Khoa học
công nghệ thủy lợi
phục vụ
phát triển bền vững
Tin tức > Tin hoạt động viện
Tin nghiệm thu đề tài cấp Bộ
Đề tài khoa học công nghệ cấp Bộ Nghiên cứu giải pháp, công nghệ chống xói lở bờ sông trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau do Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam thực hiện.

 

Đề tài khoa học công nghệ cấp Bộ Nghiên cứu giải pháp, công nghệ chống xói lở bờ sông trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau do Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam thực hiện, PGS.TS. Trần bá Hoằng làm chủ nhiệm đề tài, đã được Tổng cục Phòng chống thiên tai, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức nghiệm thu chính thức vào ngày 10/01/2019 (theo Quyết định thành lập Hội đồng nghiệm thu số 786/QĐ-PCTT-KHCN ngày 21/12/2018 của Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai).

Hội đồng nghiệm thu gồm 7 thành viên, do Ông Nguyễn Trường Sơn (Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai) làm Chủ tịch Hội đồng; Phó Chủ tịch Hội đồng là Ông Tăng Quốc Chính, Vụ trưởng Vụ Kiểm soát an toàn thiên tai, Tổng cục Phòng chống thiên tai; 2 Ủy viên phản biện là PGS.TS Phạm Văn Song (Đại học Việt Đức) và PGS.TS Huỳnh Thanh Sơn (Đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh). Các Ủy viên còn lại đến từ Chi cục Thủy lợi Cà Mau, Viện Thủy lợi và Môi trường (Đại học Thủy lợi) và Vụ Khoa học công nghệ và HTQT thuộc Tổng cục.

Về phía Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam có GS.TS Tăng Đức Thắng, Phó Giám đốc Viện. Về phía cơ quan thực hiện đề tài có PGS.TS. Tô Văn Thanh, Phó Viện trưởng Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam; lãnh đạo và cán bộ Trung tâm nghiên cứu Chỉnh trị sông và phòng chống thiên tai; lãnh đạo các đơn vị chức năng của Viện và các cán bộ khoa học khác. GS.TS Lê Mạnh Hùng, nghiên cứu viên cao cấp, Chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuật Thủy lợi TP. Hồ Chí Minh đã tham dự buổi nghiệm thu.

PGS.TS Trần Bá Hoằng, chủ nhiệm đề tài đã thay mặt các thành viên thực hiện đề tài báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện đề tài sau 30 tháng thực hiện đề tài (từ tháng 7/2016 đến tháng 12/2018).

Mục tiêu đề tài:

- Đánh giá tình hình sạt lở bờ sông và hiệu quả các giải pháp chống sạt lở bờ sông đã thực hiện;

- Đề xuất được giải pháp, công nghệ chống sạt lở bờ sông đảm bảo sự ổn định bền vững, thân thiện với môi trường, phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của vùng.

Các kết quả chính đã đạt được và những đóng góp của đề tài bao gồm:

- Sau thời gian thực hiện đảm bảo tiến độ và nội dung khối lượng được phê duyệt, đề tài đã đạt được một số kết quả cụ thể như sau:

- Thu thập, cập nhật, đo đạc mới số liệu thủy văn, bùn cát tại 4 khu vực sạt lở  (vùng cửa sông Gành Hào;  sông Cà Mau, khu vực thành phố Cà Mau; cửa sông Ông Đốc và sông Cửa Lớn, địa phận xã Hàng Vịnh), phục vụ các nội dung nghiên cứu của đề tài;

- Tổng hợp các báo cáo diễn biến sạt lở bờ sông, rạch, nhiều năm trên địa bàn nghiên cứu. Qua các đợt khảo sát thực tế vào các năm 2016, 2017 và 2018, đề tài đã xác định được 42 khu vực sạt lở bờ. Trong đó, trên hệ thống sông, rạch thuộc tỉnh Bạc Liêu có 14 khu vực sạt lở, trên hệ thống sông rạch tỉnh Cà Mau có 28 khu vực sạt lở. Đã phân loại các loại hình sạt lở, xác định 4 khu vực sạt lở nghiêm trọng;

