Khoa học
công nghệ thủy lợi
phục vụ
phát triển bền vững
Tin tức > Tin hoạt động viện
Hội thảo về quy hoạch tổng thể chống ngập úng cho TP.HCM
Ngày 2-11, Hội Thủy lợi TP.HCM đã có buổi báo cáo khoa học về quy hoạch tổng thể chống triều cường gây ngập úng cho TP.HCM (theo quyết định 1547 của Thủ tướng Chính phủ).

TT - Ngày 2-11, Hội Thủy lợi TP.HCM đã có buổi báo cáo khoa học về quy hoạch tổng thể chống triều cường gây ngập úng cho TP.HCM (theo quyết định 1547 của Thủ tướng Chính phủ).

Tại đây, nhiều nhà khoa học đồng tình xây dựng một đê bao khép kín quanh TP.HCM với 12 cống lớn (đóng mở khi triều lên) dọc các cửa sông để làm giải pháp căn cơ chống triều cường tại TP.HCM.

071126_trieucuong.jpg

Triều cường ở TP.HCM


Tổng vốn đầu tư dự án này dự kiến 11.000 tỉ đồng. Cùng với các dự án chống ngập do mưa đang triển khai như dự án vệ sinh môi trường, dự án cải thiện môi trường nước, dự án đê bao khép kín sẽ giúp TP chống ngập bền vững. Tuy nhiên nhiều nhà khoa học băn khoăn vì chưa có các quy chuẩn xây dựng cho những công trình quy mô như thế này.

Tiến sĩ Lê Phu, Hội Thủy lợi TP, cho rằng ngoài yếu tố mưa, triều, lũ thì công tác quản lý yếu kém là nguyên nhân chủ yếu gây ngập cho TP.HCM mà dẫn chứng thuyết phục nhất là để xảy ra tình trạng san lấp tràn lan.

"Chính phủ quy định diện tích mặt nước tối thiểu phải đạt 17%, trong khi TP đạt chưa tới 15% nhưng lại phân bố không hợp lý. Nếu tính riêng ở nội thành, diện tích mặt nước chỉ đạt 5%. Còn gia cố bờ bao chủ yếu đắp đất bùn, triều cường 1,2m cũng bị bể. Với cách quản lý như vậy, làm sao các công trình chống ngập mang lại hiệu quả như dự báo?" - ông Phu đặt vấn đề.

Còn tiến sĩ Phạm Văn Long cảnh báo: "Nếu không nhận thức một cách đầy đủ về việc quản lý yếu kém, dù chúng ta có tiêu tốn hàng ngàn tỉ đồng thì hiệu quả chống ngập không như mong muốn".

Trong khi đó, việc triển khai hàng loạt cống kiểm soát triều và luôn giữ mực nước dưới sông, kênh rạch trong nội ô TP từ +0,6 đến 1m sẽ tạo ra nguy cơ gây ách tắc giao thông thủy. Chưa kể nhiều chuyến tàu vận tải lớn, tàu vận chuyển hành khách... sẽ lưu thông hết sức khó khăn vì bị đê bao khép kín cản trở. Đặc biệt, TP.HCM đang có chủ trương phát triển tàu buýt trên sông.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, thạc sĩ Phạm Thế Vinh - phó giám đốc Trung tâm nghiên cứu tài nguyên nước Viện Khoa học thủy lợi miền Nam - cho biết nếu thực hiện đê bao khép kín chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến giao thông thủy.

Theo quyết định của Chính phủ, ngoài việc nạo vét các kênh rạch trong quá trình làm đê bao khép kín còn xây dựng năm âu thuyền tại các cửa đập ngăn nước (thiết bị vận chuyển tàu bè từ bên ngoài đê vào bên trong đê).

"Ngoài trở ngại giao thông thì quy trình vận hành làm thế nào để đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường là vấn đề mà các cơ quan cần nghiên cứu bổ sung gấp" - ông Vinh đề nghị.

