Khoa học
công nghệ thủy lợi
phục vụ
phát triển bền vững
Dự báo chuyên ngành > Dự báo mặn ĐBSCL
Dự báo độ mặn nền trên các sông chính tháng 4/2009 vùng ven biển ĐBSCL
Sau khi chạy mô hình thủy lực HydroGis kết hợp mô hình Mike 11 để lập dự báo mặn năm 2009 vùng ven biển ĐBSCLvới các dữ liệu nêu trên, chúng tôi xây dựng dự báo độ mặn nền cho tháng 4 theo các sông chính ở ĐBSCL như sau:

Dự báo độ mặn nền trên hệ thống sông chính vùng ven biển Đồng bằng sông Cửu Long sử dụng phần mềm HydroGis và MIKE11. Chương trình dự báo dựa trên 6 yếu tố: địa hình sông kênh và các ô đồng vùng hạ lưu sông Mêkong, nền khí hậu-thủy văn lưu vực sông Mêkong, nền khí hậu hải văn vùng biển Đông và biển Tây Nam Bộ, dao động triều tại các cửa sông Nam Bộ, quy luật vận hành của các công trình thủy lợi điều khiển dòng chảy, quá trình tích và thoát nước ngọt của mùa lũ năm trước đó tại Biển Hồ, các vùng trũng như: Đồng Tháp Mười, Tứ Giác Long Xuyên, Tây sông Hậu và các khu trũng thuộc lãnh thổ Campuchia nằm dọc sông Mêkong và sông Bassac.


Sơ đồ khối của quy trình này trên phần mềm HydroGis:

hydrogis.JPG


I. KẾT QUẢ DỰ BÁO ĐỘ MẶN NỀN THÁNG 4 NĂM 2009 VÙNG VEN BIỂN ĐBSCL

Sau khi chạy mô hình thủy lực HydroGis kết hợp mô hình Mike 11 để lập dự báo mặn năm 2009 vùng ven biển ĐBSCLvới các dữ liệu nêu trên, chúng tôi xây dựng dự báo độ mặn nền cho tháng 4 theo các sông chính ở ĐBSCL như sau:

1. Dọc sông Cửa Tiểu:

Kết quả dự báo độ mặn nền tháng 4 năm 2009 dọc sông cửa Tiểu trình bày ở bảng 1. Từ ngày 11 đến ngày 20, độ mặn 4 g/l có thể xâm nhập đến vị trí cách cửa sông khoảng hơn 40-45 km. Độ mặn 1 g/l xâm nhập sâu hơn, có thể trên 55 km tính từ cửa sông. Như vậy, số liệu tính toán cho thấy xâm nhập mặn trên sông Cửa Tiểu trong tháng 4 năm 2009 sẽ cao hơn so với tháng 3.

Bảng 1: Số liệu dự báo độ mặn nền (g/l) dọc sông Cửa Tiểu tháng IV năm 2009

Bang1_DBM_4.09.JPG
Hinh1_DBM_4.09.JPG


2. Dọc sông Cửa Đại:

Kết quả dự báo độ mặn nền tháng 4 năm 2009 dọc sông cửa Đại trình bày ở bảng 2. Từ ngày 11 đến ngày 20 độ mặn 4 g/l có thể xâm nhập đến vị trí cách cửa sông Cửa Đại trên 45 km. Trong tháng độ mặn 1 g/l xâm nhập sâu hơn 55 km tính từ cửa sông. Như vậy, theo số liệu tính toán dự báo mặn năm 2009 cho thấy xâm nhập mặn trên sông Cửa Đại trong tháng 4 năm 2009 sẽ cao hơn so với cùng kỳ năm 2008.

