Khoa học
công nghệ thủy lợi
phục vụ
phát triển bền vững
Tin nổi bật
Hội thảo cuối kỳ Đề tài khoa học cấp Tỉnh: Nghiên cứu xâm nhập mặn nhằm đề xuất các giải pháp nâng cấp và hiện đại hóa hệ thống hạ tầng thủy lợi phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tiền Giang Hội thảo khoa học Đề tài KHCN cấp Bộ: Nghiên cứu dự báo xâm nhập mặn và nguồn nước thời hạn dài phục vụ sản xuất và dân sinh vùng đồng bằng sông Cửu Long Nhiều hoạt động ý nghĩa hướng về biên giới Tân Châu Hội thao viên chức, người lao động - Kỷ niệm 46 năm thành lập Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam Hội thảo khoa học Đề tài KHCN cấp Bộ: Nghiên cứu giải pháp, công nghệ tích trữ nước phân tán phục vụ vùng cây ăn quả vùng Đồng bằng Sông Cửu Long. Cần làm tốt công tác dự báo sạt lở bờ biển, kiên quyết di dời dân cư ra khỏi vùng xung yếu Hội thảo cuối kỳ Đề tài khoa học cấp Tỉnh : Dự báo tác động của xâm nhập mặn và biển đổi khí hậu đối với phát triển kinh tế - xã hội, môi trường của tỉnh Vĩnh Long và giải pháp ứng phó. Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam làm việc với Viện Đánh giá khoa học và Định giá công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ Phát triển thủy lợi đồng bằng sông Cửu Long, tôn trọng quy luật tự nhiên, hành động sớm các kịch bản ứng phó Hội thảo "Sống chung với hạn, mặn vùng Đồng bằng sông Cửu Long"
Các đơn vị trực thuộc > Trung tâm Nghiên cứu Thủy nông và cấp nước

TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU THỦY NÔNG VÀ CẤP NƯỚC (CIWAS)
- Quyết định số 836/QĐ-VKHTLVN ngày 18/6/2009 của Giám đốc Viện Khoa học Thuỷ lợi Việt Nam
- Huân chương Lao động hạng III (1997)

- Giấy phép đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ số A-872 ngày 5/10/2009 của Bộ Khoa học và Công nghệ

dv101.jpg

Mô hình tưới phun mưa cho chè tại

Lâm Đồng do Viện thiết kế và lắp đặt

I. Chức năng:

Nghiên cứu khoa học, nghiên cứu khoa học phục vụ các dịch vụ công ích của Nhà nước, tham gia đào tạo đại học và sau đại học, hợp tác quốc tế, tư vấn và chuyển giao công nghệ về lĩnh vực thuỷ lợi, thuỷ điện, thuỷ sản, môi trường và thực hiện các nhiệm vụ khác do Viện trưởng Viện Khoa học Thuỷ lợi miền Nam giao.

II. Nhiệm vụ:
- Nghiên cứu cơ bản có định hướng, nghiên cứu ứng dụng tổng hợp về thủy lợi, phát triển tài nguyên nước, bảo vệ môi trường đất và nước, thích ứng với biến đổi khí hậu thuộc các tỉnh phía Nam.

- Xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình đề tài nghiên cứu, các dự án, chương trình điều tra cơ bản trong lĩnh vực Thủy nông, cải tạo đất, cấp thoát nước và bảo vệ tài nguyên môi trường đất và nước ở các tỉnh phía Nam.

- Nghiên cứu xây dựng cơ sở khoa học và công cụ tính toán cho việc lập quy hoạch, quản lý khai thác, sử dụng bền vững, phòng chống suy thoái, cạn kiệt và ô nhiễm nguồn tài nguyên nước và đất trên các vùng sinh thái khác nhau.

- Điều tra đánh giá nguồn tài nguyên đất - nước (đánh giá trữ lượng nước, tính toán cân bằng nguồn nước, xây dựng các chương trình quản lý môi trường đất, nước cho các lưu vực sông, các dự án thủy lợi và dự án liên quan đến nước.

- Nghiên cứu đánh giá tác động môi trường sinh thái của các dự án thủy lợi và các dự án liên quan đến nguồn nước. Phối hợp với các đơn vị trong và ngoài ngành để nghiên cứu ảnh hưởng của hệ thống các công trình Thủy lợi và các hoạt động khác đến chất lượng, môi trường nước.

- Nghiên cứu cải tạo, kiểm soát và dự báo tình hình ô nhiễm nguồn tài nguyên nước và đất. Nghiên cứu các biện pháp quản lý, sử dụng hợp lý các loại đất có vấn đề ở miền Nam phục vụ cho phát triển sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên.

