Khoa học
công nghệ thủy lợi
phục vụ
phát triển bền vững
Tin nổi bật
Lễ công bố Quyết định và trao tặng bằng Tiến sĩ đợt 1 năm 2025 tại Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam Việt Nam-Trung Quốc hợp tác giải quyết thách thức về nguồn nước ở Đồng bằng sông Cửu Long Hội thảo Quốc tế -Tuần Lễ Môi Trường và Biến Đổi Khí Hậu tại Việt Nam 2025 (Tuần lễ MTT Việt Nam) Vietnam Environmental and Climate Change Engagement Week 2025 (MTT Week 2025) Công đoàn Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam tổ chức họp mặt kỷ niệm 115 năm ngày Quốc tế Phụ nữ (08/3/1910 - 08/3/2025) và 1985 năm cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Hội thảo cuối kỳ Đề tài khoa học cấp Tỉnh : Tiềm năng, giải pháp quản lý nước ngọt phục vụ sản xuất và dân sinh hiệu quả ở tỉnh Hậu Giang Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam làm việc với Viện Pasteur Tp. Hồ Chí Minh Mời tham gia khảo sát Dự án “Trao quyền thay đổi: Tiếp cận toàn diện để hành động vì khí hậu, phát triển bền vững và chuyển đổi hành vi dành cho nữ học giả tại TP. Hồ Chí Minh” Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam. Diễn đàn "Nâng cao năng lực cộng đồng trong phòng chống thiên tai vùng Đồng bằng sông Cửu Long" được tổ chức tại Cần Thơ Video giới thiệu dự án IODA_LMB: “Đánh giá tích hợp khả năng tiếp cận nước sinh hoạt của các cộng đồng dễ bị tổn thương ở Hạ lưu sông Mekong”
Tin tức > Tin hoạt động viện
Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam tiếp đoàn chuyên gia thuộc các Trường Đại học Chuo, Hokkaido và chuyên gia JICA – Nhật Bản
Ngày 8/9/2022, tại Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam PGS.TS. Trần Bá Hoằng - Viện trưởng Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam đã tiếp và làm việc với Đoàn chuyên gia thuộc các Trường Đại học Chuo, Hokkaido và chuyên gia JICA – Nhật Bản do Ông Tadashi Yamada – Giáo sư Trường Đại học Chuo làm trưởng đoàn. Cùng tham dự buổi làm việc có GS.TS. Tăng Đức Thắng – nguyên Viện trưởng, GS.TS. Lê Mạnh Hùng - nguyên Viện trưởng, lãnh đạo Phòng HTQT, lãnh đạo Phòng Kế hoạch và lãnh đạo các đơn vị chuyên môn thuộc Viện.

Về phía đoàn chuyên gia thuộc các Trường Đại học Chuo, Hokkaido và chuyên gia JICA – Nhật Bản có Giáo sư Tadashi Yamada, Giáo sư Taro Arikawa, Giáo sư Atsumi Kataishi đến từ Đại học Chuo, Giáo sư Tomohito Yamada đến từ Đại học Hokkaido, cùng các chuyên gia đến từ Đại sứ quán Nhật Bản, tổ chức JICA, tổ chức FRICS và Công ty Yachiyo Engineering Co,Ltd.

Nội dung trao đổi và thảo luận tại cuộc họp là tìm hiểu các thách thức với Đồng bằng sông Cửu Long do ảnh hưởng của BĐKH, nước biển dâng, phát triển ở thượng nguồn sông Mê Công và ĐBSCL đến ngập lũ và triều, hạn hán thiếu nước, lún sụt, xói lở bờ sông, ven biển, xâm nhập mặn, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, thủy sản và đề xuất dự án hỗ trợ nghiên cứu hợp tác từ JICA.