Bảng 2: Số liệu dự báo độ mặn nền (g/l) dọc sông Cửa Đại tháng IV năm 2009

Bang2_DBM_4.09.JPG
Hinh2_DBM_4.09.JPG

3. Dọc sông Hàm Luông:

Kết quả dự báo độ mặn nền tháng 4 năm 2009 dọc sông Hàm Luông trình bày ở bảng 3. Từ ngày 11 đến ngày 20 độ mặn 4 g/l có thể xâm nhập đến vị trí cách cửa sông khoảng từ 35 đến 40 km. Từ ngày 11 đến ngày 20 độ mặn 1 g/l xâm nhập có thể đến 55 km tính từ cửa sông. Như vậy, số liệu tính toán dự báo mặn năm 2009 cho thấy xâm nhập mặn trên sông Hàm Luông trong tháng 4 năm 2009 xấp xĩ cùng kỳ năm 2008.

Bảng 3: Số liệu dự báo độ mặn nền (g/l) dọc sông Hàm Luông tháng IV năm 2009

Bang3_DBM_4.09.JPG
Hinh4_DBM_4.09.JPG

4. Dọc sông Cổ Chiên:

Kết quả dự báo độ mặn nền tháng 4 năm 2009 dọc sông Cổ Chiên trình bày ở bảng 4. Từ ngày 11 đến ngày 20 độ mặn 4 g/l có thể xâm nhập đến vị trí cách cửa sông hơn 30 km. Từ ngày 16 đến ngày 30 độ mặn 1 g/l xâm nhập có thể quá 50 km tính từ cửa sông. Như vậy, số liệu tính toán dự báo mặn năm 2009 cho thấy xâm nhập mặn trên sông Cổ Chiên trong tháng 4 năm 2009 xấp xĩ với cùng kỳ năm 2008.

Bảng 4: Số liệu dự báo độ mặn nền (g/l) dọc sông Cổ Chiên tháng IV năm 2009

Bang4_DBM_4.09.JPG
Hinh4_DBM_4.09.JPG

5. Dọc sông Cung Hầu:

Kết quả dự báo độ mặn nền tháng 4 năm 2009 dọc sông Cung Hầu trình bày ở bảng 5. Trong tháng từ ngày 16 đến ngày 20 độ mặn 4 g/l có thể xâm nhập đến vị trí cách cửa sông từ 30 đến 36 km. Trong tháng độ mặn 1 g/l xâm nhập có thể quá 50 km tính từ cửa sông. Như vậy, số liệu tính toán dự báo mặn năm 2009 cho thấy xâm nhập mặn trên sông Cung Hầu trong tháng 4 năm 2009 sẽ tương đương so với cùng kỳ năm 2008.


Bảng 5: Số liệu dự báo độ mặn nền (g/l) dọc sông Cung Hầu tháng IV năm 2009

Bang5_DBM_4.09.JPG
Hinh5_DBM_4.09.JPG

6. Dọc sông Định An:

Kết quả dự báo độ mặn nền tháng 4 năm 2009 dọc sông Định An trình bày ở bảng 6. Từ ngày 16 đến ngày 20 độ mặn 4 g/l có thể xâm nhập sâu khoảng 40 km. Từ ngày 16 đến ngày 25 độ mặn 1 g/l xâm nhập sâu hơn từ 50 đến 55 km tính từ cửa sông. Như vậy, số liệu tính toán dự báo mặn tháng 4 năm 2009 cho thấy xâm nhập mặn trên sông Định An trong tháng 4 năm 2009 xấp xĩ cùng kỳ năm 2008.


Bảng 6: Số liệu dự báo độ mặn nền (g/l) dọc sông Định An tháng IV năm 2009

Bang6_DBM_4.09.JPG
Hinh6_DBM_4.09.JPG

7. Dọc sông Trần Đề:

Kết quả dự báo độ mặn nền tháng 4 năm 2009 dọc sông Trần Đề trình bày ở bảng 7. Từ ngày 11 đến ngày 25 độ mặn 4 g/l có thể xâm nhập đến vị trí cách cửa sông 35 km. Từ ngày 11 đến ngày 25 độ măn 1 g/l có thể xâm nhập quá 50 km tính từ cửa sông. Như vậy, số liệu tính toán dự báo mặn năm 2009 cho thấy xâm nhập mặn trên sông Trần Đề trong tháng 4 năm 2009 xấp xĩ cùng kỳ năm 2008.

