PHẦN A: Xâm nhập mặn đồng bằng sông Cửu Long những tháng đầu năm 2011
I. Tóm lược
Vào mùa khô nguồn nước ngọt duy nhất vào Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) chuyển qua sông Tiền và sông Hậu.
Mùa mưa năm 2010, lũ đầu nguồn hầu như không có; như vậy ngay từ tháng 1/2011 lưu lượng nước trên sông nhỏ hơn những năm bình thường, mực nước trên sông rạch ở mức thấp.
Đầu nguồn càng cạn kiệt nước biển càng lấn sâu kéo theo ngập cục bộ ở khu vực hạ nguồn (gần cửa biển).
Vào tháng 1 đến tháng 4 năm 2011 xâm nhập mặn vào sông rạch ĐBSCL có những đột biến so với cùng kỳ nhiều năm và cùng kỳ năm 2010.
II. Xâm nhập mặn vào hệ thống sông rạch ĐBSCL.
Trích dẫn số liệu mặn ở một số vị trí.
2.1. Xâm nhập mặn tháng 1/2011
a) Sông Vàm Cỏ (vùng hai sông Vàm Cỏ)
Xâm nhập mặn trên dòng chính sông Vàm Cỏ và hai sông nhánh gồm Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây độ mặn trong tháng 1/2011 cao nhất vào đợt triều cường trong tháng từ ngày 17-24.
- Tại Cầu Nổi, trên dòng chính sông Vàm Cỏ, tỉnh Long An: Độ mặn lớn nhất các ngày trong tháng 1 khoảng từ 4,7-12,4 g/l. Độ mặn lớn nhất tháng xuất hiện vào ngày 24/1 đạt 13,0 g/l; so với độ mặn lớn nhất tháng trung bình cùng kỳ 9 năm từ năm 2002-2010 (7,9 g/l) cao hơn, mức tăng 5,1 g/l; so với độ mặn lớn nhất cùng kỳ năm 2010 (7,5 g/l) cao hơn, mức tăng 5,5 g/l hiếm xảy ra trong nhiều năm gần đây.
- Tại Bến Lức, trên sông Vàm Cỏ Đông, tỉnh Long An: Độ mặn lớn nhất các ngày trong tháng trong khoảng từ 0,5-0,8 g/l. Độ mặn lớn nhất tháng xuất hiện vào ngày 24/1 đạt 1,3 g/l, so với độ mặn lớn nhất tháng trung bình cùng kỳ 9 năm (1,1 g/l) cao hơn, mức tăng 0,2 g/l; so với độ mặn lớn nhất cùng kỳ năm 2010 (1,4 g/l) thấp hơn 0,1 g/l.
- Tại Tân An, trên sông Vàm Cỏ Tây, tỉnh Long An: Độ mặn lớn nhất các ngày trong tháng 1 trong khoảng từ 0,1-0,2 g/l. Độ mặn lớn nhất tháng vào ngày 24/1 đạt 0,3 g/l; so với độ mặn lớn nhất tháng trung bình cùng kỳ 9 năm (0,6 g/l) thấp hơn, mức giảm 0,3 g/l; so với độ mặn lớn nhất cùng kỳ năm 2010 (0,2 g/l) cao hơn, mức tăng 0,1 g/l.
b) Sông Cửu Long (vùng cửa sông Cửu Long)
Xâm nhập mặn vào hệ thống sông Cửu Long trên sông Tiền (gồm các nhánh đổ ra biển) và sông Hậu, độ mặn trong tháng 1/2011 cao nhất vào đợt triều cường ngày 17-20.
Trên sông Tiền
- Tại Vàm Kênh, trên sông Cửa Tiểu, tỉnh Tiền Giang: Độ mặn lớn nhất các ngày trong tháng trong khoảng từ 10,1-16,9 g/l. Độ mặn lớn nhất tháng vào ngày 19/1 đạt 17,4 g/l; so với độ mặn lớn nhất tháng trung bình cùng kỳ 9 năm (15,9 g/l) cao hơn, mức tăng 1,5 g/l; so với độ mặn lớn nhất cùng kỳ năm 2010 (12,5 g/l) cao hơn, mức tăng 4,9 g/l.
- Tại Bình Đại, trên sông Cửa Đại, tỉnh Bến Tre: Độ mặn lớn nhất các ngày trong tháng trong khoảng từ 10,5-17,3 g/l. Độ mặn lớn nhất tháng vào ngày 18/1 đạt 18,0 g/l; so với độ mặn lớn nhất tháng trung bình cùng kỳ 9 năm (12,3 g/l) cao hơn, mức tăng 5,7 g/l; so với độ mặn lớn nhất cùng kỳ năm 2010 (14,3 g/l) cao hơn, mức tăng 3,7 g/l.
- Tại An Thuận, trên sông Hàm Luông, tỉnh Bến Tre: Độ mặn lớn nhất các ngày trong tháng đạt trong khoảng từ 11,5-19,4 g/l. Độ mặn lớn nhất tháng vào ngày 17/1 đạt 20,2 g/l; so với độ mặn lớn nhất tháng trung bình cùng kỳ 9 năm (12,5 g/l) cao hơn, mức tăng 7,7 g/l; so với độ mặn lớn nhất cùng kỳ năm 2010 (17,8 g/l) cao hơn, mức tăng 2,4 g/l.
- Tại Trà Vinh, trên sông Cổ Chiên, tỉnh Trà Vinh: Độ mặn lớn nhất các ngày trong tháng trong khoảng từ 0,2-4,1 g/l. Độ mặn lớn nhất tháng vào ngày 18/1 đạt 8,6 g/l; so với độ mặn lớn nhất tháng trung bình cùng kỳ 9 năm (2,2 g/l) cao hơn, mức tăng 6,4 g/l; so với độ mặn lớn nhất cùng kỳ năm 2010 (2,5 g/l) cao hơn, mức tăng 6,1 g/l hiếm xảy ra trong nhiều năm gần đây.
Trên sông Hậu
- Tại Trà Kha, trên sông Hậu, tỉnh Trà Vinh: Độ mặn lớn nhất các ngày trong tháng trong khoảng từ 5,6-11,2 g/l. Độ mặn lớn nhất tháng vào ngày 18/1 đạt 12,3 g/l; so với độ mặn lớn nhất tháng trung bình cùng kỳ 9 năm (7,4 g/l) cao hơn, mức tăng 4,9 g/l; so với độ mặn lớn nhất cùng kỳ năm 2010 (9,3 g/l) cao hơn, mức tăng 3,0 g/l.
- Tại Đại Ngãi, trên sông Hậu, tỉnh Sóc Trăng: Độ mặn lớn nhất các ngày trong tháng trong khoảng từ 0,2-3,0 g/l. Độ mặn lớn nhất tháng vào ngày 17/1 đạt 3,2 g/l; so với độ mặn lớn nhất tháng trung bình cùng kỳ 9 năm (2,1 g/l) cao hơn, mức tăng 1,1 g/l; so với độ mặn lớn nhất cùng kỳ năm 2010 (2,6 g/l) cao hơn, mức tăng 0,6 g/l.
c) Sông Cái Lớn và sông Kiên (vùng ven biển Tây)
Xâm nhập mặn vào hệ thống sông rạch độ mặn đạt trị số cao nhất vào kỳ triều cường trong tháng từ ngày 17-19.
