Khuyến nghị thêm các cây trồng vụ Thu Đông, ngoài cây lúa.

Hội đồng nghiệm thu đã nhất trí đánh giá đề tài xếp loại "đạt" và kiến nghị cơ quan chủ trì đề tài làm thủ tục trình Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Nông nghiệp và PTNT nghiệm thu cấp Quốc gia đối với đề tài./.

Một số hình ảnh tại buổi nghiệm thu :

detai_thudong010031.jpg

Detai_thudong0021.jpg

detai_thudong0031.jpg

detai_thudong0041.jpg

Detai_thudong0051.jpg

Detai_thudong0061.jpg

Detai_thudong010011.jpg

detai_thudong010021.jpg

detai_thudong010031.jpg

Detai_thudong010041.jpg

Detai_thudong010051.jpg

Detai_thudong010061.jpg

Tin và ảnh: Phòng Kế hoạch

Liên kết web