Khoa học
công nghệ thủy lợi
phục vụ
phát triển bền vững
Tin tức > Tin tổng hợp
Xây cống âu thuyền 360 tỉ đồng vùng tranh chấp mặn ngọt Nam sông Hậu
Câu chuyện tranh chấp mặn - ngọt giữa Bạc Liêu và Sóc Trăng sẽ được giải quyết bằng dự án cống âu thuyền 360 tỉ đồng với chức năng điều tiết nước cho từng vùng. Chiều 24-11, tại xã Ninh Quới (huyện Hồng Dân, Bạc Liêu), Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức hội nghị triển khai thi công thực hiện xây dựng cống âu thuyền Ninh Quới.

Chiều 24-11, tại xã Ninh Quới (huyện Hồng Dân, Bạc Liêu), Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức hội nghị triển khai thi công thực hiện xây dựng cống âu thuyền Ninh Quới. Dự án gồm hai phần: xây dựng cống Ninh Quới mới (do Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam lập dự án đầu tư và thiết kế bản vẽ thi công) thay thế cống Ninh Quới (cũ) và Xây cống âu thuyền Ninh Quới. Tổng vốn đầu tư 360 tỉ đồng, dự kiến hoàn thành vào tháng 9-2020.

Theo Ban quản lý dự án Đầu tư Xây dựng Thủy lợi 10 (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn), dự án sẽ giúp chủ động điều tiết nước, kiểm soát mặn, giữ ngọt cho vùng trồng lúa, màu ổn định thuộc các tỉnh Bạc Liêu, Sóc Trăng, Hậu Giang. Về lâu dài, sẽ tạo điều kiện chuyển nước ngọt phục vụ nuôi trồng thủy sản vùng nam quốc lộ 1.

Đại diện các địa phương trong vùng, ông Dương Thành Trung, chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu, cho biết công tác điều tiết nước được tỉnh Bạc Liêu thực hiện trong 18 năm qua còn nhiều bất cập do hệ thống công trình thủy lợi vùng bắc quốc lộ 1 chưa khép kín. 

Thủ tục khởi công dự án thực hiện chiều 24-11 - Ảnh: CHÍ QUỐC

 

Hằng năm vào mùa khô, dưới tác động của triều Biển Tây thông qua sông Cái Lớn, Kiên Giang và triều Biển Đông thông qua trục kênh Chắc Băng, Cà Mau làm cho nước mặn tại Bạc Liêu có khuynh hướng xâm nhập sâu qua Ngã Năm (Sóc Trăng), ảnh hưởng đến khu vực sản xuất nông nghiệp ổn định với hơn 100.000 ha đất lúa của Bạc Liêu và Sóc Trăng. 

Công tác điều tiết nước phải đảm bảo thực hiện cả hai mục tiêu là có đủ nước mặn cho nuôi trồng thủy sản vùng bắc quốc lộ 1 và phải giữ ngọt, chống xâm nhập mặn cho vùng sản xuất nông nghiệp ổn định của cả Bạc Liêu và Sóc Trăng là yêu cầu rất khắt khe, từ lâu vẫn chưa thực hiện được và dự án nêu trên sẽ giải quyết được yêu cầu này.

Ông Phùng Đức Tiến, thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, cho rằng việc xây dựng cống âu thuyền Ninh Quới có vai trò, ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc giải quyết hài hòa về nguồn nước phục vụ cho sản xuất giữa 2 hệ sinh thái (mặn - ngọt) của nhân dân trong vùng dự án, nhất là 2 tỉnh Bạc Liêu và Sóc Trăng.

