công nghệ thủy lợi
phục vụ
phát triển bền vững

![]() |
Hội thảo thu hút sự tham gia của các nhà quản lý và nhiều nhà khoa học đầu ngành trong và ngoài nước bao gồm các chuyên gia về mô hình thủy động lực, quản lý tài nguyên nước, sạt lở bờ sông, bờ biển, viễn thám, môi trường, xã hội học, phân tích kinh tế.
Về phía Bộ Khoa học và Công nghệ có Ông Nguyễn Hải Nam- đại diện; PGS.TS. Tô Văn Thanh, Phó Giám đốc Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam. Đại diện lãnh đạo các cơ quan thuộc Bộ như: Cục Quản lý Xây dựng Công trình Phía Nam (B2), Chi cục Phòng chống Thiên tai phía Nam, Viện Kỹ thuật Biển. Về phía Viện Khoa học Thủy Lợi miền Nam, cơ quan tổ chức hội thảo có sự tham gia của GS. TSKH Nguyễn Ân Niên, GS.TS. Nguyễn Tất Đắc, GS.TS Lê Mạnh Hùng, GS.TS Tăng Đức Thắng, PGS.TS Huỳnh Thanh Sơn, Phó Viện Trưởng Nguyễn Nghĩa Hùng, và đông đảo các chuyên gia, nhà khoa học thuộc Viện.
Về phía các địa phương khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có: Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở KHCN, Chi cục Thủy lợi các tỉnh Bến Tre, Tiền Giang, Kiên Giang, Cà Mau, Sóc Trăng,..
Hội thảo đã nghe PGS.TS. Trần Bá Hoằng – Chủ nhiệm đề tài, trình bày Báo cáo tóm tắt khối lượng công việc chính và kết quả thực hiện đề tài trong 3 năm (từ tháng 01/2017 đến tháng 12/2019). Mục tiêu của đề tài gồm:
1. Đánh giá được thực trạng, nguyên nhân và cơ chế diễn biến xói lở, bồi tụ dải ven biển đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) theo các giai đoạn;
2. Dự báo được quy luật, diễn biến đường bờ dải ven biển ĐBSCL;
3. Xây dựng được bộ cơ sở dữ liệu về thủy thạch động lực ven bờ, địa hình.
Bên cạnh đó, các nhà khoa học đã trình bày 4 báo cáo tại Hội thảo liên quan đến nội dung về tổng thể quá trình xói lở và dự báo diễn biến bờ biển, phục vụ đề xuất giải pháp nhằm ổn định và phát triển bền vững vùng ven biển ĐBSCL như sau:
1. Thực trạng diễn biến xói lở, bồi tụ dải ven biển ĐBSCL;
2. Báo cáo phân tích nguyên nhân, nhân tố ảnh hưởng và cơ chế xói lở, bồi tụ dải ven biển ĐBSCL;
3. Báo cáo nghiên cứu định hướng giải pháp ổn định giải ven biển ĐBSCL;
4. Quy trình công nghệ dự báo diễn biến xói lở, bồi tụ dải ven biển ĐBSCL.
Đại diện các cơ quan quản lý và các nhà khoa học tham dự Hội thảo đã trao đổi, thảo luận, góp ý về nguyên nhân, cơ chế và quy mô diện tích xói lở, bồi tụ dải ven biển ĐBSCL qua các giai đoạn, từ năm 1980 đến năm 2018, công nghệ dự báo diễn biến xói lở, bồi tụ và định hướng giải pháp ổn định giải ven biển ĐBSCL. Các ý kiến thảo luận góp ý, trao đổi của các chuyên gia, các nhà khoa học tại buổi Hội thảo là cơ sở để Chủ nhiệm Đề tài và nhóm nghiên cứu hoàn hiện sản phẩm phục vụ nghiệm thu đề tài trong năm 2019.
Hội thảo đã kết thúc thành công vào lúc 12g30 cùng ngày./.
Một số hình ảnh tại buổi Hội thảo:
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Tin: Phòng Kế hoạch; Ảnh: Trung tâm PCTT
- Bản tin tuần - Dự báo nguồn nước, xâm nhập mặn mùa kiệt Đồng bằng sông Cửu Long 2024-2025
- Bản tin tuần - Dự báo nguồn nước, xâm nhập mặn mùa kiệt Đồng bằng sông Cửu Long 2024-2025
- Bản tin tuần “Giám sát, dự báo chất lượng nước trong hệ thống CTTL vùng kẹp giữa hai sông Vàm Cỏ, phục vụ lấy nước sản xuất nông nghiệp năm 2025” ngày lấy mẫu 11 - 13/04/2025 - Dự báo từ ngày 23/04/2025 đến ngày 28/04/2025
- Bản tin tuần “Giám sát, dự báo chất lượng nước trong hệ thống CTTL vùng kẹp giữa hai sông Vàm Cỏ, phục vụ lấy nước sản xuất nông nghiệp năm 2025” đánh giá hiện trạng chất lượng nước ngày lấy mẫu 11 - 13/04/2025 - Dự báo cho đến ngày 22/04/2025
- Điều tra và đánh giá tài nguyên nước
- Giải pháp tổng hợp sử dụng nguồn nước vùng Đông Nam Bộ và Phụ cận
- Bờ biển đồng bằng sông Cửu Long - Sạt lở và các giải pháp phòng chống
- Tài liệu hướng dẫn tạm thời kỹ thuật trữ nước, tưới hiệu quả cho cây ăn trái vùng Đồng bằng sông Cửu Long (Áp dụng trong điều kiện xâm nhập mặn mùa khô năm 2020-2021)