công nghệ thủy lợi
phục vụ
phát triển bền vững
Hội nghị được tổ chức dưới hình thức trực tiếp tại hội trường Viện kết hợp với trực tuyến tại các điểm cầu tại các đơn vị trực thuộc trên nền tảng zoom meeting.
Tham dự Hội nghị trực tiếp tại điểm cầu Hội trường Viện KHTL miền Nam, về phía Bộ Nông nghiệp & PTNT có Ông Nguyễn Duy Vũ – Bí thư đảng ủy khối cơ sở Bộ Nông nghiệp & PTNT; Ông Nguyễn Hồng Quang – Phó bí thư TT ĐUK Cơ sở Bộ Nông nghiệp & PTNT; Ông Lê Viết Bình – Phó Chánh văn phòng Bộ - Trưởng cơ quan đại diện Bộ Nông nghiệp & PTNT tại Tp. HCM; Ông Vũ Viết Hưng – Phó Bí thư đảng ủy khối cơ sở Bộ Nông nghiệp & PTNT – Phó Cục trưởng Cục Quản lý Xây dựng công trình;
Về phía Viện KHTL Việt Nam có GS.TS. Trần Đình Hòa – Bí thư Đảng ủy –Giám đốc Viện KHTL Việt Nam; PGS. TS. Nguyễn Thanh Bằng - Phó Giám đốc Viện KHTL Việt Nam, kiêm Trưởng ban KHTH; PGS.TS. Đặng Hoàng Thanh – Phó Bí thư Đảng ủy – Trưởng ban TCHC; ThS. Nguyễn Thu Thảo - Trưởng ban Tài chính Kế toán;
Tới dự Hội nghị tại điểm cầu Hội trường Viện có GS.TS. Lê Mạnh Hùng – Nguyên Phó TCT Tổng cục Thủy lợi, nguyên Giám đốc Viện KHTL Việt Nam; GS.TS. Tăng Đức Thắng – Nguyên Phó Giám đốc Viện KHTL Việt Nam.
Về phía Viện KHTL miền Nam có PGS.TS. Trần Bá Hoằng – Bí thư Đảng ủy, Viện trưởng; Cùng tham dự hội nghị tại điểm cầu văn phòng Viện có các Đ/c trong Đảng ủy và BGĐ Viện, Trưởng các đơn vị trực thuộc, Chủ tịch Công đoàn và Bí thư Đoàn thanh niên Viện.
Tham dự trực tuyến tại điểm cầu ở các đơn vị, có cấp Phó của các đơn vị trực thuộc cùng toàn thể cán bộ, viên chức và NLĐ trong Viện.
Báo cáo tổng kết công tác của Viện do Phó Viện trưởng Nguyễn Nghĩa Hùng trình bày cho biết năm 2023 Viện đã thực hiện 3 đề tài cấp Quốc gia (mở mới trong năm thêm được 3 đề tài), 5 đề tài cấp Bộ (mở mới trong năm được 1 đề tài cấp Bộ), 5 đề tài cấp tỉnh; 2 nhiệm vụ đặc thù và 1 dự án ĐTCB cùng với hàng trăm công trình, dự án (chuyển tiếp và mới) phục vụ sản xuất nhằm thực hiện nhiệm vụ chính trị của ngành và các địa phương trong địa bàn hoạt động của Viện được giao ở khu vực phía Nam, các đề tài triển khai đều đáp ứng được yêu cầu chất lượng nội dung sản phẩm theo đặt hàng. Ngoài ra Viện còn thực hiện các nhiệm vụ đột xuất khác mà Bộ Nông nghiệp và PTNT, Cục Thủy lợi, Cục Quản lý đê điều và PCTT, Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam giao điển hình như các nhiệm vụ theo dõi, dự báo tình hình hạn hán, xâm nhập mặn hay tình hình sạt lở bờ sông, bờ biển,.... Viện đã có nhiều công trình nghiên cứu, ứng dụng thiết thực phục vụ phòng chống lụt bão, giảm nhẹ thiên tai; phục vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn; phục vụ xây dựng, bảo vệ công trình thủy lợi, thủy điện ở các tỉnh phía Nam.
Trong số các đề tài cấp Nhà nước Quốc gia, cấp Bộ đã nghiệm thu năm 2023, 100% các đề tài nghiệm thu đều xếp loại từ loại Đạt trở lên, điển hình đề tài cấp Quốc gia thuộc Cụm sạt lở bờ biển ĐBSCL “Nghiên cứu giải pháp hợp lý và công nghệ thích hợp phòng chống xói lở, ổn định dải bờ biển và các cửa sông Cửu Long, đoạn từ Sóc Trăng đến Mũi Cà Mau” do Viện thực hiện đã nghiệm thu tháng 9/2023, được Hội đồng KHCN cấp Nhà nước đánh giá cao về chất lượng các sản phẩm, về tính ứng dụng và chuyển giao vào thực tiễn. Đề tài này có kết quả nổi bật đó là được cấp bằng độc quyền giải pháp hữu ích “Cấu kiện giảm sóng bảo vệ bờ biển TC02” (Quyết định số 13027w/QĐ-SHTT ngày 13/08/2021 của Cục Sở hữu Trí tuệ - Bộ KH&CN) và 3 bài báo quốc tế uy tín thuộc hệ thống ISI.
Năm 2023, từ kết quả các đề tài nghiên cứu khoa học được áp dụng và chuyển giao vào sản xuất, 100% đề tài NCKH có bài báo khoa học được đăng trên các tạp chí chuyên ngành uy tín trong nước, từ các kết quả nghiên cứu Viện đã công bố được 14 bài báo đăng trên các tạp chí quốc tế uy tín (thuộc hệ thống ISI/Scopus).
