Khoa học
công nghệ thủy lợi
phục vụ
phát triển bền vững
Tin tức > Tin tổng hợp
'Nghệ thuật' tưới nước của người Israel
Tăng sản lượng, nhưng giảm chi phí đầu vào và tiết kiệm nước là bài toàn hóc búa cho nông nghiệp nhiều nước. Phương pháp tưới tiêu nhỏ giọt hiện đại “made in Israel” có thể là giải pháp hữu hiệu.

Tăng sản lượng, nhưng giảm chi phí đầu vào và tiết kiệm nước là bài toàn hóc búa cho nông nghiệp nhiều nước. Phương pháp tưới tiêu nhỏ giọt hiện đại “made in Israel” có thể là giải pháp hữu hiệu.


Nằm giữa bang Karnataka khô cằn miền Nam Ấn Độ là những trang trại cải bắp, ngô và nhiều loại rau khác xanh đến mát mắt. Điểm khác biệt của những nông trang này là được trang bị hệ thống tưới tiêu nhỏ giọt hiện đại xuất xứ Israel.

Được hỗ trợ lắp đặt hệ thống tưới tiêu nhỏ giọt, anh Krishnappa, một nông dân nghèo bang này đã giảm được 59 giờ chạy máy bơm mỗi tuần so với 84 giờ trước đây. Anh cho biết, sử dụng phương pháp này không những giúp tiết kiệm điện mà còn cả nước và sức lao động.

Hệ thống tưới nước thông minh

Tưới nhỏ giọt ít phụ thuộc vào các yếu tố tự nhiên như địa hình dốc hay chia cắt, thành phần cũng như cấu trúc đất, giúp tiết kiệm 30-60% nước so với phương pháp tưới truyền thống.

Hiện diện từ thời kỳ cổ đại với các bình đất sét đục lỗ cho nước thấm dần qua hay hệ thống ống dẫn đục lỗ tại Đức (năm 1920) nhưng phải đến năm 1959, nhờ công sức của hai cha con Simcha Blass và Yeshayahu người Israel, phương pháp này mới được hoàn thiện.

090822_tuoiISRAEL_1.jpg

090822_tuoiISRAEL_2.jpg

Hệ thống tưới của Israel mang từng giọt nước tới cây trồng, tránh được thất thoát và lãng phí nước.

Hệ thống tưới nhỏ giọt khá đơn giản bao gồm bơm, hoặc tháp nước, hệ thống lọc tạp chất hoặc xử lý chất thải, hệ thống phân bón hoặc chất dinh dưỡng đi kèm, đường ống dẫn và thiết bị tạo giọt. Hệ thống bơm và các van xả có thể điều khiển bằng tay hoặc tự động bằng máy tính.

Đến nay, hệ thống tưới tiêu nhỏ giọt là biện pháp tưới tiêu tiết kiệm nước nhất. Người nông dân có thể mang nước, phân bón đến đúng địa chỉ với liều lượng vừa đủ dùng thông qua hệ thống van, đường ống, máy bơm và hiện đại hơn là kết nối với hệ thống máy tính kiểm soát.

Phương pháp này phân bố lượng nước đồng đều cho tất cả các điểm mà không làm xói mòn hoặc nén chặt đất trồng trọt. Nó còn cho phép nông dân ở những vùng sâu, vùng xa tưới tiêu cho những nông trang mà không phụ thuộc vào điện hay máy bơm. Mặc dù rất hiện đại, nhưng công nghệ này dễ thao tác và lắp đặt, không cần hỗ trợ kỹ thuật nhiều.

Tưới nhỏ giọt được áp dụng nhiều trong các nông trang, nhà kính và vườn gia đình cũng như thích hợp nhất với các loại cây như dừa, nho, chuối, cam quýt, dâu tây, mía, bông, ngô, cà chua và một số cây công nghiệp khác.

Israel trở thành quốc gia tiên phong trong việc phát triển các công nghệ và thiết bị như tưới nhỏ giọt, các van và bộ điều khiển tự động, lọc nhiều tầng và tự động, vòi phun áp lực thấp, phun mưa loại nhỏ, bộ tưới nhỏ giọt có bù áp hay vòi tưới phun. Các mô hình hệ thống tưới nhỏ giọt khác nhau cũng được thiết kế tùy theo nhu cầu như tưới thẳng, bán nguyệt xoay tròn, tưới nhỏ giọt hoặc phun sương.

