Khoa học
công nghệ thủy lợi
phục vụ
phát triển bền vững
Tin tức > Tin hoạt động viện
Thông tin nghiệm thu đề tài cấp quốc gia ĐTĐL.CN-07/17
Ngày 07/10/2022 Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức họp Hội đồng nghiệm thu cấp Quốc gia để đánh giá kết quả đề tài KHCN độc lập cấp quốc gia: “Nghiên cứu giải pháp hợp lý và công nghệ thích hợp phòng chống xói lở, ổn định dải bờ biển và các cửa sông Cửu Long, đoạn từ Tiền Giang đến Sóc Trăng”, Mã số: ĐTĐL.CN-07/17 do ThS. NCS. Lê Xuân Tú làm chủ nhiệm đề tài, Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam chủ trì thực hiện.

Hội đồng nghiệm thu theo Quyết định số 1716/QĐ-BKHCN ngày 05/09/2022 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ gồm 9 thành viên, do GS.TS. Dương Thanh Lượng – Trường đại học Thủy lợi làm Chủ tịch Hội đồng. Tổ chuyên gia thẩm định đề tài theo gồm 3 thành viên do GS.TS. Lê Đình Thành - Hội Thủy lợi Việt Nam làm tổ trưởng.

Tới dự buổi nghiệm thu về phía Bộ Khoa học và Công nghệ có TS. Nguyễn Đình Hậu – Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ các ngành KT-KT cùng các cán bộ đại diện Văn phòng các Chương trình và Vụ KHCN các ngành KT-KT; về phía Viện KHTL Việt Nam có TS. Nguyễn Tiếp Tân – Phó giám đốc Viện cùng lãnh đạo các Ban kế hoạch - tổng hợp, Ban Tài chính - kế toán; về phía cơ quan thực hiện đề tài - Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam có PGS.TS Trần Bá Hoằng - Viện trưởng và GS.TS Lê Mạnh Hùng – Chuyên gia cao cấp cùng các thành viên tham gia thực hiện chính.

ThS. Lê Xuân Tú - Chủ nhiệm đề tài đã thay mặt các thành viên thực hiện báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện đề tài sau 66 tháng thực hiện. Các thành viên Hội đồng cũng đã chất vấn thêm để làm rõ các nội dung và kết quả thực hiện của đề tài.

Kết quả nghiên cứu đề tài đã: Đánh giá được thực trạng, xu thế biến động, nguyên nhân và cơ chế xói lở, bồi tụ dải bờ biển đoạn từ Tiền Giang đến Sóc Trăng; Đề xuất được giải pháp và công nghệ bảo vệ bờ biển đảm bảo sự ổn định bền vững, thân thiện với môi trường, phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của từng vùng trong khu vực nghiên cứu; Áp dụng công nghệ để xây dựng mô hình thử nghiệm chống xói lở, ổn định bờ biển ngoài thực tế cho khu vực biển Tân Thành – Tiền giang.

Về đào tạo, đề tài đã cung cấp số liệu đào tạo 1 tiến sĩ, đào tạo 02 thạc sĩ. Đề tài đã công bố 05 bài báo trên Tạp chí Quốc tế ISI về các giải pháp bảo vệ bờ biển và 04 bài báo khoa học trên Tạp chí Khoa học và Công nghệ Thủy lợi, và Tuyển tập kết quả KHCN Viện KHTL miền Nam năm 2022.

Về đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ: Trong quá trình thực hiện đề tài, kết quả nghiên cứu công nghệ đê giảm sóng “Cấu kiện giảm sóng bảo vệ bờ biển” đã được đăng ký Bằng độc quyền giải pháp hữu ích.

Kết quả nghiên cứu của đề tài, trong đó công nghệ đê giảm sóng kết cấu rỗng có triển vọng áp dụng vào thực tế sản xuất.

Sau khi nghe ThS. Lê Xuân Tú, chủ nhiệm đề tài, trình bày báo cáo kết quả thực hiện và trả lời các câu hỏi của Hội đồng, Hội đồng đã có nhận xét chung: so với Đề cương thuyết minh và Hợp đồng ký kết với Bộ KH&CN, kết quả đề tài đã đáp ứng yêu cầu về số lượng và chất lượng sản phẩm. Nhóm tác giả đã thực hiện đề tài một cách nghiêm túc, phương pháp nghiên cứu hợp lý, kết quả đề tài phản ánh đầy đủ công việc và các khía cạnh khoa học, là tài liệu tốt phục vụ chung cho các nghiên cứu tiếp theo về bảo vệ bờ biển ĐBSCL.

