công nghệ thủy lợi
phục vụ
phát triển bền vững

![]() |
Rừng ngập mặn ở Rạch Chàm - Phú Quốc |
Rừng ngập mặn, các vỉa san hô và cỏ biển còn nguyên vẹn có thể làm giảm nhẹ
hoặc tiêu tan các đợt sóng thần cao 15 mét. Một nghiên cứu của Nhật Bản cho
thấy, một Rừng ngập mặn có chiều rộng 100 mét có thể làm giảm 50% chiều cao
của sóng triều và giảm 50% năng lượng của sóng. Trong đợt động đất
và sóng thần ngày 26 tháng 12 năm 2004, tại đảo Pulau Sêmplu của Inđônêxia
nằm gần tâm ngoài của trận động đất, chỉ có 100 người bị chết vì những người
dân trên đảo đã học được kinh nghiệm chạy trốn lên vùng đất cao và những
vùng có rừng ngập mặn bao quanh...
Việt Nam với bờ biển dài 3260 kilômét, nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa,
hàng năm thường xuyên phải hứng chịu những cơn bão và triều cường gây thiệt
hại lớn. Trước đây, nhờ có các dải rừng ngập mặn tự nhiên và những dải rừng
được trồng ở các vùng cửa sông, ven biển nên đê điều ít khi bị vỡ.
Nhưng gần đây do việc phá rừng ngày càng tăng nạn lở đất, lũ lụt xảy ra
nhiều nên cuộc sống của cộng đồng dân cư ven biển ngày càng bị đe doạ. Ngay
trong năm 2005 này, Việt Nam đã phải gánh chịu những thiệt hại to lớn về
người, tài sản và cơ sở hạ tầng. Nhiều đoạn đê biển bị vỡ hoặc sạt lở nghiêm
trọng. Nhưng sau những thiệt hại mà bão số 2, bão số 6 và bão số 7 gây ra,
nhiều người dân ở vùng biển đều có nhận xét rằng, ở những khu vực có rừng
ngập mặn, đê biển không hề sạt lở.
Ông Phạm Minh Trung, một người dân huyện đảo Cát Hải cho biết: "Tôi đã ngoài
70 tuổi, từng chứng kiến 4 trận bão lớn. Bão năm 1955, Cát Hải chưa có đê,
ngập tràn hết, rất nguy hiểm và bởi lúc đó do điều kiện chưa có chủ trương
phòng ngừa tốt. Bão năm 68, đê chưa tốt nên gây lụt…; Bão số 2 năm nay do
chủ quan, nhiều người khi thấy nước sóng còn ra xem! Bão số 7, người dân có
ý thức và được sự quan tâm chỉ đạo của cấp trên báo tin thường xuyên nên
phòng chống tốt hơn. Ngoài ra, chỗ này tổ chức trồng rừng ngăn sóng rất tốt,
phi lao, sú vẹt ở rìa đê hoặc tre đảm bảo cho việc ngăn sóng, chắn gió rất
quý báu. Điều này cho thấy cái lợi của công tác trồng rừng".
Tại tỉnh Thanh Hoá, bão số 7 đã gây những thiệt hại nghiêm trọng, nhưng cũng
qua cơn bão này, người dân càng nhận thức sâu sắc hơn về vai trò của rừng
ngập mặn. Bà Viên Thị Hoa - Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ Thanh Hoá nói: "Sau bão
số 7, chúng tôi có dịp đi một số tỉnh nằm trong dự án trồng rừng ngập mặn do
Hội Chữ thập đỏ Đan Mạch và hội Chữ thập đỏ Nhật Bản tài trợ. Tận mắt chứng
kiến những đoạn đê vỡ, những khu nhà ngập trong nước và có dịp so sánh với
những quãng đê lành lặn được che chở bởi những cánh rừng ngập mặn hoặc những
khoảng tre gai... chúng tôi dễ dàng nhận thấy một điều: ở đâu có rừng ngập
mặn, sức tàn phá của sóng biển bị suy giảm. Rừng ngập mặn là vành đai xanh
góp phần quan trọng trong việc phòng chống và giảm thiểu thiệt hại thiên
tai".
