Khoa học
công nghệ thủy lợi
phục vụ
phát triển bền vững
Tin tức > Tin tổng hợp
Giải pháp xử lý sạt lở bờ sông, bờ biển vùng đồng bằng sông Cửu Long
Trước diễn biến phức tạp của sạt lở có xu thế ngày càng gia tăng, những năm qua, Trung ương, các tổ chức quốc tế và các địa phương đã đầu tư hàng chục ngàn tỷ đồng để đầu tư xây dựng công trình, nghiên cứu ứng dụng các giải pháp bảo vệ bờ sông, bờ biển, tuy nhiên, tình hình sạt lở vẫn chưa được ngăn chặn, ổn định đời sống và sản xuất của người dân

 

                                       Toàn cảnh hội thảo

Sáng 9/4, tại Thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) phối hợp với UBND tỉnh Cà Mau tổ chức Hội thảo về "Giải pháp xử lý sạt lở bờ sông, bờ biển vùng đồng bằng sông Cửu Long".

Thứ trưởng Thường trực Bộ NN&PTNT Hà Công Tuấn chủ trì hội thảo. Cùng tham dự có đại diện lãnh đạo 13 tỉnh, thành phố khu vực ĐBSCL; chuyên gia nghiên cứu, quản lý bờ sông, bờ biển các viện, trường trong khu vực.

Năm 2018, ngoài việc bố trí ngân sách theo kế hoạch hàng năm để các địa phương xây dựng công trình phòng chống sạt lở, Thủ tướng Chính phủ đã hỗ trợ 1.500 tỷ đồng từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương năm 2018 để xử lý 29 dự án xử lý cấp bách sạt lở bờ sông, bờ biển thuộc 13 tỉnh/ thành phố. Ngoài ra, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã trình Thủ tướng Chính phủ tiếp tục hỗ trợ xử lý sạt lở 1.000 tỷ đồng từ nguồn vốn dự phòng kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016-2020 và 36 triệu USD từ dự án WB, ADB.

Thực hiện nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ giao, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã triển khai một số nội dung về xử lý sạt lở cấp bách bờ sông, bờ biển như sau: tổ chức các Hội nghị hướng dẫn về giải pháp kỹ thuật phòng chống sạt lở bờ sông, xói lở bờ biển vùng ĐBSCL tại thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ; có các văn bản hướng dẫn UBND tỉnh để chỉ đạo thực hiện các giải pháp kỹ thuật xử lý sạt lở bờ sông, bờ biển và các văn bản chỉ đạo hướng dẫn xử lý đối với 11 dự án cụ thể; chỉ đạo việc cắm biển cảnh báo những khu vực sạt lở, xây dựng bản đồ sạt lở vùng ĐBSCL, đưa lên bản đồ trực tuyến (WEBGIS).

Tuy nhiên, qua thực tiễn triển khai cho thấy: Các địa phương còn lúng túng trong việc tổ chức thực hiện các dự án xử lý sạt lở cấp bách, nên kết quả đạt được đến nay chưa cao. Một số giải pháp kỹ thuật nếu không được điều chỉnh kịp thời có thể gây mất ổn định công trình, lãng phí trong đầu tư.".

Thứ trưởng thường trực Bộ NN&PTNT Hà Công Tuấn chủ trị hội thảo

                                                                                           

Trước diễn biến phức tạp của sạt lở có xu thế ngày càng gia tăng, những năm qua, Trung ương, các tổ chức quốc tế và các địa phương đã đầu tư hàng chục ngàn tỷ đồng để đầu tư xây dựng công trình, nghiên cứu ứng dụng các giải pháp bảo vệ bờ sông, bờ biển, tuy nhiên, tình hình sạt lở vẫn chưa được ngăn chặn, ổn định đời sống và sản xuất của người dân.

Sáng 9/4, tại Thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) phối hợp với UBND tỉnh Cà Mau tổ chức Hội thảo về "Giải pháp xử lý sạt lở bờ sông, bờ biển vùng đồng bằng sông Cửu Long".

Thứ trưởng Thường trực Bộ NN&PTNT Hà Công Tuấn chủ trì hội thảo. Cùng tham dự có đại diện lãnh đạo 13 tỉnh, thành phố khu vực ĐBSCL; chuyên gia nghiên cứu, quản lý bờ sông, bờ biển các viện, trường trong khu vực.

Năm 2018, ngoài việc bố trí ngân sách theo kế hoạch hàng năm để các địa phương xây dựng công trình phòng chống sạt lở, Thủ tướng Chính phủ đã hỗ trợ 1.500 tỷ đồng từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương năm 2018 để xử lý 29 dự án xử lý cấp bách sạt lở bờ sông, bờ biển thuộc 13 tỉnh/ thành phố. Ngoài ra, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã trình Thủ tướng Chính phủ tiếp tục hỗ trợ xử lý sạt lở 1.000 tỷ đồng từ nguồn vốn dự phòng kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016-2020 và 36 triệu USD từ dự án WB, ADB.

Thực hiện nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ giao, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã triển khai một số nội dung về xử lý sạt lở cấp bách bờ sông, bờ biển như sau: tổ chức các Hội nghị hướng dẫn về giải pháp kỹ thuật phòng chống sạt lở bờ sông, xói lở bờ biển vùng ĐBSCL tại thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ; có các văn bản hướng dẫn UBND tỉnh để chỉ đạo thực hiện các giải pháp kỹ thuật xử lý sạt lở bờ sông, bờ biển và các văn bản chỉ đạo hướng dẫn xử lý đối với 11 dự án cụ thể; chỉ đạo việc cắm biển cảnh báo những khu vực sạt lở, xây dựng bản đồ sạt lở vùng ĐBSCL, đưa lên bản đồ trực tuyến (WEBGIS).

