công nghệ thủy lợi
phục vụ
phát triển bền vững
GIỚI THIỆU NHÀ TUYỂN DỤNG:
Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam là cơ quan khoa học công nghệ trực thuộc Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam, có chức năng nghiên cứu khoa học, nghiên cứu khoa học phục vụ các dịch vụ công của nhà nước, tham gia đào tạo sau đại học, hợp tác quốc tế, tư vấn và chuyển giao công nghệ về lĩnh vực thủy lợi, thủy điện, môi trường ở các tỉnh phía Nam.
Viện được thành lập từ năm 1978, đến nay đã có quá trình xây dựng và phát triển hơn 40 năm. Kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ và tư vấn kỹ thuật của Viện nhiều năm qua đã góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường ở các tỉnh phía Nam.
Hiện nay để phát triển công việc, Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam có nhu cầu tuyển dụng một số vị trí việc làm.
VỊ TRÍ TUYỂN DỤNG:
Kỹ sư ngành Kỹ thuật Xây dựng Công trình giao thông
Kỹ sư ngành Cảng - Công trình biển
Kỹ sư ngành Kỹ thuật Cơ sở hạ tầng
Kỹ sư ngành Kỹ thuật Công trình thủy
Kỹ sư ngành Kỹ thuật Trắc địa – bản đồ
Kỹ sư ngành Kỹ thuật Vật liệu xây dựng
Kỹ sư ngành Kỹ thuật Môi trường
* Số lượng: 05 - 15 người
* Mô tả công việc:
- Tham gia các Đề tài, Dự án của Viện phù hợp với chuyên ngành đào tạo;
- Khảo sát, đo đạc Thủy văn, Thủy lực, Môi trường;
- Tham gia nghiên cứu về kết cấu công trình;
- Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về bê tông và Vật liệu xây dựng;
- Tham gia tư vấn thí nghiệm cấp phối bê tông và vữa phục vụ xây dựng công trình; Kiểm định chất lượng vật liệu xây dựng, đánh giá chất lượng công trình xây dựng thủy lợi và dân dụng.
- Tham gia nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới, vật liệu mới trong xử lý nền móng công trình;
- Tham gia nghiên cứu giải pháp nền móng trong xây dựng và quản lý công trình thuỷ lợi, thủy điện, xây dựng dân dụng và giao thông;
- Tham gia nghiên cứu thí nghiệm lựa chọn vật liệu cho nền móng công trình thủy lợi, thủy điện và dân dụng;
- Tham gia nghiên cứu xây dựng qui trình, qui phạm về lĩnh vực nền móng;
- Thực hiện tư vấn về khảo sát, thí nghiệm địa chất công trình, kiểm tra chất lượng công trình;
- Tham gia nghiên cứu địa chất công trình, địa chất động lực, ứng dụng công nghệ tiên tiến để xác định tính chất cơ lý của đất đá và vật liệu địa kỹ thuật tổng hợp xây dựng công trình thuỷ lợi. Nghiên cứu giải quyết các vấn đề địa kỹ thuật công trình thuỷ lợi bằng mô hình toán;
- Tham gia nghiên cứu, bổ sung và xây dựng các qui trình qui phạm về Địa kỹ thuật;
- Tham gia nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện địa chất thuỷ văn đến tính chất cơ lý của đất đá và sự ổn định của công trình thuỷ lợi;
- Tham gia nghiên cứu các vấn đề thuộc diễn biến lòng sông ở trạng thái tự nhiên và sau khi có công trình, quy luật hình thái sông; động lực dòng sông; sự ổn định và phát triển các cù lao trên sông; nghiên cứu thủy văn: sóng, gió, triều sông…
- Tham gia nghiên cứu ứng dụng các vật liệu mới, công nghệ mới trong thiết kế, thi công công trình bảo vệ bờ;
- Tham gia nghiên cứu công trình chống xói lở, ổn định bờ sông, thông qua thí nghiệm các mô hình vật lý và mô hình toán, nghiên cứu các vấn đề thuộc động lực sông, diễn biến;
