Khoa học
công nghệ thủy lợi
phục vụ
phát triển bền vững
Tin tức > Tin hoạt động viện
Tin hội thảo khoa học 
Ngày 29/3/2013 tại TP.Hồ Chí Minh, Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam đã tổ chức hội thảo khoa học trao đổi về kết quả thực hiện đề tài khoa học công nghệ độc lập cấp Nhà nước Nghiên cứu ảnh hưởng hoạt động khai thác cát đến thay đổi lòng dẫn sông Cửu Long (sông Tiền, sông Hậu) và đề xuất các giải pháp quản lý,quy hoạch khai thác hợp lý, mã số ĐTĐL 2010T/29.

hoithao_Khaithaccat_lan2_001.JPG

Ngày 29/3/2013 tại TP.Hồ Chí Minh, Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam đã tổ chức hội thảo khoa học trao đổi về kết quả thực hiện đề tài khoa học công nghệ độc lập cấp Nhà nước Nghiên cứu ảnh hưởng hoạt động khai thác cát đến thay đổi lòng dẫn sông Cửu Long (sông Tiền, sông Hậu) và đề xuất các giải pháp quản lý,quy hoạch khai thác hợp lý, mã số ĐTĐL 2010T/29.

Mục tiêu chủ yếu của đề tài:

+ Đánh giá được thực trạng và ảnh hưởng của hoạt động khai thác cát đến diễn biến lòng dẫn sông Tiền, sông Hậu.

+ Đánh giá được tiềm năng và quy hoạch khai thác cát một cách hợp lý đối với loại sông bị ảnh hưởng triều và mặn.

+ Đưa ra được qui trình kỹ thuật và mô hình quản lý khai thác phục vụ phát triển bền vững.

Tham dự hội thảo có đại diện các Sở Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và PTNT, Chi Cục Thủy lợi các tỉnh địa bàn Đồng bằng sông Cửu Long, đại diện lãnh đạo các Viện chuyên ngành thuộc Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam, các nhà khoa học đang công tác trong lĩnh vực thủy lợi, môi trường tại TP. Hồ Chí Minh.

Đại diện cơ quan chủ trì, thực hiện đề tài có PGS.TS. Lê Mạnh Hùng, Giám đốc Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam, Chủ nhiệm Chương trình KHCN KC08 về Phòng tránh thiên tai, bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên; PGS.TS. Tăng Đức Thắng, Phó Giám đốc Viện KHTL Việt Nam kiêm Viện trưởng Viện KHTL miền Nam, các thành viên trong BGĐ Viện và đại diện lãnh đạo các đơn vị chuyên môn thuộc Viện.

Hội thảo đã nghe và thảo luận các báo cáo:

hoithao_Khaithaccat_lan2_002.JPG

+ Báo cáo đề dẫn: Tóm tắt một số kết quả thực hiện đề tài sau gần 3 năm triển khai;

+ Kết quả tính toán lượng bùn cát thượng nguồn ĐBSCL bằng mô hình SWAT;

+ Kết quả tính toán phân bố bùn cát ĐBSCL bằng mô hình MIKE 11;

+ Kết quả tính toán 4 vùng trọng điểm theo các kịch bản khai thác cát bằng mô hình MIKE 21C và kiến nghị điều chỉnh quy hoạch khai thác cát;

+ Quy hoạch tổng thể khai thác cát vùng ĐBSCL

+ Đề xuất cơ cấu tổ chức, chính sách, quy chế hoạt động khai thác cát;

Một số nội dung chính đề tài đã thực hiện được đến thời điểm hội thảo:

+ Điều tra, khảo sát thực trạng khai thác cát và đánh giá tác động của hoạt động khai thác cát tới kinh tế, xã hội và môi trường;

+ Xây dựng cơ sở khoa học cho hoạt động khai thác cát trên sông (trữ lượng, xác định kịch bản khai thác tối ưu ít tác động bất lợi cho môi trường)

- Thiết lập, kiểm định mô hình tổng thể 1-D diễn biến xói bồi lòng dẫn lòng sông Cửu Long bằng mô hình toán MIKE11ST, mục đích: Tính toán lượng bùn cát từ thượng nguồn về sông Cửu Long, lấy số liệu đầu vào cho tính toán quy hoạch khai thác cát cho 4 khu vực trọng điểm và quy hoạch khai thác cát cho sông Tiền, sông Hậu;

- Thiết lập, kiểm định mô hình hai chiều (2-D) tính toán diễn biến xói bồi lòng dẫn cho 4 khu vực trọng điểm bằng mô hình toán MIKE 21C theo phương án khai thác cát khác nhau, mục đích: Xác định mức độ ảnh hưởng của hoạt động khai thác cát tới diễn biến chi tiết lòng dẫn sông Tiền, sông Hậu cho 4 khu vực trọng điểm theo các kịch bản khác nhau; Xây dựng bản đồ quy hoạch tổng thể khai thác cát dọc sông Tiền, sông Hậu và cho 04 khu vực trọng điểm;

- Thí nghiệm mô hình vật lý (mô hình lòng cứng) cho các kịch bản đã xác định tại 1 vị trí khai thác cát trọng điểm để xác định kịch bản khai thác hợp lý, mức độ khai thác cho phép tại vị trí này, mục đích: Nghiên cứu đánh giá tác động của các kịch bản khai thác cát ở khu vực trọng điểm Long Xuyên. Kết hợp đánh giá mức độ tin cậy của mô hình toán MIKE21C;

