công nghệ thủy lợi
phục vụ
phát triển bền vững
Trong khuôn khổ các hoạt động chuẩn bị kỷ niệm 40 năm thành lập Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam (1978 –2018) và đón nhận Huân chương Độc lập Hạng nhất sẽ diễn ra ngày 30/11/2018, nhiều hoạt động khoa học và hoạt động phong trào đã được Viện tổ chức.
Hôm này ngày 16/11/2018 Hội thảo Khoa học với chủ đề “Khoa học công nghệ Thủy lợi phục vụ phát triển bền vững các tỉnh phía Nam”, là một đợt sinh hoạt học thuật chào mừng kỷ niệm 40 năm thành lập Viện.
Đồng bằng sông Cửu Long và rộng hơn là các tỉnh phía Nam đã và đang đứng trước những thách thức lớn, đặc biệt các thách thức do biến đổi khí hậu, nước biển dâng, phát triển thượng nguồn, sụt lún đất, làm thay đổi qui luật dòng chảy, lũ lụt, hạn hán, xâm nhập mặn, suy giảm chất lượng nước, xói lở bở sông, ven biển, hải đảo. Những vấn đề đó đặt ra cho ngành Khoa học thủy lợi những bài toán lớn, rất nan giải nhưng cần phải giải quyết, nhằm mục tiêu góp phần phát triển bền vững kinh tế xã hội các tỉnh phía Nam. Đó cũng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm mà Nghị quyết 120 của Chính phủ đã đặt ra.
Hội thảo hôm nay nhằm trao đổi, thông báo một số kết quả nghiên cứu của Viện về các thay đổi điều kiện tự nhiên liên quan đến đất và nước phục vụ cho phát triển bền vững các tỉnh phía Nam. Tại Hội thảo lần này, Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam xin lựa chọn trình bày một số kết quả KHCN tiêu biểu phục vụ phát triển vùng ĐBSCL thuộc các lĩnh vực quản lý tài nguyên nước, phòng chống thiên tai, kiểm soát lũ, mặn, công nghệ thiết kế công trình, thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản...Đây là những lĩnh vực mà Viện đã có chuỗi kinh nghiệm nghiên cứu xuyên suốt trong quá trình xây dựng và phát triển Viện mấy chục năm qua, đặc biệt trong 15 năm trở lại đây
Tham dự hội thảo có khoảng 60 đại biểu là Đại diện Cục Quản lý XDCT Bộ Nông nghiệp và PTNT tại TPHCM; Chi cục Phòng, chống thiên tai miền Nam, thuộc Tổng cục PCTT; Ban QLĐT XD Thủy lợi 9; Đại diện Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh thuộc Đông Nam bộ, TP.HCM và các tỉnh ĐBSCL; Đại diện Cơ sở 2, Đại học Thủy lợi; Đại diện Trung tâm BĐKH, Đại học Quốc gia TPHCM; Đại diện Viện Kỹ thuật Biển, Viện KHTLVN; Đại diện Viện Quy hoạch Thủy lợi miền Nam;Đại diện Phân Viện Quy hoạch thiết kế nông nghiệp miền Nam; Đại diện Viện KHKT Nông nghiệp miền Nam; Đại diện Viện NC nuôi trồng thủy sản 2; Phân Viện Quy hoạch Thủy sản phía Nam; Đại diện Phân viên nghiên cứu Lâm nghiệp Nam bộ; Đại diện UB sông Mê Công Việt Nam; Đại diện lãnh đạo Hội Khoa học kỹ thuật Thủy lợi TP.HCM; Các nhà khoa học lĩnh vực Thủy lợi môi trường tại TP.HCM: GS.TSKH. Nguyễn Ân Niên; GS.TS. Nguyễn Tất Đắc; GS.TS. Lê Mạnh Hùng; Đại diện lãnh đạo Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam: Lãnh đạo Hội đồng khoa học và các cán bộ khoa học thuộc Viện;
Hội thảo đã nghe và thảo luận 6 báo cáo chuyên đề về các lĩnh vực: Sụt lún đồng bằng, Xói lở lòng dẫn và cửa sông ven biển ĐBSCL, Hiện trượng ngập lụt hạ du sông Sài Gòn, Thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản ven biển, Cống vùng triều và Công nghệ BIM trong thiết kế công trình thủy lợi.
PGS.TS Đỗ Tiến Lanh, Phó Viện trưởng, Chủ tịch Hội đồng Khoa học Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam đã phát biểu khai mạc hội thảo. Điều hành chương trình hội thảo: PGS.TS. Đỗ Tiến Lanh, PGS.TS. Nguyễn Nghĩa Hùng.
Các đại biểu tham dự Hội thảo đã trao đổi, thảo luận sâu sắc về các nội dung Khoa học đã báo cáo; Nhìn chưng các đại biểu đánh giá cao kết quả nghiên cứu của Viện và mong muốn Viện tiếp tục đề xuất thực hiện các đề tài tương tự, nghiên cứu chuyên sâu, chuyển giao và ứng dụng các kết quả nghiên cứu vào thực tế;
Hội thảo kết thúc thành công lúc 12g30 cùng ngày./.
Mời độc giả xem chi tiết các bài viết tại đây:
4) Kỹ thuật thủy lợi nội đồng phục vụ nuôi tôm ven biển vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
6) Ứng dụng Công nghệ BIM trong thiết kế công trình thủy lợi.
Một số hình ảnh tại Hội thảo:
Tin, ảnh: Phòng KH
- Giải pháp tổng hợp sử dụng nguồn nước vùng Đông Nam Bộ và Phụ cận
- Bờ biển đồng bằng sông Cửu Long - Sạt lở và các giải pháp phòng chống
- Tài liệu hướng dẫn tạm thời kỹ thuật trữ nước, tưới hiệu quả cho cây ăn trái vùng Đồng bằng sông Cửu Long (Áp dụng trong điều kiện xâm nhập mặn mùa khô năm 2020-2021)
- Các giải pháp kết cấu công trình ven biển thích ứng biến đổi khí hậu