công nghệ thủy lợi
phục vụ
phát triển bền vững

|
Đề tài "Nghiên cứu đề xuất các giải pháp thủy lợi phục vụ sản xuất lúa vụ Thu Đông ở Đồng bằng sông Cửu Long" đã được Bộ Khoa học và Công nghệ; Bộ Nông nghiệp và PTNT giao cho Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam thực hiện.
Được sự đồng ý của các cơ quan quản lý đề tài, Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam tổ chức hội thảo khoa học cuối kỳ của đề tài.
Mục đích của Hội thảo nhằm báo cáo kết quả đã thực hiện của đề tài đến thời điểm tháng 11/2016, trao đổi thảo luận và tiếp thu các ý kiến đóng góp của các cơ quan quản lý, các cơ quan nghiên cứu và các nhà khoa học, các địa phương trong địa bàn nghiên cứu để bổ sung, hoàn thiện kết quả nghiên cứu, chuẩn bị nghiệm thu kết thúc đề tài theo đề cương đã được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Tham dự hội thảo có trên 50 đại biểu đến từ các cơ quan: Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và PTNT (văn phòng thường trực tại TP.HCM); Cục Quản lý xây dựng công trình (B2); các địa phương trong địa bàn nghiên cứu của đề tài gồm đại diện lãnh đạo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Chi cục Thủy lợi các tỉnh: An Giang, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Trà Vinh, Vĩnh Long, Cần Thơ, Bạc Liêu, Long An, Kiên Giang, Bến Tre, Hậu Giang, Tiền Giang, Cà Mau; các cơ quan khoa học: Đaị học Thủy lợi (Cơ sở 2), Viện Kỹ thuật Biển thuộc Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam, Phân Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp, Hội Khoa học Thủy lợi TP.HCM; các nhà khoa học đang công tác trong lĩnh vực thủy lợi, môi trường ở TP.HCM.
Về phía Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam, có GS.TS Tăng Đức Thắng, Phó giám đốc Viện, kiêm chủ nhiệm đề tài; lãnh đạo và cán bộ khoa học thuộc Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam là cơ quan chủ trì thực hiện đề tài.
PGS.TS Tô Văn Thanh, Phó Viện trưởng Viện KHTLMN đã phát biểu khai mạc.
Các báo cáo đã trình bày tại Hội thảo:
+ Báo cáo đề dẫn giới thiệu đề tài, nội dung thực hiện đến nay;
+ Hiện trạng và một số vấn đề về sản xuất lúa vụ Thu Đông ở ĐBSCL;
+ Các yếu tố tác động đến sản xuất lúa vụ Thu Đông ở ĐBSCL;
+ Giải pháp phục vụ phát triển lúa Thu Đông ở ĐBSCL.
+ 3 báo cáo khoa học của các thành viên thực hiện đề tài về các chuyên đề liên quan đến các nội dung thực hiện chính của đề tài.
Thông tin từ các báo cáo tham luận của hội thảo và ý kiến thảo luận của các đại biểu cho thấy đến năm 2016, diện tích lúa Thu Đông ở ĐBSCL đạt trên 820.000 ha, trong vòng 10 năm (tính từ 2005) lúa Thu Đông ở ĐBSCL đã tăng gấp đôi về diện tích, năng suất tăng bình quân 1,4 tấn/ha. Sản lượng lúa Thu Đông ở ĐBSCL hiện đạt khoảng 4,5 triệu tấn/năm, bằng tổng sản lượng của các tỉnh vùng Duyên hải Nam Trung bộ và Tây nguyên. Năm 2011, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã có văn bản chỉ đạo về quy hoạch sản xuất lúa vụ Thu Đông, xem lúa vụ Thu Đông là một vụ sản xuất chính ở ĐBSCL trong cơ cấu 3 vụ/năm.
Các ý kiến thảo luận tại hội thảo cũng cho thấy lúa Thu Đông hiện nay sản xuất theo yêu cầu khách quan thị trường, việc tiêu thụ lúa Thu Đông có lợi thế nhất so với các vụ khác. Những ưu điểm khác của vụ lúa Thu Đông là tạo nhiều sinh kế cho người dân vùng lũ, đảm bảo an ninh lương thực. Cần có nhận thức đúng, đầy đủ về lúa Thu Đông để kiến nghị với Chính phủ, các cơ quan quản lý Trung ương có chính sách hợp lý, đầu tư bền vững cho vụ sản xuất quan trọng này. Hội thảo cũng cho rằng cần có giải pháp hạ tầng đầy đủ để giúp phát triển lúa Thu Đông bền vững trong tổng thể phát triển kinh tế, tạo sinh kế, an sinh xã hội…
Kết quả nghiên cứu của đề tài bước đầu đã giới thiệu những giải pháp thủy lợi cụ thể cho các vùng ngập nông, ngập sâu, vùng lũ (Tứ giác Long Xuyên, Đồng Tháp Mười), vùng ngọt hóa (Nhật Tảo, Tân Trụ, Gò Công, Nam Măng Thít, Long Phú -Trần Đề Sóc Trăng, vùng ngọt hóa Bạc Liêu), vùng xâm nhập mặn Cà Mau, Kiên Giang, Hậu Giang…Những đề xuất của đề tài cũng đã nhận được sự tán thành và góp ý bổ sung cụ thể của đại biểu dự hội thảo./.
Một số hình ảnh tại Hội thảo :
|
|
|
|
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Tin và ảnh: Phòng Kế hoạch
- Bản tin Dự báo nguồn nước, xâm nhập mặn mùa kiệt Đồng bằng sông Cửu Long 2023-2024 (từ ngày 07/12 đến ngày 14/12/2023)
- Bản tin Dự báo nguồn nước, xâm nhập mặn mùa kiệt Đồng bằng sông Cửu Long 2023-2024 (từ ngày 01/12 đến ngày 07/12/2023)
- Bản tin Dự báo nguồn nước, xâm nhập mặn mùa kiệt Đồng bằng sông Cửu Long 2023-2024 (cập nhật lần 2)
- Bản tin dự báo nguồn nước phục vụ sản xuất vụ Đông Xuân 2023-2024 vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
- Giải pháp tổng hợp sử dụng nguồn nước vùng Đông Nam Bộ và Phụ cận
- Bờ biển đồng bằng sông Cửu Long - Sạt lở và các giải pháp phòng chống
- Tài liệu hướng dẫn tạm thời kỹ thuật trữ nước, tưới hiệu quả cho cây ăn trái vùng Đồng bằng sông Cửu Long (Áp dụng trong điều kiện xâm nhập mặn mùa khô năm 2020-2021)
- Các giải pháp kết cấu công trình ven biển thích ứng biến đổi khí hậu