công nghệ thủy lợi
phục vụ
phát triển bền vững

Tham dự Hội nghị trực tiếp tại điểm cầu Hội trường Viện KHTL miền Nam, về phía Bộ Nông nghiệp & PTNT có Ông Nguyễn Duy Vũ – Bí thư đảng ủy khối cơ sở Bộ Nông nghiệp & PTNT; Ông Nguyễn Hồng Quang – Phó bí thư TT ĐUK Cơ sở Bộ Nông nghiệp & PTNT; Ông Lê Viết Bình – Phó Chánh văn phòng Bộ - Trưởng cơ quan đại diện Bộ Nông nghiệp & PTNT tại Tp. HCM;
Về phía Viện KHTL Việt Nam có GS.TS. Trần Đình Hòa – Bí thư Đảng ủy – Giám đốc Viện KHTL Việt Nam; PGS. TS. Nguyễn Thanh Bằng - Phó Giám đốc Viện KHTL Việt Nam, kiêm Trưởng ban KHTH; PGS.TS. Đặng Hoàng Thanh – Phó Bí thư Đảng ủy – Trưởng ban TCHC; ThS. Nguyễn Thu Thảo - Trưởng ban Tài chính Kế toán;
Tới dự Hội nghị tại điểm cầu Hội trường Viện có GS.TS. Lê Mạnh Hùng – Nguyên Phó TCT Tổng cục Thủy lợi, nguyên Giám đốc Viện KHTL Việt Nam.
Về phía Viện KHTL miền Nam có PGS.TS. Trần Bá Hoằng – Bí thư Đảng ủy, Viện trưởng; Cùng tham dự hội nghị tại điểm cầu văn phòng Viện có các Đ/c trong Đảng ủy và BGĐ Viện, Trưởng các đơn vị trực thuộc, Chủ tịch Công đoàn và Bí thư Đoàn thanh niên Viện.
Tham dự trực tuyến tại điểm cầu ở các đơn vị, có cấp Phó của các đơn vị trực thuộc cùng toàn thể cán bộ, viên chức và NLĐ trong Viện.
Năm 2024, Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam đã khẳng định Viện là cơ quan đầu ngành về KHCN thủy lợi ở phía Nam trong việc đề xuất các giải pháp KHCN khai thác, sử dụng và bảo vệ nguồn nước hiệu quả góp phần phục vụ tái cơ cấu ngành theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, phòng chống giảm nhẹ thiên tai và bảo vệ môi trường ở khu vực phía Nam. Viện tiếp tục hoạt động ổn định và triển khai công tác trên cơ sở các quyết định, nghị quyết và nhiều chương trình quan trọng của TW Đảng, Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và PTNT; Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam. Toàn thể lãnh đạo, cán bộ viên chức và NLĐ trong toàn Viện quyết tâm hoàn thành tốt kế hoạch năm 2024 và những nhiệm vụ trọng tâm, tham gia tích cực thực hiện các nhiệm vụ của Bộ Nông nghiệp & PTNT, Bộ Khoa học và Công nghệ và Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam giao, phấn đấu đưa Viện đạt những thành tựu nổi bật trong giai đoạn 2021 – 2025 và đạt được những bước phát triển mới hơn trong giai đoạn tiếp theo.
Viện đã triển khai các hoạt động khoa học công nghệ và phục vụ sản xuất khá đa dạng, đạt được những kết quả cơ bản: nhiều đề tài/dự án đã được Viện thực hiện đạt yêu cầu về mục tiêu, tiến độ, chất lượng; nhiều vấn đề khoa học và công nghệ thủy lợi năm 2024 với hàm lượng khoa học kỹ thuật cao đã được Viện triển khai, tham mưu tốt cho Bộ NN&PTNT, Cục Thủy lợi, Cục Quản lý đê điều và Phòng chống thiên tai; các địa phương, đóng góp có ý nghĩa vào thành tích chung của Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam.
Báo cáo tổng kết công tác của Viện do Viện trưởng Trần Bá Hoằng trình bày cho biết năm 2024 Viện đã và đang thực hiện 2 đề tài cấp Quốc gia, ngoài ra đã mở mới trong năm thêm được 3 đề tài thuộc KC08/21-30, 5 đề tài cấp Bộ (mở mới trong năm được 1 đề tài cấp Bộ), 5 đề tài cấp tỉnh; 02 Nhiệm vụ Xây dựng Tiêu chuẩn Quốc gia; 2 nhiệm vụ dịch vụ sự nghiệp công và 2 dự án ĐTCB cùng với hàng trăm công trình, dự án (chuyển tiếp và mới) phục vụ sản xuất nhằm thực hiện nhiệm vụ chính trị của ngành và các địa phương trong địa bàn hoạt động của Viện được giao ở khu vực phía Nam, các đề tài triển khai đều đáp ứng được yêu cầu chất lượng nội dung sản phẩm theo đặt hàng. Ngoài ra Viện còn thực hiện các nhiệm vụ đột xuất khác mà Bộ Nông nghiệp và PTNT, Cục Thủy lợi, Cục Quản lý đê điều và PCTT, Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam giao điển hình như các nhiệm vụ theo dõi, dự báo tình hình hạn hán, xâm nhập mặn hay tình hình sạt lở bờ sông, bờ biển,.... Viện đã có nhiều công trình nghiên cứu, ứng dụng thiết thực phục vụ phòng chống lụt bão, giảm nhẹ thiên tai; phục vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn; phục vụ xây dựng, bảo vệ công trình thủy lợi, thủy điện ở các tỉnh phía Nam.
Trong số các đề tài cấp Bộ và cấp Tỉnh, Tiêu chuẩn quốc gia đã nghiệm thu năm 2024, 100% các đề tài nghiệm thu đều được xếp loại từ Đạt trở lên, đặc biệt có 01 đề tài cấp Bộ đạt loại Xuất sắc. Các đề tài đều có kết quả nghiên cứu được áp dụng và chuyển giao vào thực tế sản xuất ở những mức độ khác nhau đạt hiệu quả về tính ứng dụng thực tiễn. Điển hình Đề tài cấp Bộ “Nghiên cứu dự báo xâm nhập mặn và nguồn nước thời hạn dài phục vụ sản xuất và dân sinh vùng đồng bằng sông Cửu Long” do Viện chủ trì thực hiện, GS.TS. Tăng Đức Thắng làm chủ nhiệm đã nghiệm thu ngày 19/12/2024, được Hội đồng KHCN cấp Bộ Nông nghiệp & PTNT đánh giá xếp loại Xuất sắc. Đề tài cấp Bộ này có kết quả nổi bật đó là đã xây dựng được Quy trình dự báo xâm nhập mặn chuyên ngành cho nông nghiệp thời hạn dài, theo các hạn dự báo khác nhau từ 3 - 6 tháng, kết quả dự báo đã kiểm định thời gian qua có độ tin cậy cao; Xây dựng được kế hoạch khung về sử dụng nguồn nuớc và sản xuất nông nghiệp theo mùa, vụ ứng với các loại kịch bản về nguồn nuớc mùa khô hàng năm, phục vụ cho chỉ đạo điều hành sản xuất của Bộ NN-PTNT và các địa phương vùng ĐBSCL. Từ kết quả nghiên cứu do đề tài cung cấp, hàng năm Viện KHTL miền Nam đã phát các bản tin dự báo, cảnh báo sớm về xâm nhập mặn và dự báo nguồn nước vùng ĐBSCL thời hạn dài (trước các mùa vụ sản xuất), các bản tin dự báo cảnh báo này đã được gửi đến Bộ NN&PTNT, Cục Thủy lợi và các địa phương vùng ĐBSCL để phục vụ điều hành chỉ đạo sản xuất kịp thời và bám sát thực tiễn các năm gần đây. Ngoài ra việc công bố các bài báo khoa học là kết quả sản phẩm đề tài trên các Tạp chí KHCN chuyên ngành và tham gia đào tạo sau Đại học (ở bậc ThS) đều ở mức vượt yêu cầu.
Năm 2024, từ kết quả các đề tài nghiên cứu khoa học được áp dụng và chuyển giao vào sản xuất, 100% đề tài NCKH có bài báo khoa học được đăng trên các tạp chí chuyên ngành uy tín trong nước, từ các kết quả nghiên cứu Viện đã công bố được 16 bài báo đăng trên các tạp chí quốc tế uy tín (thuộc hệ thống ISI/Scopus).
Năm 2024 Viện cũng đã chú trọng công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực, tính đến thời điểm tháng 12/2024 có 7 cán bộ đang làm NCS (trong đó có 02 ở nước ngoài); 15 cán bộ đang học cao học (trong đó có 02 ở nước ngoài). Viện đã có 01 viên chức (PGS.TS. Nguyễn Đình Vượng) được bổ nhiệm đặc cách và xếp ngạch Nghiên cứu viên cao cấp và 10 viên chức được bổ nhiệm xếp ngạch Nghiên cứu viên chính.
Năm 2024 Viện tiếp tục thực hiện Dự án hợp tác quốc tế với Viện Môi Trường Stockholm (SEI), Thụy Điển “Integrated assessment of domestic water accessibility for vulnerable communities in the Lower Mekong Basin – Đánh giá tích hợp khả năng tiếp cận nước sinh hoạt cho các cộng đồng dễ bị tổn hương tại khu vực hạ lưu sông Mê Công”, dự án được triển khai tại 3 nước Lào, Thái Lan và Việt Nam trong vòng 30 tháng bắt đầu từ năm 2020. Dự án Drought –Adapt ”Thích ứng hạn và tác động của El nino vùng Tây Nguyên”, Do Bộ Nghiên cứu và Giáo dục Liên bang Đức tài trợ, từ tháng 6/2021 đến 6/2024, hợp tác nghiên cứu và hỗ trợ các thiết bị quan trắc.