 

                                                                                                                  Theo nguồn tuoitre.vn - Chí Quốc

Các tin Tin tổng hợp khác
Chiều ngày 30/5, tại Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với Ngân hàng thế giới tổ chức Hội thảo công bố kết quả nghiên cứu độc lập của Ngân hàng thế giới “Việt Nam: Hướng tới một hệ thống nước có tính thích ứng, sạch và an toàn”. Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà chủ trì Hội thảo. Đồng chủ trì Hội thảo với Bộ trưởng có ông Ousmane Dione, Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam.
Quý 3 năm nay, các công trình thuộc dự án hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé giai đoạn 1 bắt đầu triển khai xây dựng. Dự án này khi hoàn thành sẽ mang lại lợi ích đa chiều cho người dân nhiều tỉnh thành.
Trước diễn biến phức tạp của sạt lở có xu thế ngày càng gia tăng, những năm qua, Trung ương, các tổ chức quốc tế và các địa phương đã đầu tư hàng chục ngàn tỷ đồng để đầu tư xây dựng công trình, nghiên cứu ứng dụng các giải pháp bảo vệ bờ sông, bờ biển, tuy nhiên, tình hình sạt lở vẫn chưa được ngăn chặn, ổn định đời sống và sản xuất của người dân
Đây là nội dung được Chủ tịch phân ban hai nước khẳng định mạnh mẽ trong phát biểu bế mạc phiên họp lần thứ 7 Ủy ban Liên Chính phủ Việt Nam-Hà Lan về thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH) và quản lý nước.
Hội thảo góp ý cho Đề án “Hiện đại hóa hệ thống thủy lợi vùng Đồng bằng sông Cửu Long phục vụ chuyển đổi phát triển bền vững tại các tiểu vùng sinh thái”
Tại Hội nghị tổng kết năm 2018 và triển khai kế hoạch năm 2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thủ tướng nhấn mạnh mục tiêu dài hạn, ngành nông nghiệp phải khơi gợi được khát vọng của dân tộc, phải phấn đấu trong 10 năm nữa, Việt Nam lọt vào nhóm 15 quốc gia có nền nông nghiệp phát triển nhất.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 77/2018/NĐ-CP quy định hỗ trợ phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và tưới tiên tiến, tiết kiệm nước. Nghị định quy định hỗ trợ phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và tưới tiên tiến, tiết kiệm nước, bao gồm: Đầu tư xây dựng mới công trình tích trữ nước, hệ thống tưới tiên tiến, tiết kiệm nước, trạm bơm điện, cống và kiên cố hóa kênh mương.
Ngày 6/4/ 2018 tại TP. HCM, Viện Địa chất Nước và Môi trường thuộc Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật VN phối hợp với Công ty CP Nước và Môi trường Hoàng Gia đã tổ chức thành công Hội thảo khoa học “Dự án Đê biển Vũng Tàu - Gò Công trong chiến lược ứng phó với biến đổi khí hậu Đồng bằng sông Cửu Long”.
Ngày 29/3/2018, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì Hội nghị toàn quốc về công tác phòng chống thiên (PCTT) tại Hà Nội. Tham dự Hội nghị còn có Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng và Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) , Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về PCTT Nguyễn Xuân Cường; lãnh đạo các Bộ ngành, các cơ quan Báo chí, các tổ chức quốc tế và đại biểu các địa phương trên cả nước. 
Trong phiên làm việc buổi chiều ngày 29/3, Hội nghị toàn quốc về phòng chống thiên tai tiếp tục nghe tham luận của các địa phương, các tổ chức quốc tế và các nhà khoa học trong và ngoài nước về kinh nghiệm, giải pháp phòng ngừa, ứng phó hiệu quả với thiên tai.
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 120/NQ-CP về phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu.
Sáng 27/9, tại Cần Thơ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì phiên toàn thể Hội nghị về phát triển bền vững ĐBSCL, thích ứng với biến đổi khí hậu có quy mô lớn nhất từ trước đến nay để xem xét, đánh giá một cách toàn diện các thách thức, nhận diện được các cơ hội, huy động sáng kiến, kinh nghiệm và nguồn lực để phát triển bền vững ĐBSCL.
37-48/159 tin
Liên kết web