Đánh giá xếp loại của Hội đồng nghiệm thu cấp quốc gia về kết quả thực hiện đề tài “Nghiên cứu giải pháp hợp lý và công nghệ thích hợp phòng chống xói lở, ổn định dải bờ biển và các cửa sông Cửu Long, đoạn từ Tiền Giang đến Sóc Trăng” ở mức “Đạt” theo quy chế đánh giá nghiệm thu đề tài cấp Quốc gia ban hành theo Thông tư số 11/2014/TT-BKHCN ngày 30/5/2014 của Bộ Khoa học và Công nghệ. Sản phẩm của đề tài đáp ứng yêu cầu đặt hàng, hợp đồng đã ký với Bộ Khoa học và Công nghệ.

Một số hình ảnh tại buổi nghiệm thu đề tài:

Một số hình ảnh thực địa:

                                                                                        Tin và Ảnh: Lê Xuân Tú

Các tin Tin hoạt động viện khác
Ngày 28/09/2023, Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam (KHTLMN) tổ chức Hội thảo khoa học cuối kỳ dự án DECIDER - Các chiến lược cho thiết kế lộ trình thích ứng và phát triển tích hợp, đánh giá và quản trị các biện pháp giảm thiểu rủi ro do ngập lụt gây ra trong quá trình chuyển đổi từ nông thôn sang đô thị tại Hội trường Viện – 658 Võ Văn Kiệt, Phường 1, Quận 5, TP.HCM
Ngày 21/8 tại Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp đã tổ chức Hội nghị chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học Đề tài cấp Quốc gia mã số ĐTĐL.CN-48/18 “Nghiên cứu đề xuất giải pháp chỉnh trị hệ thống sông Tiền, sông Hậu phục vụ phát triển kinh tế xã hội bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long”.
Vấn đề sạt lở bờ sông, bờ biển diễn ra phức tạp ở Đồng bằng sông Cửu Long với nhiều điểm "nóng" vừa được Thủ tướng yêu cầu phải xử lý nhanh.
Hướng tới kỷ niệm 45 năm ngày thành lập Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam (19/8/1978 – 19/8/2023), chào mừng 78 năm ngày Quốc khánh mùng 2/9 (2/9/1945 – 2/9/2023).
Trong khuôn khổ các hoạt động Kỷ niệm 45 năm thành lập Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam (1978 –2023). Ngày 18/8/2023 tại Hội trường Trường Chính sách công và PTNT - Tp. Hồ Chí Minh, Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam tổ chức Hội thảo Khoa học với chủ đề “Khoa học và công nghệ thủy lợi phục vụ phát triển bền vững”, đây là một đợt sinh hoạt học thuật chào mừng Kỷ niệm 45 năm thành lập Viện.
Chiều 17/8, Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam tổ chức lễ công bố quyết định tiếp nhận và bổ nhiệm Phó Viện trưởng Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam đối với PGS.TS. Tô Văn Thanh, thời hạn bổ nhiệm là 5 năm kể từ ngày 15/8/2023.
Trả nợ dòng sông [16/08/2023]
Đồng bằng sông Cửu Long đang loay hoay tìm cách trả nợ cho "khoản vay trước" từ dòng Mekong.
Sạt lở bất thường không phải chuyện của riêng tỉnh Vĩnh Long, mà là nỗi đau chung của hàng triệu dân miền Tây từ hai thập kỷ nay.
Từ vùng đất hình thành nhờ quá trình bồi lở, đồng bằng sông Cửu Long đang dần biến mất khi quy luật này đảo chiều hai thập kỷ qua. Sạt lở ngày càng thắng thế, trong khi bồi lắng giảm dần.
Chiều 12/8, tại thành phố Cần Thơ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì làm việc với các bộ, ngành và lãnh đạo các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long về tình hình sạt lở bờ sông, bờ biển.
Thủ tướng chỉ đạo các giải pháp cấp bách, trước mắt và các giải pháp căn cơ, lâu dài để ứng phó sụt lún, sạt lở, ngập úng tại ĐBSCL; trong đó, xử lý ngay các điểm sạt lở đặc biệt nguy hiểm, thực sự cấp bách, ảnh hưởng tới tính mạng và tài sản người dân.
Theo Cục trưởng Cục Thủy lợi: 'Không có kết cấu thủy lợi, không quy hoạch thủy lợi nội đồng, chắc chắn chế độ tưới sẽ không đảm bảo để giảm phát thải cho lúa ĐBSCL'. Thiếu giải pháp công trình thủy lợi đảm bảo nguồn nước vùng ĐBSCL
1-12/225 tin
Liên kết web