Bảng 7: Số liệu dự báo độ mặn nền (g/l) dọc sông Trần Đề tháng IV năm 2009

Bang7_DBM_4.09.JPG
Hinh7_DBM_4.09.JPG

8. Dọc sông Ông Đốc:

Kết quả dự báo độ mặn nền tháng 4 năm 2009 dọc sông Ông Đốc trình bày ở bảng 8. Sông Ông Đốc chạy dọc theo biển Tây, chịu tác động chính của triều biển Tây. Hiện nay công trình cống Tắc Thủ đã vận hành ngăn mặn, tuy nhiên một số cửa thông ra phía biển Tây hiện nay chưa có công trình ngăn mặn vì vậy toàn bộ tuyến sông Ông Đốc đều bị nhiễm mặn. Độ măn thấp nhất xuất hiện trong khoảng thời gian từ ngày 01 đến ngày 10 và độ mặn cao nhất diễn ra trong khoảng thời gian từ ngày 16 đến ngày 30. Nhìn chung độ mặn trong tháng 4 năm 2009 cao hơn so với cùng kỳ năm 2008.

Bảng 8: Số liệu dự báo độ mặn nền (g/l) dọc sông Ông Đốc tháng IV năm 2009

Bang8_DBM_4.09.JPG
Hinh8_DBM_4.09.JPG

9. Dọc sông Cái Lớn:

Kết quả dự báo độ mặn nền tháng 4 năm 2009 dọc sông Cái Lớn trình bày ở bảng 9. Từ ngày 11 đến ngày 25 độ mặn 4 g/l có thể xâm nhập đến vị trí cách cửa sông khoảng 30 km và độ măn 1 g/l có thể vào sâu từ 40-45 km so với cửa biển. Như vậy, số liệu tính toán dự báo mặn năm 2009 cho thấy xâm nhập mặn trên sông Cái Lớn trong tháng 4 năm 2009 cao hơn so với cùng kỳ năm 2008.

Bảng 9: Số liệu dự báo độ mặn nền (g/l) dọc sông Cái Lớn tháng IV năm 2009

Bang9_DBM_4.09.JPG
Hinh9_DBM_4.09.JPG


II. NHẬN XÉT

Cuối tháng 3 đầu tháng 4 nhiệt độ không khí tăng và gió chướng mạnh hơn, vì vậy độ mặn ở ĐBSCL tương đối cao. Đỉnh điểm xâm nhập mặn ở ĐBSCL trong tháng 4 là vào trung tuần tháng 4 (từ ngày 11 đến ngày 20), thời gian xuất hiện đỉnh triều. Trong thời gian này tuy có xuất hiện vài cơn mưa giông nhưng cũng không làm cho độ mặn trên các sông giảm. Vì vậy, mức độ xâm nhập mặn trên các dòng sông chính trong tháng 4 cao và sâu hơn so với tháng 3.

Theo Thạc sĩ Lê Thị Xuân Lan - phó phòng dự báo Đài Khí tượng thủy văn khu vực Nam bộ “Theo các số liệu ghi nhận, tổng lưu lượng mưa trong năm 2008 vượt trung bình các năm trước 10-20%, thậm chí có khu vực vượt hơn 30%. Cụ thể, tổng lưu lượng mưa đo được tại TP.HCM trong năm 2008 là 1.900mm, Phước Long (Bình Phước) 3.200mm, Châu Đốc (An Giang) 1.920mm... Do vẫn còn ảnh hưởng bởi La Nina nên dự báo tổng lưu lượng mưa năm nay tương đương lượng mưa năm 2008 và nhiều hơn trung bình các năm trước đó. Mưa nhiều tập trung vào tháng 5”. Và “Do vẫn còn ảnh hưởng bởi hiện tượng La Nina nên mùa mưa năm nay sẽ đến sớm hơn trung bình các năm khoảng một tuần”.