Phát biểu tại buổi làm việc với Đoàn đoàn chuyên gia thuộc các Trường Đại học Chuo, Hokkaido và chuyên gia JICA – Nhật Bản, thay mặt cho Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam PGS.TS. Trần Bá Hoằng - Viện trưởng đã chào mừng Đoàn đã đến thăm, làm việc với Viện. Viện trưởng cho biết Viện đã và đang có nhiều mối quan hệ hợp tác với các Viện nghiên cứu, Trường Đại học, các tổ chức Quốc tế ở nhiều nước trên thế giới về các lĩnh vực nghiên cứu của Viện trong đó có Nhật Bản, Viện mong muốn thời gian tới sẽ có điều kiện được trao đổi hợp tác nhiều hơn giữa Viện và các Trường Đại học Nhật Bản và Tổ chức quốc tế JICA.

Tiếp theo đó, Viện đã giới thiệu với Đoàn sơ lược về Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam như cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ, lĩnh vực nghiên cứu. Đặc biệt GS.TS. Tăng Đức Thắng – NCVCC, nguyên Viện trưởng đã trình bày báo cáo về các thách thức liên quan đến nước, một số vấn đề về nước cho sản xuất nông nghiệp vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long và định hướng các giải pháp thích ứng.

Thay mặt cho Đoàn Nhật Bản, Giáo sư Tadashi Yamada đã cảm ơn sự đón tiếp nồng hậu của Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam với Đoàn và dự kiến sẽ chia sẻ các thông tin thu thập từ chuyến đi đến các chuyên gia và ở các trường đại học ở Nhật hy vọng trong tương lai hai bên sẽ tăng cường quan hệ có những hợp tác, trao đổi cụ thể hơn về các lĩnh vực trong thời gian tới.

Cũng trong chương trình chuyến trao đổi hợp tác này, trong thời gian từ ngày 9/9/2022 đến 11/9/2022 các chuyên gia của Viện KHTLMN cùng đoàn có chuyến đi khảo sát thực địa vùng ĐBSCL nhằm tìm hiểu thực tế các vấn đề liên quan đến ngập lụt, xói lở bờ sông, bờ biển, đất lún, hạn hán và xâm nhập mặn, đề xuất các nghiên cứu hợp tác và hỗ trợ từ tổ chức JICA Nhật Bản trong thời gian tới, PGS.TS. Nguyễn Nghĩa Hùng – Phó Viện trưởng cùng tham gia Đoàn khảo sát thực địa.

- Ngày đầu tiên 9/9/2022, Đoàn qua vùng ngập lũ Long An, Đồng Tháp, đã được giới thiệu lũ trước đây, nhận diện lũ hiện tại, các thay đổi điều kiện thổ nhưỡng, lũ và sản xuất, các vấn đề liên quan; Thăm cống Cái Lớn, được BQL giới thiệu về dự án, mục đích, nhiệm vụ, những khó khăn trong quản lý vận hành đáp ứng theo yêu cầu kiểm soát mặn theo ngưỡng tại các vị trí khống chế.

- Ngày thứ 2 (10/9/2022), làm việc với Sở NN&PTNT Cà Mau, PGĐ Sở Tô Quốc Nam tiếp và giới thiệu các vấn đề liên quan đến nguồn nước, xâm nhập mặn, lún sụt, sạt lở, ngập triều, hạn hán thiếu nước về mùa khô. Đoàn đi thực địa xói lở ven Biển Tây khu vực Hòn Đá Bạc. Buổi chiều đoàn làm việc với Sở NN&PTNT Bạc Liêu, PGĐ Sở Ngô Nguyên Phong đón tiếp giới thiệu các vấn đề liên quan đến hạn, xâm nhập mặn, nguồn nước, triều cường, xói bồi ven biển, các kế hoạch bảo vệ, thích ứng. Đoàn đã đi khảo sát thực địa tình hình sạt lở khu vực Nhà Mát – ven Biển Đông.