- Tham gia nghiên cứu u động lực dòng sông (thủy văn, thủy lực mạng lưới sông, quy luật vận chuyển bùn cát, xói bồi và quy luật biến đổi lòng dẫn), và các vấn đề về hình thái sông;
- Tham gia nghiên cứu xói bồi và diễn biến lòng dẫn ở thượng lưu đập, hồ chứa;
- Tham gia nghiên cứu đề xuất các giải pháp chỉnh trị sông;
- Tham gia nghiên cứu các biện pháp phòng tránh, khắc phục hậu quả, giảm nhẹ thiên tai do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, lũ, bão, hạn hán, động đất, sóng thần… gây ra;
- Tham gia nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới, vật liệu mới vào công trình bảo vệ bờ;
- Tham gia nghiên cứu những vấn đề cơ bản chuyên sâu về chỉnh trị và động lực học sông, dự báo thiên tai bằng mô hình vật lý, mô hình toán;
* Yêu cầu:
- Tốt nghiệp Đại học công lập (ĐH Thủy lợi; ĐH Bách Khoa; ĐH Khoa học Tự nhiên; Đại học Tài nguyên, môi trường...) từ loại khá trở lên; ưu tiên tốt nghiệp ĐH loại giỏi; Thạc sĩ, Tiến sĩ;
- Yêu thích và am hiểu về nghề nghiệp;
- Thành thạo tiếng Anh đặc biệt là tiếng Anh chuyên ngành, IELTS 4.0 trở lên hoặc tương đương;
- Có kỹ năng làm việc theo nhóm;
- Thành thạo tin học văn phòng;
- Sử dụng thành thạo các phần mềm chuyên ngành và một số công cụ hỗ trợ khác;
* Quyền lợi:
- Nhân viên có năng lực tốt có thể ký hợp đồng chính thức khi chưa hết thời gian thử việc;
- Môi trường làm việc năng động, thân thiện, cơ hội thăng tiến. Được đào tạo thêm để nâng cao nghiệp vụ chuyên môn;
- Tăng lương theo hiệu quả công tác và cam kết đầy đủ các chế độ dành cho người lao động theo như quy định pháp luật hiện hành (BHXH, BHYT, BHTN…);
- Thời gian nâng lương theo qui định của Pháp luật hiện hành;
- Được nghỉ chiều thứ 7, ngày CN và các ngày lễ theo quy định;
- Được tham gia các hoạt động ngoại khóa: văn nghệ, thể thao, du lịch của Viện.
* Thời gian làm việc: trọn thời gian
* Lương: Theo qui định của Nhà nước
* Thời gian thử việc: 2 tháng
* Hồ sơ:
Đơn xin việc;
Sơ yếu lý lịch;
Lý lịch tự thuật (CV cá nhân: có thể bằng tiếng Anh hoặc tiếng Việt);
Bằng đại học và bảng điểm (sao y);
Giấy khám sức khỏe;
Giấy chứng nhận hạnh kiểm;
Chứng chỉ các loại (Ngoại ngữ, Tin học...) (sao y);
CMND (sao y);
Hộ khẩu (sao y);
Ảnh màu 4 x6 (06 tấm).
Lưu ý: Các giấy tờ sao y cần công chứng thời gian không quá 6 tháng.
Hồ sơ ghi rõ vị trí dự tuyển nộp trực tiếp tại: Phòng Tổ chức, Hành chính - Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam (Nếu vì lý do quá xa có thể gửi qua địa chỉ email: duythang1959@yahoo.com để tham khảo trước).
Địa chỉ: Phòng Tổ chức, Hành chính - Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam
658 Võ Văn Kiệt, phường 1, quận 5, Tp. Hồ Chí Minh.
Liên hệ: Phòng TCHC: 028.39233228; DĐ 0913 645 191 – Đỗ Duy Thắng (Trưởng phòng TCHC).
* Hạn nộp hồ sơ: Từ ngày 15/01/2019 đến ngày 30/6/2019.
PHÒNG TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH
- Giải pháp tổng hợp sử dụng nguồn nước vùng Đông Nam Bộ và Phụ cận
- Bờ biển đồng bằng sông Cửu Long - Sạt lở và các giải pháp phòng chống
- Tài liệu hướng dẫn tạm thời kỹ thuật trữ nước, tưới hiệu quả cho cây ăn trái vùng Đồng bằng sông Cửu Long (Áp dụng trong điều kiện xâm nhập mặn mùa khô năm 2020-2021)
- Các giải pháp kết cấu công trình ven biển thích ứng biến đổi khí hậu