- Trên cơ sở phân tích, đánh giá các nhân tố có khả năng gây ra, thúc đẩy quá trình sạt lở phát triển, đề tài đã xác định được nguyên nhân gây ra một số loại hình sạt lở và các khu vực sạt lở nghiêm trọng;

- Đề tài đã đề xuất được 4 nhóm giải pháp công trình phù hợp với các vùng đặc trưng của địa bàn nghiên cứu và thiết kế mẫu, ứng dụng thực tế cho công trình bảo vệ bờ hữu sông Gành Hào, thuộc địa phận xã Tân Thuận, huyện Đầm Dơi; công trình bảo vệ bờ sông Cửa Lớn, sông Cái Nai thuộc địa phận thị trấn Năm Căn, huyện Năm Căn,  tỉnh Cà Mau và  bờ sông Cửa Lớn thuộc địa phận xã Hàng Vịnh, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau.;

- Để giảm bớt tính chủ quan trong việc xét chọn phương án tối ưu trong số các phương án chống sạt lở bờ được đề xuất, đề tài đã ứng dụng phương pháp phân tích đa tiêu chí (Multi Criteria Assessment “MCA”) để xây dựng bộ tiêu chí hỗ trợ việc lựa chọn phương án tối ưu, đánh giá các mặt kỹ thuật, kinh tế, xã hội và môi trường;

- Nhằm mục đích lưu giữ, bảo quản dữ liệu cơ bản cung cấp cho các ngành, các lĩnh vực có nhu cầu, đề tài đã xây dựng được cơ sở dữ liệu. Bước đầu đã tổng hợp các tài liệu thu thập, khảo sát ... và kết quả nghiên cứu của đề tài;

-  Đề tài đã xây dựng được sổ tay “Hướng dẫn tính toán thiết kế, thi công các giải pháp chống sạt lở bờ sông, rạch trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau”.

Các thành viên Hội đồng và các đại biểu dự họp đã đóng góp nhiều ý kiến cụ thể để đề nghị đề tài sửa chữa, hoàn thiện sản phẩm sau nghiệm thu để giao nộp sản phẩm cho các cơ quan quản lý theo quy chế quản lý khoa học công nghệ.

Phát biểu kết luận phiên họp Hội đồng, Ông Nguyễn Trường Sơn, Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu đánh giá cao kết quả đề tài, nêu rõ đề tài đã tham gia đóng góp thông tin tốt phục vụ Hội nghị phát triển bền vững ĐBSCL 9/2017, trong đó có nội dung xây dựng bản đồ sạt lở. Ông cũng lưu ý đề tài cần quan tâm nghiên cứu sâu thêm giải pháp “mềm” trong bảo vệ bờ, thân thiện với môi trường, giá thành rẻ, những giải phấp này nên biên soạn thành cẩm nang hướng dẫn để các địa phương, nhân dân dễ áp dụng. 

Kết quả đánh giá của Hội đồng: 100% thành viên Hội đồng bỏ phiếu đánh giá đề tài ở mức Đạt theo quy chế đánh giá nghiệm thu đề tài ban hành theo Thông tư số 18/2015/TT-BNNPTNT ngày 24/4/2015 của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

Một số hình ảnh tại buối nghiệm thu đề tài:

 