- Ngày thứ 3 (11/9/2022), khảo sát thực địa Tp. Cần Thơ khu vực trũng, ngập triều thuộc quận Bình Thủy và Ninh Kiều. Buổi chiều làm việc với Chi cục Thủy lợi Bến Tre, được giới thiệu các vấn đề hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, xói lở ven biển, khó khăn với sản xuất. Đoàn đã nghe giới thiệu Hệ thống thủy lợi Bắc Bến Tre, dự án JICA 3, thăm thực địa công trình thủy lợi trong tỉnh.

Kết thúc chuyến làm việc tại và đi khảo sát thực địa một số tỉnh vùng ĐBSCL, Đoàn đã đánh giá cao các kết quả nghiên cứu và ứng dụng của Viện, thông qua chuyến đi thực địa, đã hiểu được thực tế phần nào các vấn đề nổi cộm ở các vùng trên đồng bằng: lũ, ngập triều, lún sụt, sạt lở, xâm nhập mặn, ảnh hưởng BĐKH-NBD. Các thông tin thu nhận được từ chuyến đi, đoàn sẽ biên dịch sang tiếng Nhật để chia sẻ với các chuyên gia Nhật, đây là cơ hội để các GS, chuyên gia Nhật Bản để tăng cường hỗ trợ và cùng Viện phát triển các nội dung nghiên cứu tới đây ở khu vực ĐBSCL.

         Tin và Ảnh: Phòng Hợp tác Quốc Tế và phòng Kế hoạch

 

