công nghệ thủy lợi
phục vụ
phát triển bền vững

|
Ngày 10/6/2016 tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre, Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam đã tổ chức Hội thảo góp ý về Dự thảo quy trình vận hành tạm thời của hệ thống Bắc Bến Tre, Giai đoạn 1 do Viện thực hiện. Nhiệm vụ xây dựng quy trình do Ban Quản lý đầu tư xây dựng Thủy lợi 10 làm chủ đầu tư, giao cho Viện thực hiện từ tháng 9/2015.
Tham gia hội thảo có đại diện các phòng ban quản lý chức năng thuộc Ban Quản lý đầu tư xây dựng Thủy lợi 10, lãnh đạo và chuyên viên Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre, lãnh đạo và cán bộ khoa học thuộc Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam, Trung tâm Thủy công Thủy lực thuộc Viện, Công ty Khai thác công trình thủy lợi Bến Tre, Chi cục Thủy lợi, đại diện lãnh đạo UBND và Phòng Nông nghiệp & PTNT các huyện: Châu Thành, Bình Đại, Ba Tri, Giồng Trôm.
Vùng Dự án Hệ thống thủy lợi Bắc Bến Tre có diện tích tự nhiên khoảng 139.000 ha, nhiều kênh rạch chằng chịt có chế độ thủy văn thủy lực phức tạp. Môi trường sinh thái vùng dự án khá đa dạng: vùng mặn lợ ven biển; vùng có diễn biến ngọt – mặn theo thời gian; vùng ít ảnh hưởng xâm nhập mặn. Để đáp ứng yêu cầu về nước, ngăn lũ, ngăn triều phục vụ sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội nói chung, trong thời gian qua vùng dự án đã được đầu tư xây dựng khá nhiều các công trình (bao gồm các công trình thủy lợi sẽ hoàn thành cuối năm 2016) và theo Quy hoạch thủy lợi đến năm 2020 các công trình thủy lợi lớn đầu mối sẽ được đầu tư tiếp tục theo các nguồn vốn khác nhau. Qua thực tế cho thấy các công trình thủy lợi này đã phát huy tác dụng phục vụ sản xuất, bảo vệ môi trường…
Tuy nhiên, do đến nay mới chỉ có quy trình vận hành cho từng cống/công trình riêng biệt, chưa có quy trình vận hành chung cho cả hệ thống nên hiệu quả của hệ thống chưa cao như mong muốn. Đây là những tồn tại bất cập chưa được giải quyết trong việc quản lý vận hành các hệ thống thủy lợi nói chung và của Dự án này nói riêng.
Triển khai xây dựng công trình thủy lợi theo Quy hoạch thủy lợi vùng dự án đến năm 2020, trong thời gian vừa qua vùng dự án đã xây dựng được khá nhiều hạng mục công trình thủy lợi, đặc biệt là các cống ven sông Mỹ Tho, Sông Cửa Đại, ven sông Hàm Luông…đã được hoàn thành trong Giai đoạn 1 (số còn lại dự kiến sẽ được Dự án JICA 3 hoàn thành trong thời gian tới). Kế hoạch thực hiện hoàn chỉnh Dự án có thể sẽ kéo dài trong nhiều năm tới (có thể sau năm 2020).
Trong khoảng thời gian chuẩn bị xây dựng dự án Giai đoạn 2, một số tiểu vùng chưa khép kín, lũ, mặn có thể ảnh hưởng gây tác động tiêu cực đối với hệ thống. Vì vậy để phát huy hiệu quả cho những công trình thủy lợi đã được đầu tư, một quy trình vận hành tạm thời cần được xây dựng, ban hành để áp dụng trong công tác quản lý khai thác hệ thống trước mắt.
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn của vùng dự án, đặt ra nhiệm vụ là cần phải có một Quy trình vận hành tạm thời cho Hệ thống thủy lợi Bắc Bến Tre, đáp ứng với mục tiêu, nhiệm vụ của hệ thống và đạt hiệu quả cao, bền vững.
Hội thảo đã nghe 1 báo cáo dẫn đề về dự án, 3 báo cáo chuyên đề về Quy trình:
- Tính toán thủy lực và đề xuất các kịch bản vận hành hệ thống Bắc Bến Tre;
- Dự thảo Quy trình vận hành tạm thời hệ thống Bắc Bến Tre;
- Hướng dẫn sử dụng công cụ. Xây dựng cơ sở dữ liệu GIS.
GS.TS. Tăng Đức Thắng, Phó giám đốc Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam và Ông Nguyễn Văn Ngân, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre đồng chủ trì hội thảo. TS. Tô Văn Thanh, Phó viện trưởng Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam đã phát biểu khai mạc.
Hội thảo đã trao đổi, thảo luận các vấn đề trọng tâm góp ý cho Quy trình:
- Trong Quy trình vận hành cần xác định rõ đối tượng phục vụ của hệ thống (phục vụ cây lúa, cây ăn trái, cây màu, nuôi trồng thủy sản...); xem xét vận hành linh hoạt hệ thống (trong đó có cống đập Ba Lai) để phục vụ các nhu cầu dùng nước; vận hành theo con triều...
- Bổ sung chức năng nhiệm vụ của các cụm công trình, phân vùng đối tượng cấp nước theo yêu cầu dùng nước;
- Cần phối hợp Quy trình này với số liệu đầu vào của dự báo xâm nhập mặn ven biển ĐBSCL do Bộ Nông nghiệp &PTNT và Tổng cục Thủy lợi giao Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam thực hiện để tích hợp nâng cao hiệu quả vận hành;
- Xem xét cảnh báo các yếu tố ảnh hưởng của việc vận hành mở cống trong các trường hợp đặc biệt;
- Cụ thể hóa các yếu tố đầu vào giúp cán bộ vận hành áp dụng Quy trình hiệu quả, dễ dàng.
Một số hình ảnh tại buổi Hội thảo:
|
|
|
|
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Tin và ảnh: Phòng Kế hoạch
- Bản tin tuần bao gồm đáng giá hiện trạng chất lượng nước ngày lấy mẫu 16/07/2023 và đánh giá dự báo kết quả chất lượng nước cho ngày 25/07/2023
- Bản tin tuần "Giám sát và dự báo chất lượng nước vùng kẹp giữa hai sông Vàm Cỏ ngày lấy mẫu 02/07/2023 - Dự báo từ ngày 13/07/2023 đến ngày 18/07/2023"
- Bản tin tuần "Giám sát và dự báo chất lượng nước vùng kẹp giữa hai sông Vàm Cỏ ngày lấy mẫu 02/07/2023 - Dự báo đến ngày 12/07/2023
- Bản tin tuần "Giám sát và dự báo chất lượng nước vùng kẹp giữa hai sông Vàm Cỏ ngày lấy mẫu 17/06/2023 - Dự báo từ ngày 27/06/2023 đến ngày 02/07/2023"
- Giải pháp tổng hợp sử dụng nguồn nước vùng Đông Nam Bộ và Phụ cận
- Bờ biển đồng bằng sông Cửu Long - Sạt lở và các giải pháp phòng chống
- Tài liệu hướng dẫn tạm thời kỹ thuật trữ nước, tưới hiệu quả cho cây ăn trái vùng Đồng bằng sông Cửu Long (Áp dụng trong điều kiện xâm nhập mặn mùa khô năm 2020-2021)
- Các giải pháp kết cấu công trình ven biển thích ứng biến đổi khí hậu