Năm 2023 Viện cũng đã chú trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực, tính đến thời điểm tháng 12/2023 có 01 cán bộ đang học sau Tiến sĩ ở Cộng hòa Liên bang Đức; 7 cán bộ đang làm NCS (trong đó có 02 ở nước ngoài); 15 cán bộ đang học cao học (trong đó có 02 ở nước ngoài). Đặc biệt trong năm 2023, Viện đã có 01 nhà khoa học (TS. Nguyễn Đình Vượng) được Hội đồng chức danh Giáo sư Nhà nước công nhận đạt chuẩn chức danh PGS ngành Thủy lợi và đã được Giám đốc Viện KHTL Việt Nam bổ nhiệm chức danh Phó Giáo sư.
Về hợp tác quốc tế, năm 2023 Viện tiếp tục thực hiện 1 nhiệm vụ Hợp tác quốc tế thuộc Chương trình hợp tác NAFOSTED - RCUK- Mã số: NE/S003150/1. Tên đề tài: Comp -Flood: Compound Flooding in Coastal Việt Nam (Ngập lụt vùng ven biển VN). Ngoài ra Viện tiếp tục duy trì hợp tác hiện hữu với các tổ chức quốc tế: World Bank, ADB, Viện Môi Trường Stockholm Thụy Điển, GIZ.
Năm 2023, Viện đã được Bộ Nông nghiệp & PTNT bàn giao tiếp nhận đưa vào sử dụng tòa nhà Trung tâm dự báo chuyên ngành thuộc Tiểu dự án HP1-5: “Tăng cường năng lực dự báo chuyên ngành phục vụ quản lý vận hành các công trình thuỷ lợi ở Đồng bằng sông Cửu Long (HP1-5), dự án ICRSL” tại khu nhà B của Viện. Viện đã và đang triển khai tổ chức thi công xây dựng tòa nhà Dự án tăng cường năng lực nghiên cứu và làm việc cho Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam với nguồn vốn ngân sách Nhà nước lĩnh vực khoa học công nghệ do Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn quản lý.
Năm 2023 Viện cũng đã thực hiện nhiều công trình tư vấn kỹ thuật thuộc các lĩnh vực xây dựng thủy lợi- quản lý tài nguyên nước- phòng chống thiên tai- thủy nông môi trường ở địa bàn các tỉnh phía Nam, trong đó ký mới 64 hợp đồng kinh tế trong các lĩnh vực thuộc chức năng nhiệm vụ của Viện.
Viện đã hoàn thành kế hoạch công tác năm 2023 vượt chỉ tiêu, doanh thu của Viện vượt so với kế hoạch giao của Viện KHTL Việt Nam.
Phát biểu tại Hội nghị, các đồng chí lãnh đạo Đảng ủy Khối, Văn Phòng Bộ và Cục Quản lý Xây dựng công trình đều đánh giá cao đóng góp của Viện năm 2023 trong việc phục vụ chỉ đạo điều hành hoạt động của Bộ ở các tỉnh phía Nam, đặc biệt là công tác dự báo nguồn nước, dự báo mặn về mùa khô phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Đến từ cơ quan cấp trên trực tiếp, thay mặt lãnh đạo Viện KHTL Việt Nam, GS.TS Trần Đình Hoà – Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Viện đã phát biểu chỉ đạo, biểu dương những cố gắng lớn của tập thể cán bộ viên chức Viện trong năm qua, đặc biệt là những kết quả nổi bật mà Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam đã đạt được trong năm 2023. Giám đốc Viện cũng đề nghị Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam tiếp tục nâng cao năng lực về mọi mặt, nâng tầm Viện là Viện vùng và làm nhiệm vụ Viện chuyên đề mạnh, hàng đầu của ngành ở phía Nam trong đó chú trọng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và công nghệ mũi nhọn để thực hiện những nhiệm vụ mới trong giai đoạn 2021 - 2026 do Bộ Nông nghiệp & PTNT và Viện KHTL Việt Nam giao ở phía Nam nhằm thực hiện tốt Nghị quyết 120 của Chính phủ về phát triển ĐBSCL thích ứng với BĐKH. Viện cần ứng dụng chuyển đổi số mạnh mẽ trong công tác khoa học thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp, bám sát chủ trương chuyển đổi số của ngành, thực hiện tốt công tác chuyển đổi số trong quản lý và nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ. Viện KHTL Việt Nam sẽ có chương trình làm việc riêng với Viện trong công tác chiến lược phát triển và xác định mục tiêu mũi nhọn công nghệ phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, thế mạnh của Viện theo Định hướng chiến lược phát triển Viện đã được Viện KHTL Việt Nam phê duyệt giai đoạn 2021 - 2030, định hướng đến 2050.
Tại Hội nghị, Hội đồng thi đua khen thưởng Viện đã công bố các quyết định khen thưởng các tập thể, cá nhân đã có thành tích xuất sắc trong công tác nghiên cứu khoa học, phục vụ sản xuất năm 2023.
Một số hình ảnh tại buổi Lễ tổng kết:
Tin bài Phòng KH, hình ảnh Phòng TCHC |
- Giải pháp tổng hợp sử dụng nguồn nước vùng Đông Nam Bộ và Phụ cận
- Bờ biển đồng bằng sông Cửu Long - Sạt lở và các giải pháp phòng chống
- Tài liệu hướng dẫn tạm thời kỹ thuật trữ nước, tưới hiệu quả cho cây ăn trái vùng Đồng bằng sông Cửu Long (Áp dụng trong điều kiện xâm nhập mặn mùa khô năm 2020-2021)
- Các giải pháp kết cấu công trình ven biển thích ứng biến đổi khí hậu