- Tại Xẻo Rô, trên sông Cái Lớn, tỉnh Kiên Giang: Độ mặn lớn nhất các ngày trong tháng trong khoảng từ 3,3-5,2 g/l. Độ mặn lớn nhất tháng vào ngày 17/1 đạt 5,7 g/l; so với độ mặn lớn nhất tháng trung bình cùng kỳ 9 năm (5,1 g/l) cao hơn, mức tăng 0,6 g/l; so với độ mặn lớn nhất cùng kỳ năm 2010 (6,1 g/l) thấp hơn, mức giảm 0,4 g/l.
- Tại TP. Rạch Giá, trên sông Kiên, tỉnh Kiên Giang: Độ mặn lớn nhất các ngày trong tháng trong khoảng từ 1,8-5,4 g/l. Độ mặn lớn nhất tháng vào ngày 18/1 đạt 5,9 g/l; so với độ mặn lớn nhất tháng trung bình cùng kỳ 9 năm (5,7 g/l) cao hơn, mức tăng 0,2 g/l; so với độ mặn lớn nhất cùng kỳ năm 2010 (6,2 g/l) thấp hơn, mức giảm 0,3 g/l.
d) Sông Maspero, Gành Hào và sông Ông Đốc (vùng bán đảo Cà Mau)
Xâm nhập mặn vào hệ thống sông rạch độ mặn đạt trị số cao nhất vào kỳ triều cường trong tháng từ ngày 17-18.
- Tại TP. Sóc Trăng, trên sông Maspero, tỉnh Sóc Trăng: Độ mặn lớn nhất các ngày trong tháng trong khoảng từ 0,6-2,2 g/l. Độ mặn lớn nhất tháng vào ngày 17/1 đạt 2,4 g/l; so với độ mặn lớn nhất tháng trung bình cùng kỳ 9 năm (0,6 g/l) cao hơn, mức tăng 1,8 g/l; so với độ mặn lớn nhất cùng kỳ năm 2010 (0,7 g/l) cao hơn, mức tăng 1,7 g/l.
- Tại Gành Hào, trên sông Gành Hào, tỉnh Bạc Liêu: Độ mặn lớn nhất các ngày trong tháng trong khoảng từ 19,3-21,4 g/l. Độ mặn lớn nhất tháng vào ngày 17/1 đạt 22,1 g/l; so với độ mặn lớn nhất tháng trung bình cùng kỳ 9 năm (22,8 g/l) thấp hơn, mức giảm 0,7 g/l; so với độ mặn lớn nhất cùng kỳ năm 2010 (23,9 g/l) thấp hơn, mức giảm 1,8 g/l.
- Tại Sông Đốc, trên sông Ông Đốc, tỉnh Cà Mau: Độ mặn lớn nhất các ngày trong tháng trong khoảng từ 21,4-24,2 g/l. Độ mặn lớn nhất tháng vào ngày 17/1 đạt 24,2 g/l; so với độ mặn lớn nhất tháng trung bình cùng kỳ 9 năm (24,2 g/l) cùng trị số; so với độ mặn lớn nhất cùng kỳ năm 2010 (25,0 g/l) thấp hơn, mức giảm 0,8 g/l.
Một số vị trí trạm đo trên sông rạch ĐBSCL, xem hình 1.
2.2. Xâm nhập mặn tháng 2/2011
a) Sông Vàm Cỏ (vùng hai sông Vàm Cỏ)
Xâm nhập mặn trên dòng chính sông Vàm Cỏ và hai sông nhánh gồm Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây độ mặn trong tháng 2/2011 cao nhất vào 2 đợt triều cường trong tháng, đầu tháng vào các ngày 2-3 hoặc cuối tháng vào ngày 19-26.
- Tại Cầu Nổi, trên dòng chính sông Vàm Cỏ, tỉnh Long An: Độ mặn lớn nhất các ngày trong tháng 2 khoảng từ 9,2-15,0 g/l. Độ mặn lớn nhất tháng xuất hiện vào ngày 19/2 đạt 15,2 g/l; so với độ mặn lớn nhất tháng trung bình cùng kỳ 9 năm từ năm 2002-2010 (13,1 g/l) cao hơn, mức tăng 2,1 g/l; so với độ mặn lớn nhất cùng kỳ năm 2010 (13,8 g/l) cao hơn, mức tăng 1,4 g/l.
- Tại Bến Lức, trên sông Vàm Cỏ Đông, tỉnh Long An: Độ mặn lớn nhất các ngày trong tháng trong khoảng từ 1,7-5,0 g/l. Độ mặn lớn nhất tháng xuất hiện vào ngày 20/2 đạt 5,3 g/l, so với độ mặn lớn nhất tháng trung bình cùng kỳ 9 năm (3,9 g/l) cao hơn, mức tăng 1,4 g/l; so với độ mặn lớn nhất cùng kỳ năm 2010 (3,9 g/l) cao hơn 1,4 g/l.
- Tại Tân An, trên sông Vàm Cỏ Tây, tỉnh Long An: Độ mặn lớn nhất các ngày trong tháng 2 trong khoảng từ 0,3-3,1 g/l. Độ mặn lớn nhất tháng vào ngày 2/2 đạt 3,8 g/l; so với độ mặn lớn nhất tháng trung bình cùng kỳ 9 năm (2,0 g/l) cao hơn, mức tăng 1,8 g/l; so với độ mặn lớn nhất cùng kỳ năm 2010 (2,3 g/l) cao hơn, mức tăng 1,5 g/l.
b) Sông Cửu Long (vùng cửa sông Cửu Long)
Xâm nhập mặn vào hệ thống sông Cửu Long trên sông Tiền và sông Hậu, độ mặn trong tháng 2/2011 cao nhất vào ngày mồng 1 đầu tháng và hầu hết các vị trí vào đợt triều cường cuối tháng từ ngày 19-26.
Trên sông Tiền
- Tại Vàm Kênh, trên sông Cửa Tiểu, tỉnh Tiền Giang: Độ mặn lớn nhất các ngày trong tháng trong khoảng từ 13,1-20,2 g/l. Độ mặn lớn nhất tháng vào ngày 20/2 đạt 25,1 g/l; so với độ mặn lớn nhất tháng trung bình cùng kỳ 9 năm (22,6 g/l) cao hơn, mức tăng 2,5 g/l; so với độ mặn lớn nhất cùng kỳ năm 2010 (23,3 g/l) cao hơn, mức tăng 1,8 g/l.
- Tại Bình Đại, trên sông Cửa Đại, tỉnh Bến Tre: Độ mặn lớn nhất các ngày trong tháng trong khoảng từ 14,3-25,4 g/l. Độ mặn lớn nhất tháng vào ngày 26/21 đạt 26,6 g/l; so với độ mặn lớn nhất tháng trung bình cùng kỳ 9 năm (23,0 g/l) cao hơn, mức tăng 3,6 g/l; so với độ mặn lớn nhất cùng kỳ năm 2010 (20,7 g/l) cao hơn, mức tăng 5,9 g/l.
- Tại An Thuận, trên sông Hàm Luông, tỉnh Bến Tre: Độ mặn lớn nhất các ngày trong tháng đạt trong khoảng từ 16,8-24,9 g/l. Độ mặn lớn nhất tháng vào ngày 21/2 đạt 26,2 g/l; so với độ mặn lớn nhất tháng trung bình cùng kỳ 9 năm (21,1 g/l) cao hơn, mức tăng 5,1 g/l; so với độ mặn lớn nhất cùng kỳ năm 2010 (22,5 g/l) cao hơn, mức tăng 3,7 g/l.