- Nghiên cứu quản lý, lập các dự án tưới có sự tham gia của người dân (PIM).

- Nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đến nguồn nước và hệ thống công trình thủy lợi, thủy sản, nông nghiệp, nông thôn.

- Thực hiện các dịch vụ chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về hệ thống công trình thủy lợi, cấp nước, hệ thống nông nghiệp có tưới - tiêu và bảo vệ tài nguyên môi trường nước cho nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản ở các tỉnh phía Nam.

- Lập các dự án đầu tư, khảo sát, quy hoạch, thiết kế công trình thủy lợi, cấp thoát nước và bảo vệ tài nguyên môi trường nước. Lập các dự án xây dựng công trình cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn cho các địa phương có nhu cầu ở phía Nam.

- Tham gia biên soạn các quy trình, quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn, định mức kinh tế, kỹ thuật, trình cấp có thẩm quyền ban hành theo quy định của pháp luật.

- Thông tin khoa học theo quy định của pháp luật.

- Tham gia đào tạo nhân lực khoa học, công nghệ có trình độ cao; tổ chức đào tạo sau đại học theo các chuyên ngành được cơ quan có thẩm quyền công nhận, tham gia đào tạo bồi dưỡng cán bộ, đào tạo sinh viên đại học về lĩnh vực tài nguyên nước và môi trường theo quy định của pháp luật. Hợp tác với các Trường, Viện, các địa phương, các nhà khoa học trong và ngoài nước về nghiên cứu khoa học, đào tạo và chuyển giao công nghệ.

III. Năng lực:
Trung tâm được trang bị các thiết bị tiên tiến quan trắc chất lượng nước, đất (hiện trường và trong phòng) và các thiết bị khảo sát, lất mẫu hiện trường.

IV. Định hướng phát triển

- Chiến lược phát triển hệ thống thủy nông ở các tỉnh phía Nam trong tổng thể chiến lược thủy lợi Quốc gia;

- Quy hoạch phát triển và quản lý, sử dụng bền vững tài nguyên đất, nước ở các lưu vực sông phía Nam;

- Nghiên cứu xây dựng cơ sở khoa học và công cụ tính toán cho việc lập quy hoạch, quản lý khai thác, sử dụng bền vững, phòng chống suy thoái, cạn kiệt và ô nhiễm nguồn tài nguyên nước và đất trên các vùng sinh thái khác nhau.

- Điều tra đánh giá nguồn tài nguyên đất - nước (đánh giá trữ lượng nước, tính toán cân bằng nguồn nước, xây dựng các chương trình quản lý môi trường đất, nước cho các lưu vực sông, các dự án thủy lợi và dự án liên quan đến nước.

- Nghiên cứu đánh giá tác động môi trường sinh thái của các dự án thủy lợi và các dự án liên quan đến nguồn nước. Phối hợp với các đơn vị trong và ngoài ngành để nghiên cứu ảnh hưởng của hệ thống các công trình Thủy lợi và các hoạt động khác đến chất lượng, môi trường nước.

- Nghiên cứu cải tạo, kiểm soát và dự báo tình hình ô nhiễm nguồn tài nguyên nước và đất. Nghiên cứu các biện pháp quản lý, sử dụng hợp lý các loại đất có vấn đề ở miền Nam phục vụ cho phát triển sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên.

- Nghiên cứu quản lý, lập các dự án tưới có sự tham gia của người dân (PIM).

- Nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đến nguồn nước và hệ thống công trình thủy lợi, thủy sản, nông nghiệp, nông thôn.

- Thực hiện các dịch vụ chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về hệ thống công trình thủy lợi, cấp nước, hệ thống nông nghiệp có tưới - tiêu và bảo vệ tài nguyên môi trường nước cho nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản ở các tỉnh phía Nam.

- Lập các dự án đầu tư, khảo sát, quy hoạch, thiết kế công trình thủy lợi, cấp thoát nước và bảo vệ tài nguyên môi trường nước. Lập các dự án xây dựng công trình cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn cho các địa phương có nhu cầu ở phía Nam.

- Công nghệ và kỹ thuật tưới tiết kiệm nước cho vùng khan hiếm nước; cho cây trồng có giá trị kinh tế cao…

V. Sản phẩm khoa học công nghệ nổi bật:
1. Công nghệ dự báo xâm nhập mặn vùng ven biển Đồng bằng sông Cửu Long phục vụ cho lấy nước sản xuất.

