công nghệ thủy lợi
phục vụ
phát triển bền vững
Luận án thuộc chuyên ngành Kỹ thuật tài nguyên nước, mã số 9-58-02-12. Luận án do 2 giảng viên hướng dẫn chính là GS.TS. Lê Sâm và PGS.TS Võ Khắc Trí.
Hội đồng Đánh giá luận án chính thức (cấp Viện) được thành lập theo Quyết định số 682/QĐ-VKHTLVN ngày 27/9/2018 của Giám đốc Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam gồm 7 thành viên do GS.TS Tăng Đức Thắng (Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam) làm Chủ tịch Hội đồng; 3 Ủy viên phản biện là PGS.TS Nguyễn Trọng Hà (Đại học Thủy lợi); PGS.TS Nguyễn Quang Trung (Hội Thủy lợi Việt Nam), TS. Võ Hữu Thoại (Viện Cây ăn quả miền Nam). Thư ký khoa học của Hội đồng là PGS.TS Đỗ Tiến Lanh (Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam).
Tham dự Lễ bảo vệ luận án có khoảng 40 đại biểu. Ngoài Hội đồng đánh giá luận án, về phía Viện KHTL Việt Nam, có PGS.TS Phạm Hồng Cường, Phó trưởng ban Tổ chức Hành chính; về phía cơ sở đào tạo Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam, có PGS. TS. Nguyễn Nghĩa Hùng, Phó Viện trưởng phụ trách công tác đào tạo; các cán bộ chủ chốt, cán bộ khoa học, các nghiên cứu sinh của Viện; các nhà khoa học lĩnh vực thủy lợi, môi trường như GS.TSKH Nguyễn Ân Niên (Hội KHKT Thủy lợi TP.HCM), GS.TS Lê Mạnh Hùng (Hội KHKT Thủy lợi TP.HCM), PGS.TS Phạm Quang Khánh (Phân Viện QHTK Nông nghiệp miền Nam), PGS.TS Hoàng Văn Huân (Viện KT Biển), GS.TS Trần Thị Thanh, TS Trịnh Thị Long...; bạn bè, gia đình và đồng nghiệp của nghiên cứu sinh.
Một số thông tin khoa học chính của luận án:
Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định được diễn biến lan truyền nước và động thái ẩm của đất trong kỹ thuật tưới nhỏ giọt;
- Xác định được chế độ tưới tiết kiệm nước hợp lý cho cây nho lấy lá canh tác ở vùng khan hiếm nước (vùng khô hạn), bao gồm: chu kỳ tưới, lượng nước và thời gian tưới theo từng giai đoạn sinh trưởng của cây
Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu cho 1 loại cây trồng: cây nho lấy lá vùng khan hiếm nước Ninh Thuận và Bình Thuận
Phạm vi nghiên cứu:
Thuộc vùng khan hiếm nước (vùng khô hạn) của Việt Nam, gồm 2 tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận; Điều kiện khí hậu nắng nóng, ít mưa; thổ nhưỡng chủ yếu là đất cát mịn; hạn chế về điều kiện nguồn nước mặt; Bố trí thực nghiệm tưới tiết kiệm nước tại tỉnh Bình Thuận.
Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN
a) Ý nghĩa khoa học:
- Nghiên cứu đã thiết lập được đường đặc trưng ẩm của đất canh tác (đất cát mịn) vùng khan hiếm nước (vùng khô hạn) là cơ sở khoa học phục vụ xác định chế độ tưới hợp lý cho cây trồng cạn;
- Nghiên cứu đã thiết lập mối tương quan giữa Đất – Nước – Cây trồng – Khí hậu là cơ sở khoa học của các nghiên cứu ứng dụng tưới nước cho cây trồng cạn của vùng khan hiếm nước (vùng khô hạn);
- Nghiên cứu đã xác định những chỉ tiêu cơ bản trong nghiên cứu tưới và hiệu quả tưới nước bằng kỹ thuật tưới nhỏ giọt cho cây nho lấy lá vùng khan hiếm nước (vùng khô hạn) Nam Trung Bộ.
b) Ý nghĩa thực tiễn:
Cây nho lấy lá có giá trị kinh tế cao, tuy nhiên thiếu nước phục vụ tưới đang là 1 vấn đề cản trở đến sự phát triển đại trà. Kết quả nghiên cứu sẽ giúp người dân tưới tiết kiệm và nâng cao hiệu quả dùng nước, phục vụ phát triển cây trồng trên quy mô rộng lớn hơn trở thành cây trồng có thế mạnh;
Kết quả nghiên cứu là một sự lựa chọn hợp lý để chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng đa dạng hóa các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao (mang tính bền vững) và thích nghi với điều kiện tự nhiên vùng khô hạn;
Ứng dụng kết quả nghiên cứu giúp đơn giản hóa công tác tưới, góp phần xây dựng kế hoạch tưới và phát triển các mô hình khai thác, sử dụng tài nguyên đất – nước phục vụ sản xuất ổn định và bảo vệ môi trường bền vững
NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
Mô phỏng được quá trình lan truyền ẩm trong tầng đất canh tác bao gồm bộ rễ cây trồng phục vụ xác định chế độ tưới hợp lý cho cây nho lấy lá tỉnh Bình Thuận;
Xây dựng được đường đặc trưng ẩm (pF) của loại đất canh tác (đất cát mịn) làm cơ sở tính toán nhu cầu nước và chế độ tưới cho cây trồng;
Thiết lập cơ sở khoa học để xác định chế độ tưới hợp lý cho cây nho lấy lá canh tác ở vùng khan hiếm nước, tỉnh Bình Thuận;
Với 7/7 phiếu đánh giá tán thành, trong đó có 3 phiếu đánh giá xuất sắc, Hội đồng Đánh giá luận án đã nhất trí đề nghị Giám đốc Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam làm thủ tục công nhận học vị tiến sỹ kỹ thuật cho nghiên cứu sinh Trần Thái Hùng theo quy chế đào tạo tiến sĩ hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
(Xem thêm phần tóm tắt Luận án của NCS. Trần Thái Hùng tại địa chỉ www.siwrr.org.vn, mục Đào tạo)
Một số hình ảnh tại buổi bảo vệ luận án:
Tin: Phòng Kế hoạch; Ảnh: phòng Tổ chức - hành chính
- Bản tin tuần (từ ngày 01/6 đến ngày 08/6/2023) dự báo nguồn nước phục vụ sản xuất, điều hành cấp nước vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
- Bản tin tuần "Giám sát và dự báo chất lượng nước vùng kẹp giữa hai sông Vàm Cỏ ngày lấy mẫu 19/05/2023 - Dự báo từ ngày 28/05/2023 đến ngày 02/06/2023"
- Bản tin tuần "Giám sát và dự báo chất lượng nước vùng kẹp giữa hai sông Vàm Cỏ ngày lấy mẫu 19/05/2023 - Dự báo đến ngày 27/05/2023
- Bản tin tuần (từ ngày 25/5 đến ngày 01/6/2023) dự báo nguồn nước phục vụ sản xuất, điều hành cấp nước vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
- Bờ biển đồng bằng sông Cửu Long - Sạt lở và các giải pháp phòng chống
- Tài liệu hướng dẫn tạm thời kỹ thuật trữ nước, tưới hiệu quả cho cây ăn trái vùng Đồng bằng sông Cửu Long (Áp dụng trong điều kiện xâm nhập mặn mùa khô năm 2020-2021)
- Các giải pháp kết cấu công trình ven biển thích ứng biến đổi khí hậu
- Kiến trúc nhà ở nông thôn thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa