Khoa học
công nghệ thủy lợi
phục vụ
phát triển bền vững
Tin tức > Tin hoạt động viện
Tin hội thảo khoa học "Nghiên cứu xây dựng đê biển vịnh Rạch Giá - Kiên Giang"
Ngày 15/02/2012 tại Kiên Giang, Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam đã phối hợp với UBND Tỉnh Kiên Giang tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề Nghiên cứu xây dựng đê biển vịnh Rạch Giá – Kiên Giang.

Hoithao_debienKG1.JPG

Vịnh Rạch Giá Kiên Giang

Trong khuôn khổ thực hiện 2 đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước thuộc nhóm đề tài “Cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc xây dựng tuyến đê biển vịnh Rạch Giá – Kiên giang” đã được Bộ Khoa học và Công nghệ; Bộ Nông nghiệp và PTNT giao cho Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam thực hiện là:

+ Nghiên cứu giải pháp tổng thể xây dựng tuyến đê biển vịnh Rạch Giá - Kiên Giang (chủ nhiệm đề tài: ThS. Nguyễn Phú Quỳnh);

+ Nghiên cứu đánh giá tác động của Dự án đê biển Rạch Giá - Kiên Giang đến kinh tế, xã hội, môi trường, hệ sinh thái trong khu vực (chủ nhiệm đề tài: TS. Trịnh Thị Long).

Ngày 15/02/2012 tại Kiên Giang, Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam đã phối hợp với UBND Tỉnh Kiên Giang tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề Nghiên cứu xây dựng đê biển vịnh Rạch Giá – Kiên Giang.

Tham dự hội thảo có đại diện lãnh đạo UBND Tỉnh Kiên Giang; đại diện lãnh đạo các Sở, ban ngành, TP. Rạch Giá, UBND các huyện của Tỉnh Kiên Giang; Vườn Quốc gia U Minh, đại diện lãnh đạo và cán bộ khoa học thuộc Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam; Hội Thủy lợi TP.HCM; Cục Quản lý Xây dựng Công trình (Bộ Nông nghiệp và PTNT); và các nhà khoa học đang công tác trong lĩnh vực thủy lợi, môi trường.

Ông Phạm Vũ Hồng, Phó chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang và TS. Tô Văn Thanh, Phó Viện trưởngViện Khoa học Thủy lợi miền Nam đã phát biểu khai mạc Hội thảo.

Hội thảo đã nghe và thảo luận các báo cáo khởi đầu:

+ Báo cáo 1: Nghiên cứu giải pháp tổng thể xây dựng tuyến đê biển vịnh Rạch Giá - Kiên Giang (do ThS. Nguyễn Phú Quỳnh- chủ nhiệm đề tài, trình bày);

+ Báo cáo 2: Nghiên cứu đánh giá tác động của Dự án đê biển Rạch Giá - Kiên Giang đến kinh tế, xã hội, môi trường, hệ sinh thái trong khu vực (do TS. Trịnh Thị Long- chủ nhiệm đề tài, trình bày).

+ Tham luận của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Kiên Giang (do Ông Đỗ Văn Vân, Giám đốc Ban QLDA trình bày).

Mục tiêu nghiên cứu chính của 2 đề tài là: đánh giá tác động của tuyến đê biển đến kiểm soát lũ, mặn và cấp nước vùng nghiên cứu; dự báo diễn biến hình thái vùng cửa sông ven biển khu vực; đề xuất tuyến đê biển và giải pháp kết cấu, giải pháp thi công khả thi, hợp lý; đánh giá những tác động tích cực và tiêu cực của dự án tới môi trường, hệ sinh thái và phát triển kinh tế xã hội; giải pháp giảm thiểu bất lợi; làm rõ cơ sở khoa học về mức độ ảnh hưởng của dự án đến kinh tế, xã hội , môi trường và sinh thái để tham mưu cho các cơ quan quản lý quyết định nên hay không nên thực hiện dự án.

Hội thảo đã trao đổi, thảo luận về các nội dung KHCN liên quan đến nghiên cứu của 2 đề tài và đề nghị một số nội dung nghiên cứu liên quan.

Một số ý kiến thảo luận đáng ghi nhận tại Hội thảo:

+ Ý tưởng tuyến đê quai lấn biển vịnh Rạch Giá với kỳ vọng sẽ đem lại nhiều lợi ích cho sự phát triển kinh tế xã hội của vùng Bán đảo Cà Mau, đó là: tạo được hồ chứa nước ngọt lên tới hàng chục tỷ m3; hỗ trợ thoát lũ cho vùng ven biển Tây; tăng cường giao thông bộ và bảo đảm an ninh quốc phòng; phát triển năng lượng điện bằng gió và thủy triều; phát triển hệ thống cảng biển; mở rộng TP. Rạch Giá; tạo cảnh quan sinh thái mới cho vùng ven biển; phát triển kinh tế biển; góp phần thau chua, rửa mặn, giữ ổn định nguồn nước ngọt cho các tỉnh Kiên Giang, An Giang, Cà Mau, Cần Thơ; tạo hàng rào bảo vệ TP. Rạch Giá và các khu vực lân cận trước ảnh hưởng của biến đổi khí hậu - nước biển dâng, ngăn chặn và giảm thiểu cường độ sóng, gió, bão biển; giảm thiểu việc xây dựng các tuyến đê, các công trình điều tiết ngăn mặn, giữ ngọt khu vực cửa sông ven biển; góp phần phát triển các khu đô thị, khu du lịch ven hồ…

Tuy nhiên, đây mới là ý tưởng ban đầu, ý tưởng này có khả thi và trở thành hiện thực hay không đòi hỏi phải có nhiều nghiên cứu sâu, rộng, đa chiều và cụ thể hơn nữa từ kết quả nghiên cứu của 2 đề tài này.

+ Trong 3 phương án tuyến đê biển Rạch Giá Kiên Giang:

PA1: Hòn Đất – Xẻo Quao dài 24,5 km

PA2: Hòn Đất – Hòn Tre – Xẻo Quao dài 26,3 km

PA3: Hòn Chông - Hòn Tre – Xẻo Quao dài 41,7 km

Một số đại biểu đề nghị nên thí điểm chọn phương án 1 hoặc 2 để làm trước, nếu thuận lợi sẽ triển khai tiếp; một số thống nhất cả 3 phương án và phương án chọn sẽ thông qua bài toán kinh tế kỹ thuật, môi trường và xã hội.

+ Hiện nay Kiên Giang đang thực hiện đầu tư nâng cấp tuyến đê biển và các công trình trên đê theo Quyết định 667/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, và một số dự án khác (khu trú bão cho tàu biển tại Hòn Tre, các cảng cá…), dự án Cái Lớn Cái Bé, do đó cần làm rõ các phương án kết hợp nghiên cứu xây dựng tuyến đê biển vịnh Rạch Giá với các dự án trên.

+ Ảnh hưởng của dự án đến hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển.

+ Vấn đề bồi lắng lòng hồ: làm rõ phương án nạo vét, môi trường chất lượng nước hồ khi nạo vét?

Tuy nhiên cũng có nhiều ý kiến tại Hội thảo cho rằng vùng vịnh Rạch Giá chủ yếu là trầm tích biển, trầm tích sông không nhiều. Đây cũng nội dung nghiên cứu Hội thảo đề nghị 2 đề tài cần làm rõ thêm.

+ Vấn đề chất lượng nước hồ do việc thoát phèn từ vùng Tứ giác Long Xuyên gây ra?

+ Đánh giá nhu cầu dùng nước của khu vực dự án một cách định lượng để có phương án xây dựng và quản lý khai thác hiệu quả hồ.

+ Làm rõ về ảnh hưởng của dự án đến dân sinh kinh tế, đời sống nhân dân bị ảnh hưởng trong vùng dự án. Phương án chuyển đổi sản xuất?

Trong lời phát biểu kết thúc Hội thảo, Ông Phạm Vũ Hồng đề nghị các địa phương ban ngành của Tỉnh tiếp tục góp ý, phối hợp với nhóm nghiên cứu. Đại diện 2 đề tài đã ghi nhận, tiếp thu những đóng góp thảo luận của các đại biểu dự Hội thảo, khẩn trương triển khai các nội dung nghiên cứu của 2 đề tài để trong thời gian ngắn nhất có kết quả xác đáng nhất về những vấn đề khoa học công nghệ, kinh tế - xã hội, môi trường – sinh thái của dự án đê biển vịnh Rạch Giá Kiên Giang.

Dự kiến 2 đề tài sẽ tổ chức Hội thảo khoa học lần 2 vào giữa năm 2013.

Một số hình ảnh của Hội thảo:

Hoithao_debienKG2.JPG

Hoithao_debienKG3.JPG

Hoithao_debienKG4.JPG

Hoithao_debienKG5.JPG

Hoithao_debienKG6.JPG

Hoithao_debienKG7.JPG

Hoithao_debienKG8.JPG

Hoithao_debienKG9.JPG

Hoithao_debienKG10.JPG

Hoithao_debienKG11.JPG

Phòng Kế hoạch

Các tin Tin hoạt động viện khác
Ngày 25/02/2012 tại TP. Hồ Chí Minh, Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam đã tổ chức Lễ bảo vệ luận án Tiến kỹ kỹ thuật cho nghiên cứu sinh Khương Văn Huân với đề tài Nghiên cứu ảnh  hưởng  sự phát triển cường độ bê tông đến tính chống thấm của nó trong môi trường chua phèn khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
rong năm 2011, Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam có thêm 01 tân Phó Giáo sư. Toàn thể CBVC thuộc Viện trân trọng chúc mừng PGS.TS. Đinh Công Sản.
Trong khuôn khổ đề tài KHCN cấp Bộ “Nghiên cứu đề xuất quy trình rửa mặn phục hồi vùng đất bị nhiễm mặn do nuôi trồng thủy sản thuộc 2 tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau”, Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam phối hợp với Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư tỉnh Bạc Liêu tổ chức buổi hội thảo đầu bờ,
Ngày 05/11/2011 tại Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam, TPHCM) đã tổ chức hội thảo khoa học trao đổi về kết quả thực hiện đề tài khoa học công nghệ cấp Bộ "Nghiên cứu giải pháp xây dựng và nâng cấp các công trình kiểm soát mặn ĐBSCL nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu".
Ngày 24/9/2011, tại trụ sở Viện KHTL miền Nam, đoàn công tác gồm lãnh đạo các Tập đoàn kinh tế và các Công ty lớn của Nhật Bản đã đến thăm và làm việc với Viện. Đoàn do GS. Shigeru Ito, Khoa Quy hoạch đô thị, Đại học Waseda, làm trưởng đoàn.
Ngày 21/9/2011 tại TP.HCM, Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam đã tiếp và làm việc với Đoàn JICA (Nhật bản) do Ông Misaki Takahito, Cố vấn trưởng/chuyên gia quản lý thủy lợi, dẫn đầu.
Ngày 16/9/2011, Viện Khoa học Thuỷ lợi miền Nam đã tổ chức lễ trao bằng Tiến sỹ cho tân Tiến sỹ Nguyễn Kế Tường. Tới dự buổi lễ có PGS.TS Lê Manh Hùng - Giám đốc Viện Khoa học Thuỷ lợi Việt Nam, PGS.TS. Tăng Đức Thắng - Phó Giám đốc Viện Khoa học Thuỷ lợi Việt Nam kiêm Viện trưởng Viện Khoa học Thuỷ lợi miền Nam
Ngày 30/6/2011, tại Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam đã họp Hội đồng nghiệm thu cấp Nhà nước để đánh giá kết quả đề tài KHCN độc lập cấp Nhà nước “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp chống ngập cho Tp. Hồ Chí Minh”
Ngày 16 và 22 tháng 4 năm 2011, Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam đã tổ chức nghiệm thu chính thức các đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở do Viện thực hiện trong 2 năm 2009-2010. Sau đây là một số thông tin chính về kết quả nghiệm thu:
Ngày 3/4/2011, tại Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam đã diễn ra buổi họp Hội đồng nghiệm thu KHCN cấp Nhà nước đề tài “Đánh giá suy thoái môi trường trong quá trình chuyển đổi đất nông lâm sang nuôi trồng thuỷ sản ở các huyện ven biển Đồng bằng sông Cửu long và đề xuất các giải pháp sử dụng bền vững tài nguyên đất”.
Ngày 2-11, Hội Thủy lợi TP.HCM đã có buổi báo cáo khoa học về quy hoạch tổng thể chống triều cường gây ngập úng cho TP.HCM (theo quyết định 1547 của Thủ tướng Chính phủ).
Đề tài Độc lập cấp Nhà nước, mã số ĐTĐL2007T/47 mang tên "Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của quá trình phát triển kinh tế xã hội tới môi trường sông Thị Vải và vùng phụ cận. Đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường"
193-204/210 tin
Liên kết web