Giáo sư-Tiến sĩ Phan Nguyên Hồng - một chuyên gia trong lĩnh vực rừng ngập
mặn cho biết: "Rừng ngập mặn có ý nghĩa to lớn trong việc phòng vệ đê chống
xói lở ở vùng ven biển. Nếu chỗ nào không có rừng ngập mặn thì khi có bão dễ
bị phá. Ở các nước có Rừng ngập mặn, họ rất quan tâm giúp đỡ các nước không
có rừng ngập mặn như Nhật Bản, Hà Lan. Một số nước Bắc Âu muốn Việt Nam phát
triển rừng ngập mặn để bảo vệ dân, người ta đã đầu tư nhiều tiền cho chúng
ta phục hồi rừng, nhưng một số địa phương lại có chủ trương phá rừng đi để
làm đầm tôm, vì lợi ích trước mắt không tính đến hậu quả lâu dài. Hậu quả
cơn bão số 7, số 6 là những bài học rất đắt giá cho chúng ta".
Chúng ta đều biết rằng, ngay sau trận sóng thần và động đất xảy ra ở khu vực
Nam Á cuối năm ngoái, rất nhiều hội thảo khoa học về thảm hoạ thiên tai đã
được tổ chức và tầm quan trọng của rừng ngập mặn trong việc phòng ngừa và
giảm nhẹ thiên tai đã được các quốc gia đặc biệt quan tâm, chú ý. Bài học
nhãn tiền từ sự thiệt hại về người, về tài sản ở Thái Lan - đất nước quá
quan tâm đến việc phát triển kinh doanh du lịch mà chưa tính đến sự tổn thất
phải trả giá đắt vì thiên tai dường như chưa đủ vì ở một số địa phương vẫn
còn tình trạng phá rừng làm đầm nuôi trồng thuỷ sản.
![]() |
Cây đước mới trồng phục hồi vùng rừng ngập mặn Đầm Nại |
Giáo sư
tiến sĩ Khoa học Trương Quang Học – Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Tài nguyên
môi trường Đại học Quốc gia Hà Nội khẳng định, đó là vấn đề lợi bất cập hại.
Ông nói: "Chúng tôi rất đau xót rằng rất nhiều diện tích Rừng ngập mặn hiện
nay ở nhiều nơi từ Bắc vào Nam bị phá huỷ để nuôi tôm. Có thể thấy rằng khi
nuôi tôm trong những năm đầu hiệu quả, đưa lại nguồn lợi lớn hơn nhiều so
với trồng nông nghiệp nhưng chỉ được một vài năm.
Thực tế, tất cả những diện tích ấy rồi bị suy thoái đi nghĩa là kinh tế
chúng ta cũng không được, về mặt sinh thái mát quá lớn, có những nơi mất
hoàn toàn. Khi môi trường suy thoái, vùng đất bị ô nhiễm, sau đó rất khó
phục hồi. Đặc biệt, khi hệ sinh thái bị phá đi, rừng ngập mặn phục hồi nhanh
hơn nhưng cũng phải mất hàng chục năm. Vì vậy, chúng ta cần phải đánh giá
giá trị của các hệ sinh thái một cách toàn diện, kể cả những giá trị vô hình.
Nếu ta vì lợi ích trước mắt, giải quyết không đúng sẽ để lại hậu quả khôn
lường và lâu dài".
- Bản tin tuần bao gồm đáng giá hiện trạng chất lượng nước ngày lấy mẫu 16/07/2023 và đánh giá dự báo kết quả chất lượng nước cho ngày 25/07/2023
- Bản tin tuần "Giám sát và dự báo chất lượng nước vùng kẹp giữa hai sông Vàm Cỏ ngày lấy mẫu 02/07/2023 - Dự báo từ ngày 13/07/2023 đến ngày 18/07/2023"
- Bản tin tuần "Giám sát và dự báo chất lượng nước vùng kẹp giữa hai sông Vàm Cỏ ngày lấy mẫu 02/07/2023 - Dự báo đến ngày 12/07/2023
- Bản tin tuần "Giám sát và dự báo chất lượng nước vùng kẹp giữa hai sông Vàm Cỏ ngày lấy mẫu 17/06/2023 - Dự báo từ ngày 27/06/2023 đến ngày 02/07/2023"
- Giải pháp tổng hợp sử dụng nguồn nước vùng Đông Nam Bộ và Phụ cận
- Bờ biển đồng bằng sông Cửu Long - Sạt lở và các giải pháp phòng chống
- Tài liệu hướng dẫn tạm thời kỹ thuật trữ nước, tưới hiệu quả cho cây ăn trái vùng Đồng bằng sông Cửu Long (Áp dụng trong điều kiện xâm nhập mặn mùa khô năm 2020-2021)
- Các giải pháp kết cấu công trình ven biển thích ứng biến đổi khí hậu