công nghệ thủy lợi
phục vụ
phát triển bền vững
Viện trưởng Viện Khoa học Thuỷ lợi miền Nam phát biểu khai mạc hội thảo |
Ngày 15/3/2013 tại Cần Thơ (trụ sở Sở Khoa học và Công nghệ TP. Cần Thơ, số 2 đường Lý Thường Kiệt, Quận Ninh Kiều, TP.Cần Thơ), Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam đã phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ TP. Cần Thơ tổ chức hội thảo khoa học trao đổi về kết quả thực hiện đề tài khoa học công nghệ cấp thành phố Luận cứ khoa học về phòng chống ngập tại TP. Cần Thơ.
Tham dự hội thảo có Bà Võ Thị Hồng Ánh, Phó chủ tịch UBND.TP. Cần Thơ; Văn phòng UBND thành phố và đại diện các cơ quan ban ngành thuộc thành phố: Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng; Sở Thông tin và truyền thông; Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Giao thông vận tải; Sở Y tế; Chi Cục Thủy lợi (Sở Nông nghiệp và PTNT); Trung tâm Thông tin tư liệu; Viện Kiến trúc quy hoạch TP. Cần Thơ; Viện Kinh tế xã hội TP. Cần Thơ Viện nghiên cứu Phát triển ĐBSCL; Viện nghiên cứu biến đổi khí hậu (ĐH. Cần Thơ); Văn phòng biến đổi khí hậu TP. Cần Thơ; các Ban QLDA nâng cấp đô thị; Ban QLDA đầu tư xây dựng; Ban QL các khu chế xuất và Công nghiệp; các Công ty TNHH MTV Công trình đô thị TP.Cần Thơ: TNHH MTV Cấp thoát nước Cần Thơ; nhà khoa học đang công tác trong lĩnh vực thủy lợi, môi trường tại TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ và các tỉnh lân cận. Các cơ quan báo chí có: Đài phát thanh truyền hình Cần Thơ và Báo Cần Thơ.
Đại diện cơ quan chủ trì, thực hiện đề tài có PGS.TS. Tăng Đức Thắng, Phó Giám đốc Viện KHTL Việt Nam kiêm Viện trưởng Viện KHTL miền Nam, GS.TS.Lê Sâm, chủ trì đề tài và các nhà khoa học thuộc Viện. Đại diện cơ quan quản lý có TS. Trần Ngọc Nguyên, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ TP. Cần Thơ.
Hội thảo đã nghe và thảo luận các báo cáo:
+ Báo cáo đề dẫn: Tổng quan chung và quá trình thực hiện đề tài;
+ Luận cứ khoa học về nguyên nhân gây ngập tại TP. Cần Thơ;
+ Giải pháp phòng chống ngập cho TP. Cần Thơ.
Bà Võ Thị Hồng Ánh Phó Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ phát biểu |
Đề tài đã xác định được các nguyên nhân chính gây ngập cho TP. Cần Thơ gồm địa hình thấp (hơn 90% diện tích thấp hơn cao trình 2,0m), ngập do mưa lớn, ngập do lũ kết hợp triều cường và ngập do lũ, triều cường và có mưa lớn; Trong đó khẳng định tổ hợp triều cường, lũ và mưa lớn là những yếu tố khách quan cơ bản làm ngập lụt, bên cạnh đó do các yếu tố chủ quan như thiếu công trình tiêu thoát nước, có công trình nhưng chưa đủ quy mô, công trình xuống cấp, kênh rạch tiêu thoát nước bị lấn chiếm, bồi lấp bởi rác thải…
Đề tài đã ứng dụng phần mềm thủy động lực MIKE 11 để tính toán xây dựng luận cứ khoa học về phòng chống ngập cho TP Cần Thơ, xác định vùng ngập chịu ảnh hưởng mạnh của mưa, lũ, vùng ngập chịu ảnh hưởng mạnh của triều cường và vùng ngập chịu ảnh hưởng mạnh của mưa. Từ đó đề nghị các giải pháp chống ngập cụ thể là:
- Vùng sản xuất nông nghiệp, khu vực nông thôn của TP Cần Thơ chủ yếu ngập do mưa và lũ (lũ từ sông Hậu, TGLX), ảnh hưởng nặng từ phía Bắc và giảm dần tác động xuống phía Nam của TP.
- Vùng đô thị trung tâm TP ngập chủ yếu do lũ kết hợp triều cường, mưa là yếu tố tăng thêm mức ngập (do không thể tiêu thoát nước mưa khi lũ và triều cường).
Đề tài cũng đã ứng dụng phần mềm mới MIKE URBAN kiểm tra khả năng thoát nước của hệ thống đường ống tiêu thoát nước khu vực nội đô (quận Ninh Kiều) của TP. Cần Thơ theo kịch bản hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cấp hệ thống này nhằm đảm bảo khả năng tiêu thoát nước mưa khi có mưa cộng với lũ và triều cường.