Bandoman_2009.JPG

GS.TS. LÊ SÂM
Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam

Các tin Dự báo mặn ĐBSCL khác
Dự báo độ mặn nền trên các sông chính tháng 4/2011 vùng ven biển Đồng bằng sông Cửu Long sử dụng phần mềm HydroGis và phần mềm Mike11.
Dự báo độ mặn nền trên hệ thống sông chính vùng ven biển Đồng bằng sông Cửu Long từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2011 sử dụng phần mềm HydroGis và phần mềm Mike11.
Bài viết này nêu lên thực trạng xâm nhập mặn và mức độ cao nhất của nó theo thời gian trong mùa khô ở Đồng bằng sông Cửu Long, tìm ra nguyên nhân và đề xuất giải pháp khắc phục, đặc biệt trong trường hợp biến đổi khí hậu nước biển dâng.
Sau khi chạy mô hình thủy lực HydroGis kết hợp mô hình Mike 11 để lập dự báo mặn năm 2009 vùng ven biển ĐBSCLvới các dữ liệu nêu trên, chúng tôi xây dựng dự báo độ mặn nền cho tháng 3 theo các sông chính ở ĐBSCL như sau:
Sau khi chạy mô hình thủy lực HydroGis kết hợp mô hình Mike 11 để lập dự báo mặn năm 2009 vùng ven biển ĐBSCLvới các dữ liệu nêu trên, chúng tôi xây dựng dự báo độ mặn nền cho tháng II theo các sông chính ở ĐBSCL như sau:
Dự báo độ mặn nền trên hệ thống sông chính vùng ven biển Đồng bằng sông Cửu Long từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2009 sử dụng phần mềm HydroGis và phần mềm Mike11.
Dự báo độ mặn nền trên các sông chính vùng ven biển Đồng bằng sông Cửu Long từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2008 sử dụng phần mềm HydrroGis. Chương trình dự báo dựa trên 6 yếu tố:
Sau khi chạy mô hình thủy lực HydroGis kết hợp mô hình Mike 11 để lập dự báo mặn năm 2008 vùng ven biển ĐBSCLvới các dữ liệu nêu trên, chúng tôi xây dựng dự báo độ mặn nền cho tháng 4 theo các sông chính ở ĐBSCL như sau:
Dự báo độ mặn nền trên hệ thống sông chính vùng ven biển Đồng bằng sông Cửu Long tháng 3 năm 2008 sử dụng phần mềm HydroGis.
Dự báo độ mặn nền trên hệ thống sông chính vùng ven biển Đồng bằng sông Cửu Long từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2008 sử dụng phần mềm HydroGis.
Trong mùa khô kiệt hai thành phần nước bổ sung vào đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là lưu lượng nước sông MêKông qua hệ thống sông Tiền, sông Hậu và lượng mưa trên đồng bằng. Trong đó lượng mưa từ tháng 1 đến tháng 4 rất nhỏ (hầu như không có mưa), trong thời gian này nguồn nước duy nhất chuyển vào ĐBSCL là lưu lượng sông MêKông.
Dự báo độ mặn nền trên hệ thống sông rạch chủ yếu vùng ven biển Đồng bằng sông Cửu Long từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2007 sử dụng phần mềm HydroGis. Chương trình dự báo dựa trên 6 yếu tố: địa hình sông kênh và các ô đồng vùng hạ lưu sông Mêkong, nền khí hậu-thủy văn lưu vực sông Mêkong, nền khí hậu hải văn vùng biển Đông và biển Tây Nam Bộ, dao động triều tại các cửa sông Nam Bộ, quy luật vận hành của các công trình thủy lợi điều khiển dòng chảy, quá trình tích và thoát nước ngọt của mùa lũ năm trước đó tại Biển Hồ, các vùng trũng như: Đồng Tháp Mười, Tứ Giác Long Xuyên, Tây sông Hậu và các khu trũng thuộc lãnh thổ Campuchia nằm dọc sông Mêkong và sông Bassac.
49-60/60 tin
Liên kết web