2. Công nghệ tưới tiết kiệm nước (nhỏ giọt, phun mưa) cho các vùng khan hiếm nước.

3. Quy trình rửa mặn để trồng lúa trên nền đất nuôi tôm, áp dụng cho các vùng ven biển Đồng bằng sông Cửu Long.

4. Giải pháp công nghệ đập ngăn mặn thay thế đập thời vụ ở Đồng bằng sông Cửu Long (công nghệ Đập thời vụ di động). Đang làm hồ sơ xin cấp bằng độc quyền sáng chế.

5. Nghiên cứu đề xuất xây dựng hệ thống hồ sinh thái phục vụ phát triển bền vững kinh tế xã hội ở Đồng bằng sông Cửu Long và miền Trung (Đề xuất ý tưởng “Hồ sinh thái”, đã lập dự án đầu xây dựng Hồ sinh thái U Minh Hạ – Cà Mau, hồ sinh thái Nam Phương – Bảo Lộc - Lâm Đồng; hồ sinh thái Kiền Kiền – Thuận Bắc – Ninh Thuận, đã có quyết định phê duyệt của địa phương). Chuyển giao công nghệ hồ sinh thái vùng ngập lũ khu kinh tế mới Bình Thành – Đức Huệ - Long An (đã thi công xây dựng).

6. Giải pháp chống ngập cho Tp. Hồ Chí Minh (ứng dụng công nghệ mới cống kết hợp trạm bơm trong việc xây dựng công trình kiểm soát ngập triều khu vực rạch Nhảy - rạch Ruột Ngựa).

7. Giải pháp chống ngập tổng thể và cho khu vực nội đô Tp. Cần Thơ.

8. Đánh giá suy thoái môi trường trong quá trình chuyển đổi đất nông - lâm nghiệp sang nuôi trồng thủy sản ở ven biển đồng bằng sông Cửu Long.

9. Ý tưởng nối mạng các hệ thống công trình thủy lợi tỉnh Bình Thuận.

VI. Một số tiến bộ khoa học kỹ thuật và Công nghệ tiêu biểu:

1. Công nghệ tưới tiết kiệm nước (nhỏ giọt, phun mưa) cho các vùng khan hiếm nước

- Là sản phẩm khoa học công nghệ của Đề tài KHCN cấp Nhà nước KC08-09 và đã được phát triển liên tục thông qua một số kết quả nghiên cứu triển khai thực nghiệm mô hình trình diễn áp dụng công nghệ/kỹ thuật tưới tiết kiệm nước trong các đề tài, dự án khoa học cấp Bộ, Tỉnh của Trung tâm Nghiên cứu Thủy nông và Cấp nước - Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam những năm gần đây.

- Áp dụng cho các loại cây trồng cạn (cây công nghiệp, rau màu, cây ăn trái) trên các vùng thiếu nước, khô hạn ở các tỉnh Duyên hải miền Trung, Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.

thuynong001.jpg

Mô hình tưới tiết kiệm nước

cho cây Thanh Long ở Tuy Phong - Bình Thuận

Tưới phun mưa cho rau màu

nhà vườn ở Ninh Hải - Ninh Thuận

thuynong002.jpg

Công nghệ tưới bằng bể tạo áp tưới nhỏ giọt

cho điều ở Hải Lăng – Quảng Trị

Tưới nhỏ giọt cho Nho tại Nha Hố - Ninh Thuận

2. Công nghệ dự báo xâm nhập mặn vùng ven biển Đồng bằng sông Cửu Long phục vụ cho lấy nước sản xuất

- Công nghệ dự báo mặn đã được Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam thực hiện lần đầu tiên xuất phát từ kết quả của đề tài KHCN cấp Nhà nước KC08-18. Dự báo này đã được gửi phát báo cho các địa phương từ mùa khô năm 2003 đến nay và hiện đang triển khai trong phạm vi khuôn khổ của Dự án ĐTCB thường xuyên cấp Bộ “Giám sát mặn vùng ven biển Đồng bằng sông Cửu Long phục vụ cho lấy nước sản xuất”.

- Hàng năm vào mùa khô Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam thực hiện dự báo xâm nhập mặn trên hệ thống sông rạch chính vùng ven biển ĐBSCL từ tháng 1 đến tháng 6.

- Công nghệ dự báo mặn thực hiện dựa trên: Bộ mô hình thủy động lực ĐBSCL trên phần mềm MIKE; Sơ đồ tính toán mạng thủy lực toàn vùng ĐBSCL do Viện thực hiện; Bộ mô hình HydroGis dự báo độ mặn nền; Bộ số liệu điều tra khảo sát diễn biến mặn và sản xuất trong nhiều năm do Viện và các đơn vị khác trong ngành, các địa phương thực hiện.