- Tại Trà Vinh, trên sông Cổ Chiên, tỉnh Trà Vinh: Độ mặn lớn nhất các ngày trong tháng trong khoảng từ 0,1-5,3 g/l. Độ mặn lớn nhất tháng vào ngày 1/2 đạt 7,5 g/l; so với độ mặn lớn nhất tháng trung bình cùng kỳ 9 năm (6,5 g/l) cao hơn, mức tăng 1,0 g/l; so với độ mặn lớn nhất cùng kỳ năm 2010 (7,0 g/l) cao hơn, mức tăng 1,0 g/l.
Trên sông Hậu
- Tại Trà Kha, trên sông Hậu, tỉnh Trà Vinh: Độ mặn lớn nhất các ngày trong tháng trong khoảng từ 3,9-14,0 g/l. Độ mặn lớn nhất tháng vào ngày 21/2 đạt 15,8 g/l; so với độ mặn lớn nhất tháng trung bình cùng kỳ 9 năm (15,7 g/l) cao hơn, mức tăng 0,1 g/l; so với độ mặn lớn nhất cùng kỳ năm 2010 (11,9 g/l) cao hơn, mức tăng 3,9 g/l.
- Tại Đại Ngãi, trên sông Hậu, tỉnh Sóc Trăng: Độ mặn lớn nhất các ngày trong tháng trong khoảng từ 0,3-4,9 g/l. Độ mặn lớn nhất tháng vào ngày 21/2 đạt 6,8 g/l; so với độ mặn lớn nhất tháng trung bình cùng kỳ 9 năm (5,1 g/l) cao hơn, mức tăng 1,7 g/l; so với độ mặn lớn nhất cùng kỳ năm 2010 (3,0 g/l) cao hơn, mức tăng 3,8 g/l.
c) Sông Cái Lớn và sông Kiên (vùng ven biển Tây)
Xâm nhập mặn vào hệ thống sông rạch độ mặn đạt trị số cao nhất vào kỳ triều cường cuối tháng 2 từ ngày 17-18.
- Tại Xẻo Rô, trên sông Cái Lớn, tỉnh Kiên Giang: Độ mặn lớn nhất các ngày trong tháng trong khoảng từ 3,5-11,7 g/l. Độ mặn lớn nhất tháng vào ngày 17/2 đạt 16,9 g/l; so với độ mặn lớn nhất tháng trung bình cùng kỳ 9 năm (15,1 g/l) cao hơn, mức tăng 1,8 g/l; so với độ mặn lớn nhất cùng kỳ năm 2010 (18,5 g/l) thấp hơn, mức giảm 1,6 g/l.
- Tại TP. Rạch Giá, trên sông Kiên, tỉnh Kiên Giang: Độ mặn lớn nhất các ngày trong tháng trong khoảng từ 1,9-14,4 g/l. Độ mặn lớn nhất tháng vào ngày 17/1 đạt 15,1 g/l; so với độ mặn lớn nhất tháng trung bình cùng kỳ 9 năm (14,0 g/l) cao hơn, mức tăng 1,1 g/l; so với độ mặn lớn nhất cùng kỳ năm 2010 (15,8 g/l) thấp hơn, mức giảm 0,7 g/l.
d) Sông Maspero, Gành Hào và sông Ông Đốc (vùng bán đảo Cà Mau)
Xâm nhập mặn vào hệ thống sông rạch độ mặn đạt trị số cao nhất vào kỳ triều cường trong tháng 2, đầu tháng vào ngày 4-5, cuối tháng vào ngày 16-25.
- Tại TP. Sóc Trăng, trên sông Maspero, tỉnh Sóc Trăng: Độ mặn lớn nhất các ngày trong tháng trong khoảng từ 1,1-2,3 g/l. Độ mặn lớn nhất tháng vào ngày 27/2 đạt 2,5 g/l; so với độ mặn lớn nhất tháng trung bình cùng kỳ 9 năm (1,8 g/l) cao hơn, mức tăng 0,7 g/l; so với độ mặn lớn nhất cùng kỳ năm 2010 (1,7 g/l) cao hơn, mức tăng 0,8 g/l.
- Tại Gành Hào, trên sông Gành Hào, tỉnh Bạc Liêu: Độ mặn lớn nhất các ngày trong tháng trong khoảng từ 19,3-21,4 g/l. Độ mặn lớn nhất tháng vào ngày 17/2 đạt 22,1 g/l; so với độ mặn lớn nhất tháng trung bình cùng kỳ 9 năm (27,9 g/l) thấp hơn, mức giảm 0,8 g/l; so với độ mặn lớn nhất cùng kỳ năm 2010 (28,4 g/l) thấp hơn, mức giảm 1,3 g/l.
- Tại Sông Đốc, trên sông Ông Đốc, tỉnh Cà Mau: Độ mặn lớn nhất các ngày trong tháng trong khoảng từ 22,8-28,7 g/l. Độ mặn lớn nhất tháng vào ngày 25/2 đạt 29,8 g/l; so với độ mặn lớn nhất tháng trung bình cùng kỳ 9 năm (30,2 g/l) thấp hơn, mức giảm 0,4 g/l; so với độ mặn lớn nhất cùng kỳ năm 2010 (30,6 g/l) thấp hơn, mức giảm 0,8 g/l.
2.3. Xâm nhập mặn tháng 3/2011
a) Sông Vàm Cỏ (vùng hai sông Vàm Cỏ)
Xâm nhập mặn trên dòng chính sông Vàm Cỏ và hai sông nhánh gồm Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây độ mặn trong tháng 3/2011 cao nhất vào kỳ triều cường trong tháng , giữa tháng và cuối tháng vào các ngày 12-21.
- Tại Cầu Nổi, trên dòng chính sông Vàm Cỏ, tỉnh Long An: Độ mặn lớn nhất các ngày trong tháng 3 khoảng từ 13,5-16,0 g/l. Độ mặn lớn nhất tháng xuất hiện vào ngày 21/3 đạt 16,7 g/l; so với độ mặn lớn nhất tháng trung bình cùng kỳ 9 năm từ năm 2002-2010 (14,5 g/l) cao hơn, mức tăng 2,2 g/l; so với độ mặn lớn nhất cùng kỳ năm 2010 (17,9 g/l) thấp hơn, mức giảm 1,2 g/l.
- Tại Bến Lức, trên sông Vàm Cỏ Đông, tỉnh Long An: Độ mặn lớn nhất các ngày trong tháng trong khoảng từ 2,9-4,2 g/l. Độ mặn lớn nhất tháng xuất hiện vào ngày 12/3 đạt 4,3 g/l, so với độ mặn lớn nhất tháng trung bình cùng kỳ 9 năm (6,0 g/l) thấp hơn, mức giảm 1,7 g/l; so với độ mặn lớn nhất cùng kỳ năm 2010 (9,9 g/l) thấp hơn 5,6 g/l.
- Tại Tân An, trên sông Vàm Cỏ Tây, tỉnh Long An: Độ mặn lớn nhất các ngày trong tháng trong khoảng từ 0,5-1,5 g/l. Độ mặn lớn nhất tháng vào ngày 14/3 đạt 1,9 g/l; so với độ mặn lớn nhất tháng trung bình cùng kỳ 9 năm (4,6 g/l) thấp hơn, mức giảm 2,7 g/l; so với độ mặn lớn nhất cùng kỳ năm 2010 (8,0 g/l) thấp hơn, mức giảm 6,1 g/l.
b) Sông Cửu Long (vùng cửa sông Cửu Long)
Xâm nhập mặn vào hệ thống sông Cửu Long trên sông Tiền và sông Hậu, độ mặn trong tháng 3/2011 cao nhất vào kỳ triều cường trong tháng, vào ngày 13, cuối tháng vào các ngày từ 21-26 và ngày 31 cuối tháng.