Tuy nhiên, qua thực tiễn triển khai cho thấy: Các địa phương còn lúng túng trong việc tổ chức thực hiện các dự án xử lý sạt lở cấp bách, nên kết quả đạt được đến nay chưa cao. Một số giải pháp kỹ thuật nếu không được điều chỉnh kịp thời có thể gây mất ổn định công trình, lãng phí trong đầu tư.".

Thứ trưởng thường trực Bộ NN&PTNT Hà Công Tuấn chủ trị hội thảo

Phát biểu khai mạc tại Hội thảo, Thứ trưởng Thường trực Bộ NN&PTNT Hà Công Tuấn cho rằng tình trạng sạt lở do thiên tai gây ra đang tác động nặng nề đến mọi mặt đời sống xã hội tại ĐBSCL. Hiện có 526 điểm sạt lở với chiều dài gần 800km. Trong đó có 57 điểm đặc biệt nguy hiểm, cần xử lý ngay bằng giải pháp công trình.

Hội thảo lần này nhằm nhìn nhận lại các biện pháp kỹ thuật, mô hình tốt nhất, từ đó mà tập trung đầu tư, huy động nguồn lực để ứng phó, thích ứng tác động của biến đổi khí hậu trong thời gian tới, ông Hà Công Tuấn chia sẻ. 

Thông qua hội thảo này, các cơ quan quản lý dự án và các đơn vị tư vấn thiết kế sẽ có một cái nhìn trực quan và rõ ràng hơn về triển khai ứng dụng các giải pháp bảo vệ bờ sông, bờ biển nhất là việc ứng dụng công nghệ mới phù hợp với điều kiện tự nhiên của từng khu vực.

Theo www.mard.gov.vn

 

Các tin Tin tổng hợp khác
Bờ biển vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), đặc biệt là vùng biển Đông trong thời gian qua bị xói lở nghiêm trọng. Vấn đề này thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học và đã có nhiều giải pháp bảo vệ bờ chống xói lở được thực hiện. Một trong những giải pháp đó là đê giảm sóng kết cấu rỗng - một công nghệ mới với nhiều ưu điểm đã được áp dụng thành công cho khu vực bờ biển Cồn Cống (Tiền Giang).
Trước diễn biến khốc liệt của hạn, xâm nhập mặn tại ĐBSCL, chính quyền nhiều tỉnh đã đề xuất một số giải pháp phòng chống như: xây dựng các hồ chứa nước ngọt quy mô lớn, hồ chứa trên các nhánh sông, hồ chứa nội đồng...
Chiều ngày 8/3, tại tỉnh Bến Tre, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc làm việc với một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long về hạn hán, xâm nhập mặn, dự báo sẽ diễn ra gay gắt hơn trong thời gian tới.
Chiều ngày 9/2, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường cùng đoàn công tác đến kiểm tra tình hình hạn, mặn ở tỉnh Bạc Liêu.
Phải đẩy nhanh tiến độ thi công, làm 3 ca trong ngày, đảm bảo đúng và vượt tiến độ, để đưa các công trình phòng chống hạn, mặn vào sử dụng càng sớm càng tốt.
Ngày 18/10/2019, tại tỉnh Hậu Giang, Tổng cục Thủy lợi tổ chức Hội thảo đánh giá công tác quản lý, khai thác công trình thủy lợi khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long do Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Tỉnh chủ trì hội thảo. Đây là một trong các hoạt động chuẩn bị cho Hội nghị Đánh giá tổng thể công tác quản lý, khai thác công trình thủy lợi tổ chức vào cuối năm 2019
Đây là quyết sách trách nhiệm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đối với Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) một lần nữa mặc dù trước đó đã cung ứng một lượng vốn rất lớn cho khu vực này nhưng tình hình vẫn rất nghiêm trọng.
Từ ngày 14÷15/8/2019, tại Bình Thuận, Tổng cục Thủy lợi đã tiến hành kiểm tra thực địa việc triển khai thực hiện đề tài KHCN cấp Bộ “Nghiên cứu đề xuất giải pháp tổng hợp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh ứng phó với hạn hán trên các lưu vực sông vùng Đông Nam Bộ” do Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam chủ trì thực hiện.
Chiều ngày 05/8, Đoàn công tác của Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống Thiên tai (BCĐ) đã đi kiểm tra tình hình sạt lở và công tác khắc phục tại tuyến đê Biển Tây, tỉnh Cà Mau
Hôm nay (18/6), tại TP. Hồ Chí Minh, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì Hội nghị đánh giá kết quả hai năm triển khai thực hiện Nghị quyết 120/NQ-CP của Chính phủ về phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu.
Trong khuôn khổ Hội nghị đánh giá kết quả 02 năm triển khai thực hiện nghị Quyết số 120/NQ-CP ngày 17/11/2017 của Chính phủ về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng BĐKH, sáng 18/6/2019, tại TP. HCM, Bộ TN&MT chủ trì phối hợp với Bộ NN&PTNT tổ chức diễn đàn chuyên đề quản lý tài nguyên nước, lũ lụt, xâm nhập mặn, ứng phó với sụt lún, sạt lở ở vùng ĐBSCL.
Chiều ngày 30/5, tại Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với Ngân hàng thế giới tổ chức Hội thảo công bố kết quả nghiên cứu độc lập của Ngân hàng thế giới “Việt Nam: Hướng tới một hệ thống nước có tính thích ứng, sạch và an toàn”. Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà chủ trì Hội thảo. Đồng chủ trì Hội thảo với Bộ trưởng có ông Ousmane Dione, Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam.
25-36/158 tin
Liên kết web