- Các yếu tố chính được xem xét trong dự báo: Dòng chảy tại Kratie; Mực nước Biển Hồ; Triều Biển; Sản xuất trên đồng bằng. Yếu tố mưa, gió chướng chưa được xem xét trong dự báo này.

thuynong003.jpg

Mô phỏng dự báo độ mặn dọc theo các sông kênh chính

vùng ven biển ĐBSCL

Mô phỏng lan truyền dự báo mặn vùng cửa sông Cửu Long

3. Quy trình rửa mặn để trồng lúa trên nền đất nuôi tôm vùng ven biển Đồng bằng sông Cửu Long

- Là kết quả của đề tài KHCN cấp Bộ “Nghiên cứu đề xuất quy trình rửa mặn phục hồi vùng đất bị nhiễm mặn do nuôi trồng thủy sản thuộc 2 tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau”, do Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam chủ trì thực hiện (2009 - 2012). Chủ nhiệm: ThS.Nguyễn Đình Vượng.

- Quy trình có thể áp dụng trên các vùng đất bị nhiễm mặn do nuôi trồng thủy sản (nuôi tôm nước mặn - lợ) trong quá trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất trước đây nay chuyển sang mô hình canh tác chuyên lúa hoặc cho các vùng sản xuất trồng lúa trên nền đất nuôi tôm (1 vụ lúa về mùa mưa, vụ nuôi tôm về mùa khô) trên địa bàn các tỉnh vùng ven biển ĐBSCL.

thuynong004.jpg

Hội thảo đầu bờ, tập huấn và chuyển giao “Quy trình rửa mặn để trồng lúa trên nền đất nuôi tôm”

cho cán bộ và bà con nông dân xã Phong Thạnh A - Giá Rai – Bạc Liêu

thuynong008.jpg

4. Giải pháp công nghệ đập ngăn mặn thay thế đập thời vụ ở Đồng bằng sông Cửu Long (Đập thời vụ di động)

- Hàng năm, vào vụ trồng lúa, một số vùng ven biển ĐBSCL thường bị nước mặn xâm nhập sớm, người dân phải đắp đập tạm bằng đất (địa phương quen gọi là đập thời vụ) để ngăn không cho nước mặn xâm nhập vào khu vực trồng lúa. Đến vụ nuôi tôm, người dân lại phải phá đập để dẫn nước mặn vào ruộng phục vụ nuôi tôm. Công việc này cứ lặp đi lặp lại hàng năm, việc đắp và phá đập gây tốn kém rất lớn tiền bạc, công sức của nhà nước và người dân, đồng thời còn gây sạt lở, bồi lắng hệ thống kênh rạch do bị đào đắp liên tục hàng năm, nhiều nơi không còn đất để đắp đập và cũng có nhiều đoạn kênh bị bồi lắng sau khi phá đập cho vụ nuôi tôm tiếp theo, điều đó đã ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất và đời sống người dân trong vùng.

- Giải pháp công nghệ đập ngăn mặn thay thế đập thời vụ ở Đồng bằng sông Cửu Long (công nghệ đập thời vụ di động) là kết quả ý tưởng của nhóm tác giả Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam trong 01 đề tài độc lập cấp Nhà nước và là sản phẩm ứng dụng của 01 đề tài cấp tỉnh tại Kiên Giang.

thuynong005.jpg

Gia công mô hình “Đập thời vụ di động” trong nhà xưởng

thuynong006.jpg

Di chuyển lai dắt “Đập thời vụ di động” đến vị trí xây dựng

thuynong007.jpg

Lắp đặt mô hình thực nghiệm đập thời vụ di động đưa vào vận hành ngăn mặn tại đầu kênh Giữa

Thị trấn Thứ 3 – huyện An Biên – Kiên Giang

VI. Xuất bản sách:

sach_Ho_sinh_thai.jpg

bsam1.jpg

biasach_LeSam.JPG


Liên hệ:

 

 

Anhthe_TranMinhTuan.JPG

Giám đốc: ThS. Trần Minh Tuấn

Tel: 0913 888 478

Email: tranminhtuan04@gmail.com

Lý lịch Khoa học

 

     

Phó Giám đốc: TS. Trần Thái Hùng

Tel: 0918 802 527

Email: tthung.siwrr@gmail.com

 

 

 Phó Giám đốc: ThS. Huỳnh Ngọc Tuyên

 Tel: 0919197610

Email: ngoctuyen42n@gmail.com

Liên kết web