Trên sông Tiền
- Tại Vàm Kênh, trên sông Cửa Tiểu, tỉnh Tiền Giang: Độ mặn lớn nhất các ngày trong tháng trong khoảng từ 18,7-24,4 g/l. Độ mặn lớn nhất tháng vào ngày 21/3 đạt 24,9 g/l; so với độ mặn lớn nhất tháng trung bình cùng kỳ 9 năm (25,4 g/l) thấp hơn, mức giảm 0,5 g/l; so với độ mặn lớn nhất cùng kỳ năm 2010 (25,3 g/l) thấp hơn, mức giảm 0,4 g/l.
- Tại Bình Đại, trên sông Cửa Đại, tỉnh Bến Tre: Độ mặn lớn nhất các ngày trong tháng trong khoảng từ 20,8-25,4 g/l. Độ mặn lớn nhất tháng vào ngày 13/3 đạt 26,8 g/l; so với độ mặn lớn nhất tháng trung bình cùng kỳ 9 năm (26,4 g/l) cao hơn, mức tăng 0,4 g/l; so với độ mặn lớn nhất cùng kỳ năm 2010 (26,7 g/l) cao hơn, mức tăng nhỏ 0,1 g/l.
- Tại An Thuận, trên sông Hàm Luông, tỉnh Bến Tre: Độ mặn lớn nhất các ngày trong tháng đạt trong khoảng từ 16,8-24,9 g/l. Độ mặn lớn nhất tháng vào ngày 21/3 đạt 28,9 g/l; so với độ mặn lớn nhất tháng trung bình cùng kỳ 9 năm (25,7 g/l) cao hơn, mức tăng 3,2 g/l; so với độ mặn lớn nhất cùng kỳ năm 2010 (30,0 g/l) thấp hơn, mức giảm 1,1 g/l.
- Tại Trà Vinh, trên sông Cổ Chiên, tỉnh Trà Vinh: Độ mặn lớn nhất các ngày trong tháng trong khoảng từ 4,5-10,6 g/l. Độ mặn lớn nhất tháng vào ngày 31/3 đạt 11,1 g/l; so với độ mặn lớn nhất tháng trung bình cùng kỳ 9 năm (9,0 g/l) cao hơn, mức tăng 2,1 g/l; so với độ mặn lớn nhất cùng kỳ năm 2010 (10,8 g/l) cao hơn, mức tăng 0,3 g/l.
Trên sông Hậu
- Tại Trà Kha, trên sông Hậu, tỉnh Trà Vinh: Độ mặn lớn nhất các ngày trong tháng trong khoảng từ 11,3-20,6 g/l. Độ mặn lớn nhất tháng vào ngày 26/3 đạt 21,2 g/l; so với độ mặn lớn nhất tháng trung bình cùng kỳ 9 năm (18,7 g/l) cao hơn, mức tăng 2,5 g/l; so với độ mặn lớn nhất cùng kỳ năm 2010 (21,5 g/l) thấp hơn, mức giảm 0,3 g/l.
- Tại Đại Ngãi, trên sông Hậu, tỉnh Sóc Trăng: Độ mặn lớn nhất các ngày trong tháng trong khoảng từ 2,0-10,9 g/l. Độ mặn lớn nhất tháng vào ngày 21/3 đạt 11,1 g/l; so với độ mặn lớn nhất tháng trung bình cùng kỳ 9 năm (8,6 g/l) cao hơn, mức tăng 2,5 g/l; so với độ mặn lớn nhất cùng kỳ năm 2010 (3,0 g/l) thấp hơn, mức giảm 0,3 g/l.
c) Sông Cái Lớn và sông Kiên (vùng ven biển Tây)
Xâm nhập mặn vào hệ thống sông rạch độ mặn đạt trị số cao nhất vào kỳ triều cường trong tháng, đầu tháng vào ngày 1-2/3, giữa tháng vào ngày 16-18.
- Tại Xẻo Rô, trên sông Cái Lớn, tỉnh Kiên Giang: Độ mặn lớn nhất các ngày trong tháng trong khoảng từ 7,7-11,0 g/l. Độ mặn lớn nhất tháng vào ngày 16/3 đạt 11,9 g/l; so với độ mặn lớn nhất tháng trung bình cùng kỳ 9 năm (17,1 g/l) thấp hơn, mức giảm 5,2 g/l; so với độ mặn lớn nhất cùng kỳ năm 2010 (19,2 g/l) thấp hơn, mức giảm 7,3 g/l.
- Tại TP. Rạch Giá, trên sông Kiên, tỉnh Kiên Giang: Độ mặn lớn nhất các ngày trong tháng trong khoảng từ 1,9-13,6 g/l. Độ mặn lớn nhất tháng vào ngày 2/3 đạt 14,4 g/l; so với độ mặn lớn nhất tháng trung bình cùng kỳ 9 năm (17,0 g/l) thấp, mức giảm 2,6 g/l; so với độ mặn lớn nhất cùng kỳ năm 2010 (23,9 g/l) thấp hơn, mức giảm 9,5 g/l.
d) Sông Maspero, Gành Hào và sông Ông Đốc (vùng bán đảo Cà Mau)
Xâm nhập mặn vào hệ thống sông rạch độ mặn đạt trị số cao nhất vào kỳ triều cường trong tháng 3, đầu tháng vào ngày 8-9, cuối tháng vào ngày 22-27.
- Tại TP. Sóc Trăng, trên sông Maspero, tỉnh Sóc Trăng: Độ mặn lớn nhất các ngày trong tháng trong khoảng từ 1,1-3,9 g/l. Độ mặn lớn nhất tháng vào ngày 27/3 đạt 4,0 g/l; so với độ mặn lớn nhất tháng trung bình cùng kỳ 9 năm (2,9 g/l) cao, mức tăng 1,1 g/l; so với độ mặn lớn nhất cùng kỳ năm 2010 (4,2 g/l) thấp hơn, mức giảm 0,2 g/l.
- Tại Gành Hào, trên sông Gành Hào, tỉnh Bạc Liêu: Độ mặn lớn nhất các ngày trong tháng trong khoảng từ 22,5-27,3 g/l. Độ mặn lớn nhất tháng vào ngày 22/3 đạt 28,1 g/l; so với độ mặn lớn nhất tháng trung bình cùng kỳ 9 năm (30,2 g/l) thấp hơn, mức giảm 2,1 g/l; so với độ mặn lớn nhất cùng kỳ năm 2010 (31,2 g/l) thấp, mức giảm 3,1 g/l.
- Tại Sông Đốc, trên sông Ông Đốc, tỉnh Cà Mau: Độ mặn lớn nhất các ngày trong tháng trong khoảng từ 26,9-29,9 g/l. Độ mặn lớn nhất tháng vào ngày 9/3 đạt 30,1 g/l; so với độ mặn lớn nhất tháng trung bình cùng kỳ 9 năm (31,6 g/l) thấp hơn, mức giảm 1,6 g/l; so với độ mặn lớn nhất cùng kỳ năm 2010 (33,4 g/l) thấp hơn, mức giảm 3,4 g/l.
2.4. Xâm nhập mặn tháng 4/2011
a) Sông Vàm Cỏ (vùng hai sông Vàm Cỏ)
Xâm nhập mặn trên dòng chính sông Vàm Cỏ và hai sông nhánh gồm Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây độ mặn trong tháng 4/2011 cao nhất vào kỳ triều cường cuối tháng vào các ngày 21-25.