Được nhiều nước áp dụng

Công nghệ tưới tiết kiệm nước Israel hiện không chỉ tập trung tại những khu vực ít nguồn nước tự nhiên của các nước phát triển mà đang được mở rộng trên phạm vi toàn cầu.

Tại Nam Mỹ và châu Âu, tưới nhỏ giọt đã trở nên phổ biến. Đầu tháng 8/2009, tập đoàn Netafim (Israel) đã nhận hợp đồng cung cấp hệ thống tưới tiêu nhỏ giọt trị giá 22 triệu USD cho dự án trồng mía đường quy mô lớn tại Peru.

Trong khi tại châu Á, việc áp dụng hệ thống này đang trong giai đoạn phát triển, đặc biệt là Trung Quốc và Ấn Độ. Tại Ấn Độ, Trung tâm phát triển nông nghiệp nước này đã khai mạc chương trình tập huấn về tưới nhỏ giọt ngày 11/8 vừa qua với mục đích hướng dẫn nông dân bang Gurdaspur áp dụng công nghệ tưới tiêu tiết kiệm sau khi phương pháp này đã đem lại thành công tại nhiều khu vực khác. Hiện Ấn Độ phải đối phó với thực trạng nguồn nước ngầm đang suy giảm ngày càng nghiêm trọng.

Tại Iraq, hệ thống tưới nhỏ giọt "made in Israel" là điều duy nhất nhận được cảm tình của người dân nước này. Pravin Gala, một nông dân Iraq, đang chuẩn bị thu hoạch cây chà là sau 7 năm sử dụng phương pháp tưới tiên tiến trên. Ước tính hiện có gần 300 ha chà là tại khu vực khô cằn Kutch đang sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt.

Một số quốc gia Trung Á cũng đang chuyển đổi hệ thống thủy lợi lưới dưới thời Liên Xô được thiết kế cho các nông trang lớn sang biện pháp tưới tiêu hiện đại tiết kiệm nước phù hợp với mô hình nông trang nhỏ hơn.

Với thực trạng hiện nay, nhiều chuyên gia nông nghiệp đánh giá tưới nhỏ giọt hoặc phun sương là giải pháp khả thi nhất hiện nay. Tuy nhiên, điểm yếu của hệ thống này là giá thành tương đối đắt cũng như việc bảo dưỡng thông tắc đường ống và thiết bị nhỏ giọt phức tạp.

Tuần lễ nước toàn cầu với sự tham gia của hơn 2.000 chuyên gia từ 133 quốc gia đang diễn ra tại Stockholm (Thụy Điển) khẳng định tiết kiệm nước đang trở thành yêu cầu mang tính sống còn đối với nhiều khu vực trên thế giới khi đối mặt với khủng hoảng thiếu nước ngày càng tăng và nước sạch trở thành thứ “xa xỉ” đối với gần một tỷ người.

Báo cáo công bố gần đây của Tổ chức Nông lương LHQ (FAO) và Viện quản lý nước quốc tế (IWMI) cũng khẳng định nhiều quốc gia tại châu Á sẽ phải nhập khẩu lương thực từ châu lục khác nếu họ không thay đổi cách thức tưới tiêu. Biện pháp khả thi nhất hiện nay là cải tạo tất cả các hệ thống thủy lợi lạc hậu ở châu Á, nơi mà phần lớn nông dân canh tác sử dụng một lượng nước lớn nhưng không hiệu quả khiến các nguồn nước ngầm nhanh chóng cạn kiệt.

