công nghệ thủy lợi
phục vụ
phát triển bền vững

Hội thảo được tổ chức dưới hình thức trực tiếp tại hội trường Sở Khoa học và Công nghệ Hậu Giang kết hợp với trực tuyến trên các điểm cầu tại Viện KHTL miền Nam ở Tp. Hồ Chí Minh.
Tới dự Hội thảo có ông Phạm Trường Giang – Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Hậu Giang, ông La Trọng Kỳ - Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hậu Giang; các đại biểu đại diện Sở Nông nghiệp & PTNT, Sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh Hậu Giang, Sở Xây Dựng tỉnh Hậu Giang; Chi cục Thủy Lợi tỉnh Hậu Giang, Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Hậu Giang, Công ty Cổ phần cấp nước và VSMT nông thôn, Công ty CP Cấp thoát nước – CTĐT tỉnh Hậu Giang, Chi cục trồng trọt và BVTV tỉnh Hậu Giang, Trung tâm khuyến nông tỉnh Hậu Giang, đại diện UBND, Phòng Nông nghiệp và PTNT, Phòng Tài nguyên và Môi trường các huyện, thành phố thuộc tỉnh Hậu Giang. Đại diện UBND xã Long Trị là nơi nghiên cứu thí điểm của đề tài về nước cho cây ăn trái; đại diện các đơn vị thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Hậu Giang (Phòng Quản lý khoa học; Phòng Quản lý công nghệ). Ngoài ra, tham dự hội thảo còn có các các nhà khoa học, cán bộ kỹ thuật đến từ Viện Quy hoạch Thủy lợi miền Nam, Viện Cây ăn quả miền Nam.
Về phía cơ quan chủ trì thực hiện đề tài có PGS.TS. Nguyễn Nghĩa Hùng – Phó Viện trưởng Viện KH Thủy lợi miền Nam, PGS.TS. Nguyễn Đình Vượng – Trưởng phòng Kế hoạch, Thư ký Hội đồng Khoa học Viện; Tham dự có đại diện Hội đồng khoa học Viện, lãnh đạo một số đơn vị thuộc Viện, Ban chủ nhiệm đề tài và các cán bộ khoa học tham gia nghiên cứu đề tài thuộc Viện và các cơ quan phối hợp.
Hội thảo đã nghe phát biểu khai mạc của ông Phạm Trường Giang – Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ về thực trạng tài nguyên nước ngọt ở tỉnh Hậu Giang, sự cần thiết thực hiện của Đề tài và mong muốn các đại biểu tham dự sẽ trao đổi, đóng góp nhiều ý kiến quan trọng giúp cho Đề tài hoàn thiện một cách tốt nhất.
Tiếp sau đó, hội thảo đã nghe TS. Tô Quang Toản – Chủ nhiệm đề tài và đại diện nhóm cán bộ thực hiện đề tài trình bày 01 báo cáo Đề dẫn tóm tắt kết quả thực hiện các nội dung và 5 báo cáo sản phẩm khoa học chính của đề tài.
Đại diện các cơ quan quản lý ở địa phương và các nhà khoa học, các chuyên gia tham dự Hội thảo đã trao đổi, thảo luận, góp ý và đánh giá nội dung khoa học các sản phẩm chính của đề tài. Các Đại biểu đều cho rằng kết quả đạt được của Đề tài đã vượt chỉ tiêu của kinh phí giao cho; các nội dung nghiên cứu của Đề tài sẽ mang lại nhiều lợi ích trong việc quản lý nguồn nước ngọt của tỉnh phục vụ cho sản xuất và dân sinh. Bên cạnh đó, các kết quả tính toán của Đề tài sẽ là cơ sở khoa học tin cậy giúp địa phương chủ động trọng quản lý nguồn nước, cơ sở cho các tham mưu sau này. Các ý kiến thảo luận góp ý, trao đổi của các chuyên gia, các nhà khoa học tại buổi Hội thảo là cơ sở để Ban chủ nhiệm Đề tài và nhóm nghiên cứu hoàn thiện tốt nhất các sản phẩm đề tài theo đặt hàng của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Hậu Giang.
Một số hình ảnh tại buổi Hội thảo:
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Tin bài : Phòng KH; Hình ảnh : Phòng HTQT
- Bản tin tuần - Dự báo nguồn nước, xâm nhập mặn mùa kiệt Đồng bằng sông Cửu Long 2024-2025
- Bản tin tuần “Giám sát, dự báo chất lượng nước trong hệ thống CTTL vùng kẹp giữa hai sông Vàm Cỏ, phục vụ lấy nước sản xuất nông nghiệp năm 2025” ngày lấy mẫu 11 - 13/04/2025 - Dự báo từ ngày 23/04/2025 đến ngày 28/04/2025
- Bản tin tuần “Giám sát, dự báo chất lượng nước trong hệ thống CTTL vùng kẹp giữa hai sông Vàm Cỏ, phục vụ lấy nước sản xuất nông nghiệp năm 2025” đánh giá hiện trạng chất lượng nước ngày lấy mẫu 11 - 13/04/2025 - Dự báo cho đến ngày 22/04/2025
- Bản tin tuần - Dự báo nguồn nước, xâm nhập mặn mùa kiệt Đồng bằng sông Cửu Long 2024-2025
- Điều tra và đánh giá tài nguyên nước
- Giải pháp tổng hợp sử dụng nguồn nước vùng Đông Nam Bộ và Phụ cận
- Bờ biển đồng bằng sông Cửu Long - Sạt lở và các giải pháp phòng chống
- Tài liệu hướng dẫn tạm thời kỹ thuật trữ nước, tưới hiệu quả cho cây ăn trái vùng Đồng bằng sông Cửu Long (Áp dụng trong điều kiện xâm nhập mặn mùa khô năm 2020-2021)