công nghệ thủy lợi
phục vụ
phát triển bền vững
Đề tài khoa học công nghệ cấp Quốc gia "Nghiên cứu sử dụng phế thải, phụ phẩm từ rơm, rạ, trấu, thân cây để chế tạo vật liệu nhẹ, cấu kiện bảo vệ sông rạch thân thiện với môi trường tại ĐBSCL” do Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam thực hiện, PGS.TS Nguyễn Phú Quỳnh làm chủ nhiệm đề tài, đã được Đại học Quốc gia Tp. HCM tổ chức nghiệm thu chính thức vào ngày 28/06/2021 (theo Quyết định thành lập Hội đồng nghiệm thu số 688/QĐ-ĐHQG ngày 14/06/2021 của Giám đốc Đại học Quốc gia Tp. HCM).
Hội đồng nghiệm thu gồm 9 thành viên, do GS.TS Nguyễn Tất Đắc (Hội Khoa học kỹ thuật Thủy lợi TP. Hồ Chí Minh) làm Chủ tịch Hội đồng; Phó Chủ tịch Hội đồng là PGS.TS Từ Diệp Công Thành, Giám đốc Văn phòng Chương trình Tây Nam Bộ.
Tới dự có buổi nghiệm thu về phía Đại học Quốc gia Tp. HCM có PGS.TS. Huỳnh Thành Công – Phó Trưởng ban KH, GS.TS. Lê Mạnh Hùng - Ủy viên Ban chủ nhiệm Chương trình Tây Nam Bộ, các cán bộ đại diện Văn phòng Chương trình Tây Nam Bộ.
Tới dự buổi nghiệm thu về phía cơ quan chủ trì thực hiện đề tài Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam có PGS.TS Trần Bá Hoằng, Viện trưởng, PGS.TS Nguyễn Nghĩa Hùng – Phó Viện trưởng; PGS.TS Nguyễn Phú Quỳnh – Phó Viện trưởng - chủ nhiệm đề tài, TS. Nguyễn Đình Vượng – Trưởng phòng KHTC phụ trách công tác quản lý KHCN, lãnh đạo và cán bộ Trung tâm Tài nguyên nước, phòng Nghiên cứu Vật liệu xây dựng và kết cấu công trình và các cán bộ khoa học tham gia thực hiện chính đề tài.
PGS.TS Nguyễn Phú Quỳnh, chủ nhiệm đề tài đã thay mặt các thành viên thực hiện đề tài báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện đề tài sau gần 3 năm thực hiện.
MỤC TIÊU ĐỀ TÀI:
Đánh giá được thực trạng và cơ chế xói lở bờ sông, kênh rạch tại ĐBSCL (ĐBSCL);
Đề xuất được các giải pháp bảo vệ bờ sông, kênh rạch tại vùng ĐBSCL bằng các vật liệu nhẹ cấu kiện từ phế thải, phụ phẩm (từ rơm, rạ, trấu, thân cây);
Đề xuất được quy trình công nghệ sử dụng phế thải, phụ phẩm từ rơm, ra, trấu, thân cây để chế tạo các vật liệu nhẹ, cấu kiện bảo vệ sông rạch thân thiện với môi trường tại ĐBSCL;
Triển khai 01 mô hình thực tế dài khoàng 120 mét cho bờ sông, kênh rạch bị xói lở.
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:
Nội dung 1: Tổng hợp, đánh giá phân tích tài liệu về điều kiện tự nhiên, hiện trạng sạt lở và đề xuất các giải pháp bảo vệ bờ sông, kênh rạch tại ĐBSCL;
Nội dung 2: Nghiên cứu lựa chọn thành phần vật liệu phối liệu với phụ phẩm nông nghiệp để chế tạo vật liệu nhẹ dạng tấm, bản, khối có độ bền cao trong điều kiện môi trường ĐBSCL;
Nội dung 3: Nghiên cứu quy trình công nghệ chế tạo các loại vật liệu, cấu kiện bảo vệ bờ sông, kênh, rạch vùng ĐBSCL, chứa thành phần phế thải, phụ phẩm nông nghiệp;
Nội dung 4: Ứng dụng kết quả nghiên cứu để xây dựng mô hình bảo vệ bờ sông, kênh, rạch ngoài thực tế, với chiều dài 120 m;
Nội dung 5: Đánh giá hiệu quả của mô hình thử nghiệm và khả năng ứng dụng, phạm vi ứng dụng, khả năng nhân rộng.
PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Phạm vi nghiên cứu về địa lí
Các tỉnh vùng ĐBSCL, nơi có nền địa chất rất yếu và hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt và chế độ thủy động lực học hết sức đặc trưng, vừa tác động bởi dòng chảy trong sông từ thượng nguồn, lũ tràn đồng, triều biển Đông.
Phạm vi nghiên cứu về chuyên môn
Nghiên cứu giải pháp thân thiện môi trường mà cụ thể là các phế thải, phụ phẩm nông nghiệp để bảo vệ bờ sông, kênh, rạch vùng ĐBSCL.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI VỀ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN:
Đối với lĩnh vực khoa học và công nghệ
Việc nghiên cứu xây dựng cơ sở khoa học và thực tiễn cho các giải pháp bảo vệ bờ sông rạch bằng vật liệu thân thiện với môi trường, hướng tới phát triển kinh tế, xã hội vùng ĐBSCL một cách bền vững.
Kết quả nghiên cứu góp phần cung cấp tư duy, cách tiếp cận mới trong việc khai thác sử dụng nguyên vật liệu địa phương một cách khoa học và thực tế.