- Tại Cầu Nổi, trên dòng chính sông Vàm Cỏ, tỉnh Long An: Độ mặn lớn nhất các ngày trong tháng 4 khoảng từ 11,6-14,2 g/l. Độ mặn lớn nhất tháng xuất hiện vào ngày 21/4 đạt 15,3 g/l; so với độ mặn lớn nhất tháng trung bình cùng kỳ 9 năm từ năm 2002-2010 (15,6 g/l) thấp hơn, mức giảm 0,3 g/l; so với độ mặn lớn nhất cùng kỳ năm 2010 (21,0 g/l) thấp hơn, mức giảm 5,7 g/l.
- Tại Bến Lức, trên sông Vàm Cỏ Đông, tỉnh Long An: Độ mặn lớn nhất các ngày trong tháng trong khoảng từ 2,1-2,6 g/l. Độ mặn lớn nhất tháng xuất hiện vào ngày 21/4 đạt 2,9 g/l, so với độ mặn lớn nhất tháng trung bình cùng kỳ 9 năm (8,4 g/l) thấp hơn, mức giảm 5,5 g/l; so với độ mặn lớn nhất cùng kỳ năm 2010 (12,6 g/l) thấp hơn, giảm 9,7 g/l.
- Tại Tân An, trên sông Vàm Cỏ Tây, tỉnh Long An: Độ mặn lớn nhất các ngày trong tháng trong khoảng từ 0,3-1,2 g/l. Độ mặn lớn nhất tháng vào ngày 25/4 đạt 1,3 g/l; so với độ mặn lớn nhất tháng trung bình cùng kỳ 9 năm (7,4 g/l) thấp hơn, mức giảm 6,1 g/l; so với độ mặn lớn nhất cùng kỳ năm 2010 (11,2 g/l) thấp hơn, mức giảm 9,9 g/l.
b) Sông Cửu Long (vùng cửa sông Cửu Long)
Xâm nhập mặn vào hệ thống sông Cửu Long trên sông Tiền và sông Hậu, độ mặn trong tháng 4/2011 cao nhất vào kỳ triều cường đầu tháng từ ngày 1-7 và kéo dài đến 12/4.
Trên sông Tiền
- Tại Vàm Kênh, trên sông Cửa Tiểu, tỉnh Tiền Giang: Độ mặn lớn nhất các ngày trong tháng trong khoảng từ 16,3-14,8 g/l. Độ mặn lớn nhất tháng vào ngày 7/4 đạt 18,6 g/l; so với độ mặn lớn nhất tháng trung bình cùng kỳ 9 năm (25,0 g/l) thấp hơn, mức giảm 6,4 g/l; so với độ mặn lớn nhất cùng kỳ năm 2010 (27,5 g/l) thấp hơn, mức giảm 8,9 g/l.
- Tại Bình Đại, trên sông Cửa Đại, tỉnh Bến Tre: Độ mặn lớn nhất các ngày trong tháng trong khoảng từ 19,2-22,7 g/l. Độ mặn lớn nhất tháng vào ngày 12/4 đạt 22,7 g/l; so với độ mặn lớn nhất tháng trung bình cùng kỳ 9 năm (25,2 g/l) thấp hơn, mức giảm 2,5 g/l; so với độ mặn lớn nhất cùng kỳ năm 2010 (25,2 g/l) thấp hơn, mức giảm 2,5 g/l.
- Tại An Thuận, trên sông Hàm Luông, tỉnh Bến Tre: Độ mặn lớn nhất các ngày trong tháng đạt trong khoảng từ 20,7-26,0 g/l. Độ mặn lớn nhất tháng vào ngày 11/4 đạt 26,1 g/l; so với độ mặn lớn nhất tháng trung bình cùng kỳ 9 năm (25,3 g/l) cao hơn, mức tăng 0,8 g/l; so với độ mặn lớn nhất cùng kỳ năm 2010 (29,4 g/l) thấp hơn, mức giảm 3,3 g/l.
- Tại Trà Vinh, trên sông Cổ Chiên, tỉnh Trà Vinh: Độ mặn lớn nhất các ngày trong tháng trong khoảng từ 3,9-11,0 g/l. Độ mặn lớn nhất tháng vào ngày 1/4 đạt 11,2 g/l; so với độ mặn lớn nhất tháng trung bình cùng kỳ 9 năm (8,3 g/l) cao hơn, mức tăng 2,8 g/l; so với độ mặn lớn nhất cùng kỳ năm 2010 (9,9 g/l) cao hơn, mức tăng 1,2 g/l.
Trên sông Hậu
- Tại Trà Kha, trên sông Hậu, tỉnh Trà Vinh: Độ mặn lớn nhất các ngày trong tháng trong khoảng từ 7,5-15,4 g/l. Độ mặn lớn nhất tháng vào ngày 3/4 đạt 15,8 g/l; so với độ mặn lớn nhất tháng trung bình cùng kỳ 9 năm (17,0 g/l) thấp hơn, mức giảm 1,2 g/l; so với độ mặn lớn nhất cùng kỳ năm 2010 (18,9 g/l) thấp hơn, mức giảm 3,1 g/l.
- Tại Đại Ngãi, trên sông Hậu, tỉnh Sóc Trăng: Độ mặn lớn nhất các ngày trong tháng trong khoảng từ 2,3-8,1 g/l. Độ mặn lớn nhất tháng vào ngày 4/4 đạt 8,7 g/l; so với độ mặn lớn nhất tháng trung bình cùng kỳ 9 năm (9,1 g/l) thấp hơn, mức giảm 0,4 g/l; so với độ mặn lớn nhất cùng kỳ năm 2010 (11,5 g/l) thấp hơn, mức giảm 2,8 g/l.
c) Sông Cái Lớn và sông Kiên (vùng ven biển Tây)
Xâm nhập mặn vào hệ thống sông rạch độ mặn đạt trị số cao nhất trong kỳ triều cường cuối tháng vào ngày 26-27/4.
- Tại Xẻo Rô, trên sông Cái Lớn, tỉnh Kiên Giang: Độ mặn lớn nhất các ngày trong tháng trong khoảng từ 4,7-13,2 g/l. Độ mặn lớn nhất tháng vào ngày 27/4 đạt 13,4 g/l; so với độ mặn lớn nhất tháng trung bình cùng kỳ 9 năm (20,0 g/l) thấp hơn, mức giảm 6,6 g/l; so với độ mặn lớn nhất cùng kỳ năm 2010 (23,3 g/l) thấp hơn, mức giảm 9,9 g/l.
- Tại TP. Rạch Giá, trên sông Kiên, tỉnh Kiên Giang: Độ mặn lớn nhất các ngày trong tháng trong khoảng từ 2,0-11,0 g/l. Độ mặn lớn nhất tháng vào ngày 26/4 đạt 12,6 g/l; so với độ mặn lớn nhất tháng trung bình cùng kỳ 9 năm (20,4 g/l) thấp hơn, mức giảm 7,8 g/l; so với độ mặn lớn nhất cùng kỳ năm 2010 (23,0 g/l) thấp hơn, mức giảm 10,4 g/l.
d) Sông Maspero, Gành Hào và sông Ông Đốc (vùng bán đảo Cà Mau)
Xâm nhập mặn vào hệ thống sông rạch độ mặn đạt trị số cao nhất vào kỳ triều cường trong tháng, đầu tháng vào ngày 5-11, cuối tháng vào ngày 20-23.