Các tin Tin hoạt động viện khác
Thực hiện Quy chế dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính Nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập ban hành theo Nghị định 04/2015/NĐ-CP ngày 09/01/2015 của Chính phủ và Thông tư số 01/2016/TT-BNV ngày 13/01/2016 của Bộ Nội vụ hướng dẫn một số nội dung của Nghị định 04/2015/NĐ-CP; các văn bản hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triên nông thôn và của Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam về việc hướng dẫn tổ chức Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức năm 2020
Ngày 29/11/2019, tại Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bình Thuận, Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam đã tổ chức Hội thảo khoa học đề tài cấp Bộ “Nghiên cứu đề xuất giải pháp tổng hợp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh ứng phó với hạn hán trên các lưu vực sông vùng Đông Nam Bộ”, do TS. Nguyễn Đình Vượng làm chủ nhiệm.
Ngày 14 tháng 11 năm 2019, Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam tổ chức hội thảo tổng kết Đề tài Độc lập: Nghiên cứu đánh giá tổng thể quá trình xói lở và dự báo diễn biến bờ biển Đồng bằng sông Cửu Long phục vụ đề xuất giải pháp nhằm ổn định và phát triển bền vững vùng ven biển.
Ngày 04/10/2019 tại Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam, Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam đã tổ chức Lễ công bố Quyết định và trao bằng Tiến sĩ kỹ thuật năm 2019 cho NCS. Trần Thái Hùng, theo Quyết định công nhận học vị và cấp bằng Tiến sĩ số 182/QĐ-VKHTLVN ngày 27/3/2019 và NCS. Ngô Đức Trung, theo Quyết định công nhận học vị và cấp bằng Tiến sĩ số 430/QĐ-VKHTLVN ngày 24/7/2019 của Giám đốc Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam.
Ngày 4/10/2019 tại Hội trường Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam - Tp. Hồ Chí Minh, Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam tổ chức Hội thảo Khoa học với chủ đề “Khoa học Công nghệ Thủy lợi phục vụ phát triển bền vững vùng Nam Bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên”, đây là một đợt sinh hoạt học thuật lớn ở miền Nam chào mừng kỷ niệm 60 năm thành lập Viện.
Ngày 14/9/2019 Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam đã tổ chức Lễ bảo vệ Luận án Tiến sỹ cấp Viện cho NCS Nguyễn Thị Phương Thảo với tên đề tài: "Nghiên cứu cơ chế thủy động lực và vận chuyển bùn cát cho khu vực bờ biển tỉnh Trà Vinh, đề xuất giải pháp chỉnh trị”.
Ngày 12 tháng 9 năm 2019, Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam phối hợp cùng trường đại học Ludwig - Maximillians University (LMU) đồng tổ chức hội thảo khởi động dự án “Các quyết định cho thiết kế lộ trình thích ứng và phát triển tích hợp, đánh giá và quản trị các biện pháp giảm thiểu rủi ro do ngập lụt gây ra trong quá trình chuyển đổi từ nông thôn sang đô thị”.
Ngày 6/9/2019, Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam đã tổ chức Lễ công bố quyết định bổ nhiệm Phó Giám đốc Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam cho PGS.TS. Tô Văn Thanh - Phó Viện trưởng Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam giữ chức Phó Giám đốc Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam.
Ngày 24/8/2019 Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam đã tổ chức Lễ bảo vệ Luận án Tiến sỹ kỹ thuật cấp Viện cho NCS Nguyễn Công Oanh với tên đề tài: “Nghiên cứu ứng dụng một số thông số trong thí nghiệm cố kết tốc độ biến dạng không đổi CRS vào phân tích bài toán cố kết có sử dụng bấc thấm trong điều kiện Việt Nam".
Ngày 8 tháng 6 năm 2019, Hội Khoa học và Kỹ thuật Thủy lợi Tp. Hồ Chí Minh chủ trì phối hợp với Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam tổ chức Hội thảo Khoa học với chủ đề “Đánh giá thành tựu và thách thức về công tác thủy lợi vùng Đồng bằng sông Cửu Long”
Ngày 07 tháng 6 năm 2019, Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam đã phối hợp với Quỹ Quốc tế bảo vệ thiên nhiên (World Wide Fund for Nature – WWF) tổ chức Hội thảo Quốc tế nhằm thảo luận về: “Vai trò của trầm tích và dòng chảy/vận chuyển dinh dưỡng trong phục hồi rừng ngập mặn: kinh nghiệm từ một số vùng đồng bằng ở Châu Phi, Châu Mỹ và Châu Á”.
61-72/224 tin
Liên kết web