+ Xây dựng bản đồ quy hoạch tổng thể khai thác cát dọc sông Tiền, sông Hậu và cho 04 khu vực trọng điểm

+ Nghiên cứu đề xuất cơ cấu tổ chức, chính sách, quy chế quản lý hoạt động khai thác cát

Các đại biểu dự Hội thảo đã trao đổi, thảo luận, đánh giá cao về các nội dung KHCN liên quan đến kết quả nghiên cứu đề tài, đồng thời đề nghị bổ sung, làm rõ thêm một số nội dung nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực này để hoàn thiện kết quả nghiên cứu giúp các cơ quan quản lý đưa ra được giải pháp quản lý hoạt dộng khai thác cát trên sông Tiền, sông Hậu có cơ sở khoa học vững chắc, góp phần ổn định chỉnh trị sông, phòng chống sạt lở, bền vững môi trường và cảnh quan khu vực.

Một số hình ảnh hội thảo

hoithao_Khaithaccat_lan2_008.JPG

hoithao_Khaithaccat_lan2_011.JPG

hoithao_Khaithaccat_lan2_010.JPG

hoithao_Khaithaccat_lan2_006.JPG

hoithao_Khaithaccat_lan2_007.JPG

hoithao_Khaithaccat_lan2_004.JPG

hoithao_Khaithaccat_lan2_003.JPG

hoithao_Khaithaccat_lan2_012.JPG

Phòng KH

Các tin Tin hoạt động viện khác
Ngày 18/6/2013 tại Hội trường Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam, Vụ Tổ chức cán bộ (Bộ Nông nghiệp và PTNT) và Ban Tổ chức, Hành chính (Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam) đã tổ chức Hội nghị trực tuyến hướng dẫn xây dựng đề án vị trí việc làm trong các đơn vị sự nghiệp công lập.
Ngày 06/6/2013 tại Thành phố Vĩnh Long, Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam đã phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Vĩnh Long tổ chức hội thảo khoa học Mô hình nâng cấp hiện đại hóa hệ thống thủy lợi xây dựng nông thôn mới tỉnh Vĩnh Long.
Đề tài khoa học công nghệ cấp Thành phố Cần Thơ, mang tên Luận cứ khoa học phòng chống ngập tại Thành phố Cần Thơ do Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam chủ trì thực hiện, GS.TS. Lê Sâm làm chủ nhiệm đề tài đã được Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Cần Thơ tổ chức nghiêm thu chính thức cấp Thành phố vào ngày 10/5/2013
Thực hiện chương trình hợp tác khoa học công nghệ và đào tạo giữa Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam và Đại học Sriwijaya (Indonesia), ngày 12/4/2013 Đoàn Đại học Sriwijaya đã thăm và làm việc tại Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam
Đề tài khoa học công nghệ cấp tỉnh Kiên Giang, mang tên Nghiên cứu ứng dụng đập di động thay thế đập thời vụ vào sản xuất nông nghiệp và thủy sản khu vực ven biển tỉnh Kiên Giang do Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam chủ trì thực hiện đã được Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Kiên Giang tổ chức nghiêm thu chính thức cấp tỉnh vào ngày 27/3/2013
Ngày 15/3/2013 tại Cần Thơ, Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam đã phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ TP. Cần Thơ tổ chức hội thảo khoa học trao đổi về kết quả thực hiện đề tài khoa học công nghệ cấp thành phố Luận cứ khoa học về phòng chống ngập tại TP. Cần Thơ.
Ngày 06/3/2013 tại Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam (658 Võ Văn Kiệt, Q5, TPHCM), Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã tổ chức hội nghị nghe các báo cáo quy hoạch thủy lợi
Ngày 01/02/2013, Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam đã tổ chức buổi gặp mặt thân mật các cán bộ hưu trí đã công tác tại Viện nhân dịp mừng xuân Quý Tỵ 2013. Chủ trì buổi gặp mặt thân mật, có TS. Tô Văn Thanh, Phó Viện trưởng
Ngày 4/10/2012 tại Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam (658 Võ Văn Kiệt, P1, Q5, Tp. Hồ Chí Minh) đã tổ chức buổi hội thảo khoa học trao đổi về kết quả thực hiện đề tài khoa học độc lập cấp Nhà nước “Nghiên cứu các giải pháp nâng cấp và hiện đại hóa hệ thống thuỷ lợi phục vụ phát triển nông thôn mới cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long”
Ngày 18/9/2012 tại TP. Hồ Chí Minh, Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam đã tổ chức Lễ bảo vệ luận án Tiến kỹ kỹ thuật cho nghiên cứu sinh Nguyễn Thanh Hải
Ngày 19/5/2012 tại TP. Hồ Chí Minh, Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam đã tổ chức Lễ bảo vệ luận án Tiến sĩ kỹ thuật cho nghiên cứu sinh Nguyễn Phú Quỳnh với đề tài "Nghiên cứu tính toán hợp lý dòng chảy qua cống và bờ bao vùng ngập lũ (ứng dụng cho vùng Tứ giác Long Xuyên)".
Đề tài Độc lập cấp Nhà nước, mã số ĐTĐL.2007G/28 mang tên Nghiên cứu các giải pháp thủy lợi nhằm khai thác bền vững vùng Bán đảo Cà Mau do Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam là cơ quan chủ trì, Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam là cơ quan thực hiện đề tài, PGS.TS. Tăng Đức Thắng làm chủ nhiệm
193-204/225 tin
Liên kết web