- Tại TP. Sóc Trăng, trên sông Maspero, tỉnh Sóc Trăng: Độ mặn lớn nhất các ngày trong tháng trong khoảng từ 1,6-2,9 g/l. Độ mặn lớn nhất tháng vào ngày 11/4 đạt 3,0 g/l; so với độ mặn lớn nhất tháng trung bình cùng kỳ 9 năm (3,2 g/l) thấp hơn, mức giảm 0,2 g/l; so với độ mặn lớn nhất cùng kỳ năm 2010 (5,2 g/l) thấp hơn, mức giảm 2,2 g/l.
- Tại Gành Hào, trên sông Gành Hào, tỉnh Bạc Liêu: Độ mặn lớn nhất các ngày trong tháng trong khoảng từ 24,7-29,5 g/l. Độ mặn lớn nhất tháng vào ngày 5/4 đạt 29,6 g/l; so với độ mặn lớn nhất tháng trung bình cùng kỳ 9 năm (31,5 g/l) thấp hơn, mức giảm 1,9 g/l; so với độ mặn lớn nhất cùng kỳ năm 2010 (31,7 g/l) thấp hơn, mức giảm 2,1 g/l.
- Tại Sông Đốc, trên sông Ông Đốc, tỉnh Cà Mau: Độ mặn lớn nhất các ngày trong tháng trong khoảng từ 28,3-30,5 g/l. Độ mặn lớn nhất tháng vào ngày 20/4 đạt 30,9 g/l; so với độ mặn lớn nhất tháng trung bình cùng kỳ 9 năm (33,7 g/l) thấp hơn, mức giảm 2,8 g/l; so với độ mặn lớn nhất cùng kỳ năm 2010 (38,5 g/l) thấp hơn, mức giảm 7,6 g/l.
Xem bảng 2.1 tóm tắt độ mặn lớn nhất tháng năm 2011 so với trung bình cùng kỳ 9 năm 2002-2010 và năm 2010 tại một số vị trí ở ĐBSCL.
Độ mặn lớn nhất hàng tháng từ tháng 1-4 của 9 năm từ 2002-2010, tại một số vị trí trên sông rạch ở 4 vùng ĐBSCL xem phụ lục 1.
Bảng 2.1: Độ mặn lớn nhất tháng năm 2011 so với trung bình cùng kỳ 9 năm 2002-2010 và năm 2010 tại một số vị trí ở ĐBSCL
Đơn vị: g/l
Vùng
|
Trạm
|
Độ mặn
lớn
nhất
tháng
1/2011
|
Mức tăng
(+) /giảm (-)
Độ mặn lớn nhất tháng
1/2011
so với
|
Độ mặn
lớn
nhất
tháng
2/2011
|
Mức tăng
(+) /giảm (-)
Độ mặn lớn nhất tháng
2/2011
so với
|
Độ mặn
lớn
nhất
tháng
3/2011
|
Mức tăng
(+) /giảm (-)
Độ mặn lớn nhất tháng
3/2011
so với
|
Độ mặn
lớn
nhất
tháng
4/2011
|
Mức tăng
(+)/giảm (-)
Độ mặn lớn nhất tháng
4/2011
so với
|
||||
TB
cùng
kỳ 9
năm
(2002-2010)
|
Cùng
Kỳ
2010
|
TB
cùng
kỳ 9
năm
(2002-2010)
|
Cùng
Kỳ
2010
|
TB
cùng
kỳ 9
năm
(2002-2010)
|
Cùng
Kỳ
2010
|
TB
cùng
kỳ 9
năm
(2002-2010)
|
Cùng
Kỳ
2010
|
||||||
Hai
sông
Vàm
Cỏ
|
1. Cầu Nổi
|
13.0
|
+5.1
|
+5.5
|
15.2
|
+2.1
|
+1.4
|
16.7
|
+2.2
|
-1.2
|
15.3
|
-0.3
|
-5.7
|
2. Đôi Ma
|
4.4
|
1.1
|
+0.9
|
9.5
|
+4.4
|
+5.2
|
7.5
|
+0.9
|
-0.6
|
4.8
|
-3.7
|
-9.4
|
|
3. Bến Lức
|
1.3
|
+0.2
|
-0.1
|
5.3
|
+1.4
|
+1.4
|
4.3
|
-1.7
|
-5.6
|
2.9
|
-5.5
|
-9.7
|
|
4. Tân An
|
0.3
|
-0.3
|
+0.1
|
1.3
|
-0.7
|
-1.0
|
1.9
|
-2.7
|
-6.1
|
1.3
|
-6.1
|
-9.9
|
|
5. Kỳ Son
|
0.9
|
-1.2
|
-0.1
|
5.8
|
+2.1
|
+3.4
|
4.1
|
-1.0
|
-2.2
|
2.2
|
-5.1
|
-9.4
|
|
Cửa
sông
Cửu
Long
|
1. Vàm Kênh
|
17.4
|
+1.5
|
+4.9
|
25.1
|
+2.5
|
+1.8
|
24.9
|
-0.5
|
-0.4
|
18.6
|
-6.4
|
-8.9
|
2. Bình Đại
|
18.0
|
+5.7
|
+3.7
|
26.6
|
+3.6
|
+5.9
|
26.8
|
+0.4
|
0.1
|
22.7
|
-2.5
|
-2.5
|
|
3. An Thuận
|
20.2
|
+7.7
|
+2.4
|
26.2
|
+5.1
|
+3.7
|
28.9
|
+3.2
|
-1.1
|
26.1
|
+0.8
|
-3.3
|
|
4. Sơn Đốc
|
5.8
|
+1.6
|
+1.3
|
8.6
|
+1.4
|
+2.8
|
14.5
|
+2.0
|
-2.6
|
12.2
|
-1.0
|
-6.1
|
|
5. Hưng Mỹ
|
7.6
|
+1.5
|
+1.1
|
11.2
|
-0.7
|
-0.1
|
19.3
|
+3.6
|
+2.0
|
16.0
|
+1.1
|
-0.9
|
|
6. Trà Vinh
|
4.6
|
+2.4
|
+2.1
|
7.5
|
+1.0
|
+0.5
|
11.1
|
+2.1
|
+0.3
|
11.1
|
+2.8
|
+1.2
|
|
7. Trà Kha
|
12.3
|
+4.9
|
+3.0
|
15.8
|
+0.1
|
+3.9
|
21.2
|
+2.5
|
-0.3
|
15.8
|
-1.2
|
-3.1
|
|
8. Đại Ngãi
|
2.8
|
+0.7
|
+0.2
|
6.8
|
+1.7
|
+3.8
|
11.1
|
+2.5
|
-0.5
|
8.7
|
-0.4
|
-2.8
|
|
Ven
Biển
tây
|
1. Rạch Giá
|
5.9
|
+0.2
|
-0.3
|
14.4
|
+0.4
|
-1.4
|
14.4
|
-2.6
|
-9.5
|
12.6
|
-7.8
|
-10.4
|
2. Xẻo Rô
|
5.7
|
+0.6
|
-0.4
|
16.9
|
+1.8
|
-1.6
|
11.9
|
-5.2
|
-7.3
|
13.4
|
-6.6
|
-9.9
|
|
3. Gò Quao
|
0.4
|
-0.3
|
-0.1
|
4.6
|
-1.3
|
-4.1
|
8.2
|
-0.5
|
-2.6
|
7.0
|
-3.8
|
-8.4
|
|
Bán
đảo
Cà
Mau
|
1. Sóc Trăng
|
2.4
|
+1.8
|
+1.7
|
2.5
|
+0.7
|
+0.8
|
4.0
|
+1.1
|
-0.2
|
3.0
|
-0.2
|
-2.2
|
2. Thạnh Phú
|
4.5
|
+2.1
|
+3.0
|
5.8
|
-0.2
|
+1.0
|
9.2
|
-0.6
|
-2.6
|
9.1
|
-4.0
|
-6.1
|
|
3. Gành Hào
|
22.1
|
-0.7
|
-1.8
|
27.1
|
-0.8
|
-1.3
|
28.1
|
-2.1
|
-3.1
|
29.6
|
-1.9
|
-2.1
|
|
4. Cà Mau
|
22.0
|
+0.9
|
-0.4
|
25.7
|
-1.0
|
-0.3
|
27.2
|
-3.2
|
-4.1
|
28.4
|
-5.1
|
-7.6
|
|
5. Sông Đốc
|
24.2
|
0.0
|
-0.8
|
29.8
|
-0.4
|
-0.8
|
30.0
|
-1.6
|
-3.4
|
30.9
|
-2.8
|
-7.6
|
III. Mức độ xâm nhập mặn
3.1. Độ mặn
Xâm nhập mặn vào hệ thống sông rạch ĐBSCL vào tháng 3/2011 (xem bảng 2.1) ở hầu hết các vị trí giám sát mặn đều đạt độ mặn cao nhất so với tháng 1, 2 và tháng 4/2011, loại trừ một số trạm gần biển bị thủy triều chi phối và một số vị trí trên sông rạch không được cấp nước hoặc nguồn nước cấp rất hạn chế từ hệ thống sông Tiền và sông Hậu;
Thông thường độ mặn vào tháng 4 hàng năm đạt giá trị cao hơn tháng 3 theo số liệu giám sát mặn nhiều năm gần đây.