Năm 2024, Viện đã chính thức được Bộ Nông nghiệp & PTNT bàn giao tiếp nhận đưa vào sử dụng tòa nhà Trung tâm dự báo chuyên ngành thuộc Tiểu dự án HP1-5: “Tăng cường năng lực dự báo chuyên ngành phục vụ quản lý vận hành các công trình thuỷ lợi ở Đồng bằng sông Cửu Long (HP1-5), dự án ICRSL” tại khu nhà B của Viện. Viện đã và đang triển khai tổ chức thi công xây dựng tòa nhà Dự án tăng cường năng lực nghiên cứu và làm việc cho Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam với nguồn vốn ngân sách Nhà nước lĩnh vực khoa học công nghệ do Bộ Nông nghiệp & PTNT quản lý.
Năm 2024 Viện đã hoàn thành kế hoạch công tác đều vượt các chỉ tiêu đề ra, doanh thu của Viện vượt so với kế hoạch giao của Viện KHTL Việt Nam.
Phát biểu tại Hội nghị, các đồng chí lãnh đạo Đảng ủy Khối, Văn Phòng Bộ đều đánh giá cao đóng góp của Viện năm 2024 trong việc phục vụ chỉ đạo điều hành hoạt động của Bộ ở các tỉnh phía Nam, đặc biệt là công tác dự báo nguồn nước, dự báo mặn về mùa khô phục vụ sản xuất nông nghiệp vùng ĐBSCL.
Thay mặt lãnh đạo Viện KHTL Việt Nam, GS.TS Trần Đình Hoà – Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Viện đã phát biểu chỉ đạo, biểu dương những cố gắng lớn của tập thể cán bộ viên chức Viện trong năm qua, đặc biệt là những kết quả nổi bật mà Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam đã đạt được trong năm 2024. Giám đốc Viện cũng đề nghị Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam tiếp tục nâng cao năng lực về mọi mặt, nâng tầm Viện là Viện vùng mạnh, hàng đầu của ngành ở phía Nam trong đó chú trọng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và công nghệ mũi nhọn để thực hiện những nhiệm vụ mới trong giai đoạn 2025 - 2030 do Bộ Nông nghiệp & PTNT và Viện KHTL Việt Nam giao ở phía Nam nhằm thực hiện tốt Nghị quyết 120 của Chính phủ về phát triển ĐBSCL thích ứng với BĐKH và thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Viện cần ứng dụng chuyển đổi số mạnh mẽ trong công tác khoa học thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp, bám sát chủ trương chuyển đổi số của ngành, thực hiện tốt công tác chuyển đổi số trong quản lý và nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ. Ngoài ra năm 2025 Viện cần tập trung triển khai tốt công tác tổ chức Đại hội Đảng bộ Viện và sắp xếp tinh gọn bộ máy hoạt động theo chỉ đạo của cấp trên.
Tại Hội nghị, Hội đồng thi đua khen thưởng Viện đã công bố các quyết định khen thưởng các tập thể, cá nhân đã có thành tích xuất sắc trong công tác nghiên cứu khoa học, phục vụ sản xuất năm 2024.
Một số hình ảnh tại buổi Lễ tổng kết:
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Tin: Phòng Kế hoạch - hình ảnh: Phòng TCHC
- Bản tin tuần - Dự báo nguồn nước, xâm nhập mặn mùa kiệt Đồng bằng sông Cửu Long 2024-2025
- Bản tin tuần - Dự báo nguồn nước, xâm nhập mặn mùa kiệt Đồng bằng sông Cửu Long 2024-2025
- Bản tin lấy nước tháng 3 và dự báo xâm nhập mặn mùa khô năm 2025 vùng Đồng bằng sông Cửu Long
- Bản tin tuần “Giám sát, dự báo chất lượng nước trong hệ thống CTTL vùng kẹp giữa hai sông Vàm Cỏ, phục vụ lấy nước sản xuất nông nghiệp năm 2025” ngày lấy mẫu 26-28/02/2025 - Dự báo từ ngày 10/03/2025 đến ngày 14/03/2025
- Điều tra và đánh giá tài nguyên nước
- Giải pháp tổng hợp sử dụng nguồn nước vùng Đông Nam Bộ và Phụ cận
- Bờ biển đồng bằng sông Cửu Long - Sạt lở và các giải pháp phòng chống
- Tài liệu hướng dẫn tạm thời kỹ thuật trữ nước, tưới hiệu quả cho cây ăn trái vùng Đồng bằng sông Cửu Long (Áp dụng trong điều kiện xâm nhập mặn mùa khô năm 2020-2021)