(Nguồn Báo Đất Việt)

Các tin Tin tổng hợp khác
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 120/NQ-CP về phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu.
Sáng 27/9, tại Cần Thơ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì phiên toàn thể Hội nghị về phát triển bền vững ĐBSCL, thích ứng với biến đổi khí hậu có quy mô lớn nhất từ trước đến nay để xem xét, đánh giá một cách toàn diện các thách thức, nhận diện được các cơ hội, huy động sáng kiến, kinh nghiệm và nguồn lực để phát triển bền vững ĐBSCL.
Trước thực trạng biến đổi là không thể tránh khỏi, các ý kiến nhấn mạnh việc cần có sự thống nhất của cả hệ thống chính trị và hành động tổng lực với phương châm bao trùm là "chủ động, tích cực, linh hoạt thích ứng với các biến đổi. Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường khẳng định quan điểm: Chủ động phát hiện, phát huy những lợi thế, kết hợp với cách mạng công nghiệp 4.0 để biến nguy cơ thành thời cơ, biến bất lợi thành lợi thế. Theo đó, phải coi mặn, lợ, khô, ngập cũng là tài nguyên để phát triển... 
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đưa ra chỉ đạo này tại cuộc làm việc với lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương và các tỉnh ĐBSCL về công tác phòng, chống sạt lở, xâm thực bờ biển, suy thoát rừng ngập mặn diễn ra sáng 29/5 tại tỉnh Cà Mau.
Tiếp tục chương trình làm việc tại An Giang, chiều 15/5, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã chủ trì cuộc làm việc với các bộ, ngành, địa phương về công tác phòng chống sạt lở bờ sông, bờ biển vùng ĐBSCL.
Ngày 30/01/2015 tại TP. Cần Thơ, Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường - Bộ Nông nghiệp và PTNT, Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam và Đại học Thủy lợi đã chủ trì tổ chức hội thảo khoa học trao đổi về kết quả thực hiện “Các giải pháp Thủy lợi phục vụ thủy sản vùng ven biển ĐBSCL”
gày 24/7/2013, tại Viện Khoa học Thuỷ lợi Việt Nam đã tổ chức cuộc họp trực tuyến sơ kết 6 tháng đầu năm và kế hoạch triển khai công tác 6 tháng cuối năm 2013. Tham dự cuộc họp có các đồng chí trong Ban giám đốc Viện Khoa học Thuỷ lợi Việt Nam và toàn thể lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Viện,
Trước đây, mũi Cà Mau mỗi năm vươn ra biển hàng trăm mét, thế nhưng gần đây, mũi Cà Mau bị sạt lở nghiêm trọng. Mỗi năm, Cà Mau mất khoảng 900 hecta đất, liên tục xuất hiện các điểm sạt lở.
Ngày 1-11, triều cường tại các tỉnh ĐBSCL đã giảm so với mấy ngày trước đó nhưng nhiều khu vực nội ô các đô thị tại Cần Thơ, Bạc Liêu, An Giang... vẫn còn ngập sâu, đời sống người dân bị xáo trộn nghiêm trọng.
Theo Ban chỉ đạo Tây Nam bộ, kết quả đàm phán Dự án “Quản lý thủy lợi phục vụ phát triển nông thôn Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)” vừa được phê duyệt.
Tháng 4 nay là tháng của lo lắng, tháng khiến ĐBSCL khốn đốn vì nước cạn. Trước kia, nước cạn chỉ vì ít mưa nhưng nay thì vì biết bao nguyên cớ, từ phá rừng, xây đập, rồi đến biến đổi khí hậu – lí do chung nhất và cũng khó tranh cãi nhất trong câu chuyện ứng xử thiếu chuẩn mực của con người đối với thiên nhiên. Hậu quả là lượng nước ngọt ngày càng khan hiếm, nước mặn “không mời mà đến”, xâm nhập mạnh vào đất liền gây thảm cảnh mất mùa, hoang hóa, dân tình đói kém, khó khăn.
rước tình hình sạt lở bờ hệ thống sông, kênh, rạch ở các huyện phía Tây tỉnh Tiền Giang đang ngày một gia tăng, gây ra những thiệt hại không nhỏ về tài sản của nhà nước và nhân dân, vì vậy cần phải có những giải pháp nhằm ổn định lòng dẫn hệ thống sông, kênh, rạch để tạo nền tảng vững chắc cho việc phát triển bền vững khu vực các huyện phía Tây Tiền Giang.
49-60/160 tin
Liên kết web