3.2. Thời gian xuất hiện đỉnh mặn
Thời gian xuất hiện đỉnh mặn (độ mặn cao nhất trong mùa khô) năm 2011 ở hầu hết các vị trí trên sông rạch vào cuối tháng 3/2011 sớm hơn so với mùa khô năm 2010 (vào cuối tháng 4/2010) khoảng một tháng.
IV. Thiệt hại sản xuất nông nghiệp ở một số địa phương
Mùa khô năm 2011 có 3/8 tỉnh ven biển ĐBSCL bị thiệt hại lúa do khô hạn và mặn xâm nhập.
4.1. Tỉnh Sóc Trăng
Tổng diện tích lúa xuân hè toàn tỉnh 48.000 ha, trong đó có 100 ha lúa xuân hè bị chết do khô hạn và mặn xâm nhập (sau đó địa phương phải gieo xạ lại) tại khu vực dự án Long Phú-Tiếp Nhật giáp sông Hậu gần cửa Trần Đề giáp biển.
Nguồn: Công ty Cổ phần Thủy lợi Sóc Trăng.
Nguyên nhân:
- Ngay từ tháng 1/2011 mực nước trên sông thấp hơn các năm bình thường do mùa mưa năm 2010 không có lũ (đã đề cập ở phần trên), mực nước thấp và thời tiết nắng nóng dẫn đến khô hạn.
- Giữa tháng 1/2011 vào các ngày 17-18 đợt triều cường với độ mặn từ 2,7-6,5 g/l xâm nhập vào sông rạch trong khu vực.
- Lúa xuân hè ở thời gian này mới gieo xạ, lúa ở giai đoạn mạ không chịu nổi độ mặn do nguồn nước tưới bị mặn trên kênh rạch.
4.2. Tỉnh Bến Tre
Tổng diện tích lúa đông xuân của tỉnh 20.632 ha, trong đó có 2.615 ha bị ảnh hưởng do khô hạn và mặn xâm nhập vào thời kỳ lúa trỗ bông tháng 3/2011; ở các huyện Ba Tri, Giồng Trôm, Bình Đại, Thạnh Phú và thành phố Bến Tre. Mức giảm năng suất từ 30-60%.
Nguồn: Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bến Tre.
Nguyên nhân:
- Tháng 3/2011 mực nước trên sông rạch rất thấp, thời tiết nắng nóng gây khô hạn trong khi đó nhu cầu dùng nước cho sản xuất và sinh hoạt lên cao.
- Cuối tháng 3/2011 trên sông Hàm Luông tại Sơn Đốc vào các ngày 21-28/3 độ mặn từ 10,4-14,5 g/l; tại Bình Đại trên sông cửa Đại vào các ngày 12-14/3 đợt triều cường giữa tháng độ mặn cao từ 25,3-26,8 g/l xâm nhập vào sông rạch các huyện nói trên.
- Lúa đông xuân ở giai đoạn trỗ phơi màu cần nhiều nước, nguồn nước tưới bị mặn bông lúa sẽ nhiều hạt lép giảm năng suất thu hoạch.
4.3. Tỉnh Trà Vinh
Số diện tích lúa đông xuân 11.827,48 ha bị thiệt hại do khô hạn và xâm nhập mặn vào giữa tháng 1/2011 khi gieo xạ, lúa ở giai đoạn mạ trên địa bàn các huyện Cầu Ngang, Tiểu Cần, Trà Cú, Châu Thành và thành phố Trà Vinh.
Nguồn: Ủy ban Nhân dân tỉnh Trà Vinh.
Nguyên nhân:
- Mực nước trên sông Măng Thít phía thượng nguồn phía Bắc tỉnh Trà Vinh thấp không thể cấp nước ngọt tự chảy cho hệ thống kênh rạch tỉnh Trà Vinh.
- Tại Láng Thé trên sông Cổ Chiên vào ngày 17-18/1 độ mặn từ 6,8-8,4 g/l; tại Cần Chông trên sông Hậu vào ngày 17-18/1 độ mặn từ 7,4-7,9 g/l, bắt buộc phải đóng toàn bộ các cửa cống thượng nguồn sông Cổ Chiên và sông Hậu trên địa phận tỉnh Trà Vinh.
- Độ mặn trên kênh hiện trạng khoảng 1,0 g/l, gặp nhiệt độ cao, bốc hơi lớn làm mất nước, mặn trên kênh trên ruộng cô đọng lại, nước có độ mặn cao hơn nhiều lần; mực nước trên kênh xuống thấp để lộ bề mặt mái kênh ẩm ướt tạo thành lớp đất phèn do phản ứng với ôxy không khí, nguồn nước tưới có độ mặn cao, nhiễm phèn gây thiệt hại cho lúa ở thời kỳ gieo sạ-mạ.
PHẦN B: Đề xuất giải pháp khắc phục xâm nhập mặn, giải pháp lấy nước ngọt phục vụ sản xuất và sinh hoạt.
I. Giải pháp khắc phục xâm nhập mặn
- Các địa phương kịp thời tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về diễn biến thời tiết, nguồn nước và dự báo xâm nhập mặn.
- Không mở cống lấy nước mặn vào khu vực nuôi tôm trong những ngày xuất hiện triều cường; tiêu thoát bớt nước mặn ở vùng ngọt bị xâm nhập mặn.
- Tạm ngưng xuống giống vụ hè thu khi chưa chủ động nguồn nước.
- Củng cố bờ bao ngăn mặn giữ và trữ ngọt trên kênh, sử dụng bơm tưới khi cần thiết.
- Các địa phương cần hỗ trợ kinh phí bơm tưới cho lúa khi nguồn nước trên kênh rạch cạn kiệt.
II. Giải pháp lấy nước ngọt phục vụ sản xuất và sinh hoạt
- Lịch vận hành cống điều tiết nước linh hoạt khi mực nước trong sông biến đổi theo triều; đề nghị áp dụng cho các địa phương: tỉnh Trà Vinh, Tiền Giang, Long An, Bến Tre.