Trên cơ sở định hướng các kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của TP, đề tài đã đề xuất các giải pháp chống ngập cụ thể cho toàn TP Cần Thơ cũng như phần nội đô.
Với vùng trung tâm nội đô TP Cần Thơ (quận Ninh Kiều), giai đoạn trước mắt là xây dựng các cửa van clape ngăn lũ, triều cường tại khu trung tâm, về lâu dài thực hiện theo dự án chống ngập đã phê duyệt. Xây dựng một số trạm bơm để tiêu cưỡng bức trong điều kiện có mưa lớn kết hợp lũ và triều cường.
Đề tài cũng đề xuất giải pháp cụ thể nâng cấp hệ thống công trình cống ngầm tiêu thoát nước cho vùng nội đô TP Cần Thơ, trong đó dựa trên kết quả ứng dụng phần mềm MIKE URBAN tính toán chi tiết quy mô các đường ống tiêu thoát nước cần nâng cấp theo các trục tiêu thoát cụ thể.
Ông Trần Ngọc Nguyên Giám đốc Sở KHCN Cần thơ phát biểu |
Đề tài cũng nêu một số giải pháp phi công trình chống ngập cho TP Cần Thơ, trong đó nhấn mạnh vai trò quản lý nhà nước về xây dựng, san lấp mặt bằng, về các hệ thống tiêu thoát nước nội đô TP Cần Thơ, quy hoạch các khu vực có thể xây dựng các hồ sinh thái nhằm điều hòa nguồn nước mưa trong những trường hợp cần thiết; TP Cần Thơ cần ưu tiên hơn nữa cho công tác nâng cao dân trí, ý thức bảo vệ môi trường cho người dân trên con đường tiến tới đô thị hiện đại.
Các đại biểu dự Hội thảo đã trao đổi, thảo luận về các nội dung KHCN liên quan đến kết quả nghiên cứu đề tài và đề nghị làm rõ thêm một số nội dung nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực này thời gian tới.
Phát biểu chỉ đạo Hội thảo, Bà Võ Thị Hồng Ánh, Phó chủ tịch UBND.TP. Cần Thơ cho rằng các giải pháp công trình chống ngập cho Cần Thơ nhất thiết phải dựa trên cơ sở nghiên cứu khoa học vững chắc mà đề tài đã giúp thành phố thực hiện, và đề nghị các cơ quan, ban ngành của Cần Thơ phải có trách nhiệm phối hợp, cung cấp các tài liệu, số liệu liên quan cho Sở KHCN và cơ quan thực hiện đề tài. Ngoài ra Bà Võ Thị Hồng Ánh còn đề nghị cần nghiên cứu thêm về vấn đề lún nền, nghiên cứu thêm việc hỗ trợ tiêu nước từ các hồ tự nhiên của Cần Thơ; nghiên cứu thêm giải pháp tích nước tạm thời từ các công trình hiện hữu (trừ hệ thống giao thông bộ phải luôn luôn thông suốt). Trong các phương án chống ngập phải chú ý bảo vệ cảnh quan thiên nhiên môi trường và cần đưa ra lộ trình phù hợp khả năng đầu tư của thành phố.
Một số hình ảnh hội thảo
|
|
|
|
|
|
|
|
Phòng KH
- Bản tin tuần bao gồm đáng giá hiện trạng chất lượng nước ngày lấy mẫu 16/07/2023 và đánh giá dự báo kết quả chất lượng nước cho ngày 25/07/2023
- Bản tin tuần "Giám sát và dự báo chất lượng nước vùng kẹp giữa hai sông Vàm Cỏ ngày lấy mẫu 02/07/2023 - Dự báo từ ngày 13/07/2023 đến ngày 18/07/2023"
- Bản tin tuần "Giám sát và dự báo chất lượng nước vùng kẹp giữa hai sông Vàm Cỏ ngày lấy mẫu 02/07/2023 - Dự báo đến ngày 12/07/2023
- Bản tin tuần "Giám sát và dự báo chất lượng nước vùng kẹp giữa hai sông Vàm Cỏ ngày lấy mẫu 17/06/2023 - Dự báo từ ngày 27/06/2023 đến ngày 02/07/2023"
- Giải pháp tổng hợp sử dụng nguồn nước vùng Đông Nam Bộ và Phụ cận
- Bờ biển đồng bằng sông Cửu Long - Sạt lở và các giải pháp phòng chống
- Tài liệu hướng dẫn tạm thời kỹ thuật trữ nước, tưới hiệu quả cho cây ăn trái vùng Đồng bằng sông Cửu Long (Áp dụng trong điều kiện xâm nhập mặn mùa khô năm 2020-2021)
- Các giải pháp kết cấu công trình ven biển thích ứng biến đổi khí hậu