QUANG KHẢI
Báo Tuổi trẻ

Các tin Tin hoạt động viện khác
Đề tài khoa học công nghệ cấp Thành phố Cần Thơ, mang tên Luận cứ khoa học phòng chống ngập tại Thành phố Cần Thơ do Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam chủ trì thực hiện, GS.TS. Lê Sâm làm chủ nhiệm đề tài đã được Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Cần Thơ tổ chức nghiêm thu chính thức cấp Thành phố vào ngày 10/5/2013
Thực hiện chương trình hợp tác khoa học công nghệ và đào tạo giữa Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam và Đại học Sriwijaya (Indonesia), ngày 12/4/2013 Đoàn Đại học Sriwijaya đã thăm và làm việc tại Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam
Ngày 29/3/2013 tại TP.Hồ Chí Minh, Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam đã tổ chức hội thảo khoa học trao đổi về kết quả thực hiện đề tài khoa học công nghệ độc lập cấp Nhà nước Nghiên cứu ảnh hưởng hoạt động khai thác cát đến thay đổi lòng dẫn sông Cửu Long (sông Tiền, sông Hậu) và đề xuất các giải pháp quản lý,quy hoạch khai thác hợp lý, mã số ĐTĐL 2010T/29.
Đề tài khoa học công nghệ cấp tỉnh Kiên Giang, mang tên Nghiên cứu ứng dụng đập di động thay thế đập thời vụ vào sản xuất nông nghiệp và thủy sản khu vực ven biển tỉnh Kiên Giang do Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam chủ trì thực hiện đã được Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Kiên Giang tổ chức nghiêm thu chính thức cấp tỉnh vào ngày 27/3/2013
Ngày 15/3/2013 tại Cần Thơ, Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam đã phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ TP. Cần Thơ tổ chức hội thảo khoa học trao đổi về kết quả thực hiện đề tài khoa học công nghệ cấp thành phố Luận cứ khoa học về phòng chống ngập tại TP. Cần Thơ.
Ngày 06/3/2013 tại Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam (658 Võ Văn Kiệt, Q5, TPHCM), Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã tổ chức hội nghị nghe các báo cáo quy hoạch thủy lợi
Ngày 01/02/2013, Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam đã tổ chức buổi gặp mặt thân mật các cán bộ hưu trí đã công tác tại Viện nhân dịp mừng xuân Quý Tỵ 2013. Chủ trì buổi gặp mặt thân mật, có TS. Tô Văn Thanh, Phó Viện trưởng
Ngày 4/10/2012 tại Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam (658 Võ Văn Kiệt, P1, Q5, Tp. Hồ Chí Minh) đã tổ chức buổi hội thảo khoa học trao đổi về kết quả thực hiện đề tài khoa học độc lập cấp Nhà nước “Nghiên cứu các giải pháp nâng cấp và hiện đại hóa hệ thống thuỷ lợi phục vụ phát triển nông thôn mới cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long”
Ngày 18/9/2012 tại TP. Hồ Chí Minh, Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam đã tổ chức Lễ bảo vệ luận án Tiến kỹ kỹ thuật cho nghiên cứu sinh Nguyễn Thanh Hải
Ngày 19/5/2012 tại TP. Hồ Chí Minh, Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam đã tổ chức Lễ bảo vệ luận án Tiến sĩ kỹ thuật cho nghiên cứu sinh Nguyễn Phú Quỳnh với đề tài "Nghiên cứu tính toán hợp lý dòng chảy qua cống và bờ bao vùng ngập lũ (ứng dụng cho vùng Tứ giác Long Xuyên)".
Đề tài Độc lập cấp Nhà nước, mã số ĐTĐL.2007G/28 mang tên Nghiên cứu các giải pháp thủy lợi nhằm khai thác bền vững vùng Bán đảo Cà Mau do Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam là cơ quan chủ trì, Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam là cơ quan thực hiện đề tài, PGS.TS. Tăng Đức Thắng làm chủ nhiệm
Ngày 11 tháng 4 năm 2012  Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam đã  tiếp Đoàn Đại học SRIWIJAYA – Indonesia. Đoàn gồm 16 nghiên cứu sinh và 4 giảng viên sau Đại học do GS.TS. Robiyanto H. Susanto, Trưởng Chương trình tiến sỹ và thạc sỹ về môi trường, phụ trách Chương  trình thạc sỹ về Quản lý quy hoạch và phát triển tổng hợp vùng đất thấp của Trường.
181-192/211 tin
Liên kết web