Đối với kinh tế - xã hội
Kết quả của nghiên cứu này phục vụ thiết thực cho việc phát triển kinh tế - xã hội, vùng ĐBSCL trong điều kiện chống sạt lở bờ sông rạch, cũng như thích ứng với biến đổi khí hậu;
Kết quả đề tài dự kiến sẽ góp phần vào việc hoàn thiện qui trình công nghệ sử dụng vật liệu phụ phẩm từ nông nghiệp, thân thiện với môi trường góp phần phát triển bền vững ở ĐBSCL.
Sản phẩm góp phần thành công chiến lược Quốc gia về phòng, chống và giảm nhẹ rủi ro thiên tai trong vấn đề sạt lở ở ĐBSCL.
Tác động nâng cao năng lực nghiên cứu của cá nhân và các thành viên tham gia thông qua việc thực hiện đề tài
Đối với cơ quan chủ trì đề tài: Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần củng cố và phát triển lý thuyết về giải pháp bảo vệ bờ sông rạch, sử dụng vật liệu mới, hướng tới bảo vệ môi trường. Một số cán bộ được đào tạo nâng cao trình độ về lý thuyết, thực hành và kinh nghiệm khi thực hiện các vấn đề có liên quan, thấy rõ hơn nữa tầm quan trọng của kế hoạch sử dụng vật liệu vào việc phòng chống sạt lở vùng ĐBSCL phục vụ cho các nghiên cứu tiếp theo.
Đối với các cơ sở ứng dụng kết quả nghiên cứu: Kết quả của đề tài hỗ trợ việc lựa chọn các loại sản phẩm vật liệu, giải pháp phòng chống sạt lở bờ sông rạch ở ĐBSCL một cách hợp lý, kinh tế. Sản phẩm của đề tài sẽ là cơ sở, tiền đề triển khai các nghiên cứu tương tự.
Các thành viên Hội đồng dự họp đã đánh giá cao kết quả sản phẩm của nhóm nghiên cứu, đóng góp các ý kiến cụ thể về chất lượng để đề tài sửa chữa, hoàn thiện các nội dung sản phẩm nghiên cứu sau nghiệm thu để giao nộp sản phẩm cho các cơ quan quản lý theo quy chế quản lý khoa học công nghệ.
Phát biểu kết luận phiên họp Hội đồng, GS.TS. Nguyễn Tất Đắc, Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu đánh giá cao kết quả đề tài, nêu rõ đề tài đã thực hiện khối lượng nghiên cứu lớn ở trong phòng thí nghiệm và ngoài hiện trường, đề tài có tính thực tiễn cao, có thể chuyển giao được cho các địa phương ở ĐBSCL.
Hội đồng nghiệm thu đề nghị kết quả mô hình thực nghiệm hiện trường của đề tài cần tiếp tục được nghiên cứu theo dõi quá trình bảo vệ bờ và kiến nghị thực hiện nhiệm vụ này để hình thành các dự án KHCN ở cấp Quốc gia cho các vùng khác ở ĐBSCL.
Kết quả đánh giá của Hội đồng: 100% thành viên Hội đồng bỏ phiếu đánh giá đề tài ở mức “Đạt” theo quy chế đánh giá nghiệm thu đề tài cấp Quốc gia ban hành theo Thông tư số 11/2014/TT-BKHCN ngày 30/5/2014 của Bộ Khoa học và Công nghệ.
Độc giả tham khảo thêm thông tin về kết quả đề tài tại đây.
Giới thiệu hình ảnh công nghệ của đề tài xem tại đây.
Một số hình ảnh của Đề tài:
Tin và Ảnh: Phòng Kế hoạch | |
- Bản tin tuần “Giám sát, dự báo chất lượng nước trong hệ thống CTTL vùng kẹp giữa hai sông Vàm Cỏ, phục vụ lấy nước sản xuất nông nghiệp năm 2024” ngày lấy mẫu 05-07/07/2024 - Dự báo từ ngày 17/07/2024 đến ngày 21/07/2024"
- Bản tin tuần “Giám sát, dự báo chất lượng nước trong hệ thống CTTL vùng kẹp giữa hai sông Vàm Cỏ, phục vụ lấy nước sản xuất nông nghiệp năm 2024” ngày lấy mẫu 05-07/07/2024 - Dự báo cho đến ngày 16/07/2024
- Bản tin tuần “Giám sát, dự báo chất lượng nước trong hệ thống CTTL vùng kẹp giữa hai sông Vàm Cỏ, phục vụ lấy nước sản xuất nông nghiệp năm 2024” ngày lấy mẫu 18-20/06/2024 - Dự báo từ ngày 01/07/2024 đến ngày 06/07/2024"
- Bản tin tuần (từ ngày 28/6/2024 đến ngày 04/7/2024) dự báo nguồn nước phục vụ sản xuất, điều hành cấp nước vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
- Giải pháp tổng hợp sử dụng nguồn nước vùng Đông Nam Bộ và Phụ cận
- Bờ biển đồng bằng sông Cửu Long - Sạt lở và các giải pháp phòng chống
- Tài liệu hướng dẫn tạm thời kỹ thuật trữ nước, tưới hiệu quả cho cây ăn trái vùng Đồng bằng sông Cửu Long (Áp dụng trong điều kiện xâm nhập mặn mùa khô năm 2020-2021)
- Các giải pháp kết cấu công trình ven biển thích ứng biến đổi khí hậu