(i) Đóng cống đầu mối khi triều cường theo thứ tự từ biển rút dần vào trong sông, lấy nước ngọt vào hệ thống kênh rạch khi độ mặn cho phép, ngăn mặn hạ nguồn.
(ii) Mở cống khi triều rút theo thứ tự từ sâu trong sông ra biển lấy nước ngọt thượng nguồn trữ trên kênh rạch, ao hồ và giữ nước ngọt trên ruộng.
(iii) Mở cống thay đổi nguồn nước trong đồng khi nước có dấu hiệu nhiễm phèn, ô nhiễm vi sinh chọn thời điểm mực nước ngoài sông thấp nhất.
- Lịch vận hành hệ thống cống ngăn mặn kết hợp đập ngăn mặn thời vụ, thời gian từ tháng 1-5 cho khu vực ven biển Tây từ TP. Rạch Gía đến Kiên Lương; đề nghị áp dụng cho địa phương: tỉnh Hậu Giang có địa hình tương tự, nguồn nước từ tuyến kênh Cần Thơ-Xà No.
(i) Đóng cống ngăn mặn trước tháng 1 trong năm, đắp đập trên tuyến kênh dọc từ sông Hậu ra kênh Rạch Giá-Hà Tiên không cho nước ngọt từ sông Hậu chảy thẳng ra biển Tây.
(ii) Trữ nước trên kênh trục chính và kênh ngang (kênh cấp dưới vuông góc với kênh trục).
(iii) Định kỳ mở cống ngăn mặn luân phiên tiêu nước dư thừa đồng thời thay đổi nguồn nước tránh ô nhiễm nước tại chỗ.
Mùa khô năm 2011, khu vực này đã đắp được 37 đập thời vụ, toàn tỉnh Kiên Giang đắp được 117 đập thời vụ.
Mùa khô năm 2011 tỉnh Hậu Giang đã đắp được 74 đập thời vụ, năm 2011 lập kế hoạch đắp thêm 91 đập thời vụ.
PHẦN C: Tình hình xâm nhập mặn và các giải pháp phòng, chống, khắc phục hậu quả hạn hán.
I. Tình hình xâm nhập mặn
Trong điều kiện biến đổi khí hậu, Elnino hoạt động mạnh dẫn đến thời tiết nắng nóng trong nhiều tháng trong mùa khô ở ĐBSCL. Mưa trái mùa vào tháng 1 hàng năm ở các tỉnh ven biển ĐBSCL xuất hiện liên tiếp trong 2 năm 2010 và 2011.
Trong những năm gần đây xâm nhập mặn ở ĐBSCL ngày càng tăng vào mùa khô. Trích dẫn số liệu đo mặn 5 năm từ 2006-2010 xem bảng 1.1.
Bảng 1.1: Độ mặn cao nhất trong mùa khô 5 năm từ 2006-2010 tại một số vị trí ở ĐBSCL
Đơn vị: g/l
Năm
|
Vùng hai sông
Vàm Cỏ
|
Vùng cửa sông
Cửu Long
|
Vùng ven biển
Tây
|
Vùng bán đảo
Cà Mau
|
||||
Trạm
Bến Lức
|
Trạm
Tân An
|
Trạm
Trà Vinh
|
Trạm
Cầu Quan
|
Trạm
Xẻo Rô
|
Trạm
Gò Quao
|
Trạm
Thạnh Phú
|
Trạm
Đại Ngãi
|
|
2010
|
12,6
|
11,2
|
10,7
|
11,8
|
23,3
|
15,4
|
15,2
|
11,5
|
2009
|
5,7
|
3,0
|
9,9
|
5,0
|
19,3
|
13,1
|
11,8
|
11,5
|
2008
|
7,4
|
6,6
|
9,9
|
10,0
|
15,6
|
8,4
|
11,6
|
6,9
|
2007
|
6,6
|
5,3
|
8,5
|
7,3
|
14,9
|
8,0
|
12,2
|
11,2
|
2006
|
4,2
|
2,9
|
7,4
|
8,0
|
15,3
|
7,7
|
9,8
|
5,5
|
Mức tăng độ năm 2010 so với các năm (g/l)
|
5,2 - 8,4
|
4,6-8,3
|
0,8-3,3
|
1,8-6,8
|
4,0-8,4
|
2,3-7,7
|
3,4-5,4
|
0,0-6,0
|
Nguồn: VKHTL miền Nam, Đài KTTV Khu vực Nam Bộ.
Riêng mùa khô năm 2011 độ mặn cao nhất xuất hiện vào tháng 3 sớm hơn 1 tháng so với những năm bình thường và mặn xâm nhập cao từ tháng 1/2001 trên sông Tiền và sông Hậu.
II. Giải pháp phòng, chống, khắc phục hậu quả hạn hán.
Giải pháp khắc phục lượng nước ngọt ở hạ lưu cạn kiệt gây ra hạn hán ở ĐBSCL. Thực trạng nguồn nước ngọt trên sông rạch trong tháng vào mùa khô rất nhỏ so với các tháng trong năm. Từ số liệu đo lưu lượng của hai trạm Tân Châu trên sông Tiền và Châu Đốc trên sông Hậu qua 15 năm (1995-2009) cho thấy vào các tháng 2, 3, 4, 5 lưu lượng trung bình tháng bình quân nhỏ và đạt trị số cực tiểu vào tháng 4 (chiếm tỷ lệ 1,7%) so với tổng cộng lưu lượng trung bình tháng bình quân tháng (QTBT) trong năm, xem bảng 2.1.
Bảng 2.1: Lưu lượng trung bình tháng bình quân 15 năm (1995-2009) của hai trạm đo Tân Châu và Châu Đốc
Tháng
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
6
|
7
|
8
|
9
|
10
|
11
|
12
|
QTBT bình quân (m3/s)
|
7723
|
4862
|
3061
|
2605
|
4017
|
8493
|
14281
|
23206
|
25748
|
24895
|
19191
|
12801
|
Tỉ lệ so với cả năm (%)
|
5.1
|
3.2
|
2.0
|
1.7
|
2.7
|
5.6
|
9.5
|
15.4
|
17.1
|
16.5
|
12.7
|
8.5
|
Nguồn: Đài KTTV Khu vực Nam bộ
- Nghiên cứu xây dựng từng bước liên kết các dự án thủy lợi ven biển riêng rẽ với các dự án thủy lợi phía trên gần dòng chính.
- Nghiên cứu trữ ngọt tại giữa ĐBSCL bằng cách chặn các cửa sông Cửu Long (hiện nay, việc xây dựng các đập lớn tại Trung Quốc, Lào, Campuchia, Thái Lan trên đoạn sông Mekong chảy qua lãnh thổ, lượng nước về hạ lưu sẽ còn giảm đáng kể). Chặn 3 cửa sông gồm Hàm Luông, Cổ Chiên, Cung Hầu; ba cửa sông này không nằm trong hệ thống giao thủy quốc tế. Chặn 3 cửa sông tạo thành một trục sẽ giữ được một lượng nước rất lớn cho ĐBSCL và nước ngọt được chuyển sang Đồng Tháp Mười, chuyển về Tứ Giác Long Xuyên và Bán đảo Cà Mau.
- Nghiên cứu xây dựng các công trình lớn ngăn sông và điều tiết nước tại cửa sông đổ ra biển Tây như sông Cái Lớn, Cái Bé, nâng cấp đê biển, đê sông ĐBSCL.
- Xây dựng phương án thích nghi và chủ động thích nghi trong điều kiện biến đổi khí hậu nước biển dâng.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 5 năm 2011
Viện Khoa học Thuỷ lợi miền Nam