Các tin hoạt động viện khác
Theo Cục trưởng Cục Thủy lợi: 'Không có kết cấu thủy lợi, không quy hoạch thủy lợi nội đồng, chắc chắn chế độ tưới sẽ không đảm bảo để giảm phát thải cho lúa ĐBSCL'. Thiếu giải pháp công trình thủy lợi đảm bảo nguồn nước vùng ĐBSCL
Tại buổi thăm và làm việc với Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam chiều tối ngày 3/8, Bộ trưởng Lê Minh Hoan đã bày tỏ và ghi nhận những kết quả mà Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam (gọi tắt là Viện - PV) đã đạt được trong thời gian qua và gửi lời chúc mừng tới cán bộ, nhân viên, các nhà khoa học của Viện nhân Kỷ niệm 45 năm ngày thành lập (19/8/1978 - 19/8/2023) tới đây.
Ngày 08/07/2023 Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam đã tổ chức Lễ bảo vệ Luận án tiến sĩ cấp Viện cho NCS Trần Ký với tên đề tài: Xây dựng mô hình toán lan truyền nước phèn tại vùng Tứ Giác Long Xuyên và áp dụng xem xét một số tác động đến sản xuất trong vùng; Ngành Kỹ thuật Tài nguyên nước; Mã số: 9 58 02 12
Hội thảo Quốc tế Đánh giá tích hợp khả năng tiếp cận nguồn nước sinh hoạt cho các cộng đồng dễ bị tổn thương tại khu vực hạ lưu sông Mê Công (IODA_LMB) - Integrated assessment of domestic water accessibility for vulnerable communities in the Lower Mekong Basin (IODA).
Ngày 04/04/2023 tại Cơ sở đào tạo sau đại học, Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam thuộc Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam đã tổ chức Lễ công bố Quyết định và trao bằng Tiến sĩ kỹ thuật đợt I năm 2023 cho 02 tân tiến sĩ: Vũ Văn Hiếu (Quyết định 698/QĐ-VKHTLVN ngày 21/11/2022 của Giám đốc Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam về việc công nhận học vị và cấp bằng tiến sĩ) và Đỗ Đắc Hải (Quyết định 46/QĐ-VKHTLVN ngày 31/01/2023 của Giám đốc Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam về việc công nhận học vị và cấp bằng tiến sĩ).
Hội nghị được tổ chức dưới hình thức trực tiếp kết hợp với trực tuyến trên nền tảng Zoom meeting. Chủ trì Hội nghị, đoàn chủ tịch gồm: PGS.TS. Trần Bá Hoằng – Bí thư Đảng ủy, Viện trưởng; ThS. Đỗ Đắc Hải - Chủ tịch Công đoàn Viện.
Thực hiện kế hoạch tổng kết theo Thông báo hướng dẫn của Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam, ngày 26/12/2022 Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2022 và triển khai nhiệm vụ năm 2023
Ngày 13 tháng 12 năm 2022, tại thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh, Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam tổ chức hội thảo cuối kỳ Đề tài khoa học cấp Tỉnh “Đánh giá, dự báo chế độ dòng chảy (lưu lượng, mực nước, chất lượng nước) và diễn biến bồi xói tuyến sông Cổ Chiên và sông Hậu tỉnh Trà Vinh” do Viện KH Thủy lợi miền Nam là cơ quan chủ trì thực hiện, PGS.TS. Trần Bá Hoằng làm chủ nhiệm.
Ngày 23 tháng 11 năm 2022, tại thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre, Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam tổ chức hội thảo cuối kỳ Đề tài khoa học cấp Bộ “Nghiên cứu giải pháp công nghệ chống xói lở để bảo vệ rừng ngập mặn vùng ven biển đồng bằng sông Cửu Long” do Viện KH Thủy lợi miền Nam là cơ quan chủ trì thực hiện, TS. Đỗ Đắc Hải làm chủ nhiệm.
Ngày 21/10/2022 Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam đã tổ chức Lễ bảo vệ Luận án tiến sĩ cấp Viện cho NCS Đỗ Đắc Hải với tên đề tài: Nghiên cứu cơ chế xâm nhập mặn và đề xuất một số giải pháp khai thác nước hợp lý cho vùng cửa sông ven biển đồng bằng sông Cửu Long Chuyên ngành: Kỹ thuật Tài nguyên nước; Mã số: 9 58 02 12
Ngày 07/10/2022 Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức họp Hội đồng nghiệm thu cấp Quốc gia để đánh giá kết quả đề tài KHCN độc lập cấp quốc gia: “Nghiên cứu giải pháp hợp lý và công nghệ thích hợp phòng chống xói lở, ổn định dải bờ biển và các cửa sông Cửu Long, đoạn từ Tiền Giang đến Sóc Trăng”, Mã số: ĐTĐL.CN-07/17 do ThS. NCS. Lê Xuân Tú làm chủ nhiệm đề tài, Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam chủ trì thực hiện.
Ngày 06/10/2022 Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức họp Hội đồng nghiệm thu cấp Quốc gia để đánh giá kết quả đề tài KHCN độc lập cấp quốc gia: “Nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ nhằm hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất tôm - lúa vùng ven biển Tây đồng bằng sông Cửu Long”, Mã số: ĐTĐL.CN-20/18 do ThS.NCS. Doãn Văn Huế làm chủ nhiệm đề tài.
Ngày 06/10/2022, Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam (KHTLMN) tổ chức Hội thảo khoa học, báo cáo tiến độ thực hiện dự án DECIDER - Các chiến lược cho thiết kế lộ trình thích ứng và phát triển tích hợp, đánh giá và quản trị các biện pháp giảm thiểu rủi ro do ngập lụt gây ra trong quá trình chuyển đổi từ nông thôn sang đô thị tại Hội trường Văn phòng đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - 135 Pasteur, Quận 3, TP.HCM.
Ngày 8/8/2022 tại Cơ sở đào tạo sau đại học, Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam thuộc Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam đã tổ chức Lễ công bố Quyết định và trao bằng Tiến sĩ kỹ thuật năm 2022 cho 03 tân tiến sĩ: Phạm Trung; Nguyễn Văn Lanh và Nguyễn Mạnh Tường
Ngày 8/8/2022 Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam đã tổ chức Lễ bảo vệ Luận án Tiến sỹ cấp Viện cho NCS VŨ VĂN HIẾU với tên đề tài: "Nghiên cứu cơ sở khoa học và khả năng di chuyển của tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) áp dụng cho đường di cư qua đập Phước Hoà”
247 tin/bài
Liên kết web