Khoa học
công nghệ thủy lợi
phục vụ
phát triển bền vững
Tin nổi bật
Video giới thiệu dự án IODA_LMB: “Đánh giá tích hợp khả năng tiếp cận nước sinh hoạt của các cộng đồng dễ bị tổn thương ở Hạ lưu sông Mekong” Hoạt động Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam (20/10/1930 – 20/10/2024) và 14 năm Ngày Phụ nữ Việt Nam (20/10/2010 – 20/10/2024). Hội thảo cuối kỳ Đề tài khoa học cấp Tỉnh: Nghiên cứu xâm nhập mặn nhằm đề xuất các giải pháp nâng cấp và hiện đại hóa hệ thống hạ tầng thủy lợi phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tiền Giang Hội thảo khoa học Đề tài KHCN cấp Bộ: Nghiên cứu dự báo xâm nhập mặn và nguồn nước thời hạn dài phục vụ sản xuất và dân sinh vùng đồng bằng sông Cửu Long Nhiều hoạt động ý nghĩa hướng về biên giới Tân Châu Hội thao viên chức, người lao động - Kỷ niệm 46 năm thành lập Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam Hội thảo khoa học Đề tài KHCN cấp Bộ: Nghiên cứu giải pháp, công nghệ tích trữ nước phân tán phục vụ vùng cây ăn quả vùng Đồng bằng Sông Cửu Long. Cần làm tốt công tác dự báo sạt lở bờ biển, kiên quyết di dời dân cư ra khỏi vùng xung yếu Hội thảo cuối kỳ Đề tài khoa học cấp Tỉnh : Dự báo tác động của xâm nhập mặn và biển đổi khí hậu đối với phát triển kinh tế - xã hội, môi trường của tỉnh Vĩnh Long và giải pháp ứng phó. Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam làm việc với Viện Đánh giá khoa học và Định giá công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ
Tài liệu lưu trữ > Dữ liệu dự án AFD

Dữ liệu dự án AFD


Giới thiệu dự án Hoạt động dự án Các gói công việc chi tiết Tài liệu dự án Kết quả dự án

 

Bối cảnh chung

 


Hình 1- Vị trí vùng ven biển hạ lưu sông Mekong (LMDCZ) và hai địa điểm nghiên cứu Gò-Cong and U-Minh cùng các miền tính toán khác nhau

 

Vùng ven biển hạ lưu sông Mê Công (LMDCZ) nằm ở phía nam của Việt Nam (Hình. 1), kéo dài từ cửa Xoài-Rap (phía Biển Đông) đến Kiên Giang (trên biển Tây), với tổng chiều dài 774 km bờ biển, là một khu vực đa dạng sinh học, với nhiều ngành kinh tế như công nghiệp, nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản; lâm nghiệp, du lịch, vv... Đây là vùng đất giầu tiềm năng và tụ hội các điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế-xã hội. Các nghiên cứu trước đây cho thấy những thay đổi về hình thái của LMDCZ là cực kỳ phức tạp. Trong một số vùng như Gò-Công (Tiền Giang), Thạnh Phú (Bến Tre), Hiệp Thành (Trà Vinh), Vĩnh Châu (Sóc Trăng), Gành Hào (Bạc Liêu và Cà Mau), U Minh (Cà -Mau), quá trình xói lở xẩy ra khá nghiêm trọng. Các đai rừng ngập mặn đã bị phá hủy và và hệ thống đê biển được coi như là một tuyến phòng thủ hiệu quả chống lại các hiệu ứng bất lợi từ biển đang bị đe dọa phá vỡ. Quá trình xói mòn sẽ trở nên trầm trọng hơn bởi sự thay đổi khí hậu và các hoạt động của con người với việc xây dựng các hồ chứa thượng nguồn và đập ở Trung Quốc, Lào và Campuchia.

Các tỉnh Tiền Giang và Cà-Mau đã đề nghị AFD xem xét tài trợ từ nguồn Hỗ trợ Phát triển Chính thức để triển khai các biện pháp bảo vệ bờ biển Gò-Công (Tiền Giang) và U Minh (Cà-Mau) (Hình 1).

Để xác định và quyết định các biện pháp bảo vệ bền vững chống xói lở bờ biển, AFD đã triển khai thực hiện:

i) Đánh giá có phê phán các nghiên cứu hiện có về các quá trình xói lở ở các vùng ven biển hạ lưu sông Mê Công (LMDCZ) nhằm tránh sự chồng chéo với các dự án hiện có và kế thừa các kết quả từ những nghiên cứu này;

ii) Xây dựng Điều khoản tham chiếu (TOR) cho nghiên cứu bổ sung về quá trình xói lở tại vùng ven biển hạ lưu sông Mê Công và để hiểu rõ cơ chế gây bồi /xói, đề xuất và lựa chọn biện pháp mềm và cứng để chống xói lở cho Go-Công và U-Minh.


Báo cáo đánh giá phân tích các dự án/nghiên cứu đã được thực hiện. Báo cáo đưa ra các kết luận sau:


• Bùn cát bị giữ lại tại các các hồ chứa trên thượng nguồn làm giảm khoảng 50% lượng phù sa vận chuyển xuống khu vực hạ lưu sông Mê Công và thậm chí có thể lên tới 90% nếu toàn bộ các đập trên dòng chính được xây dựng. Như một hệ quả, xói lở bờ biển sẽ tăng do bùn cát vận chuyển tới các vùng ven biển hạ lưu sông Mê Công sẽ giảm; Việc đánh giá mức độ tác động của sự giảm bùn cát cần phải được nghiên cứu thêm;

• Phân tích quá trình bồi lắng trong vùng ảnh hưởng bởi nước ngọt của vùng ven biển hạ lưu sông Mê Công (ROFI) phải được thực hiện với hướng dòng chảy thay đổi theo mùa. Trong mùa hè dòng chảy mạnh, bùn cát vận chuyển từ sông Mê Công được phân bố trên diện rộng ở các khu vực thềm lục địa phía bắc và phía đông. Trong mùa đông, ở khu vực thềm lục địa này, xói trên diện rộng lấy đi toàn bộ bùn cát đã lắng đọng trước đó. Điều đó gợi ý sự cần thiết của mô phỏng 3D cho vận chuyển bùn cát trong khu ROFI của vùng ven biển hạ lưu sông Mê Công. Những mô phỏng như vậy sẽ cho biết số phận cũng như cơ cấu của vận chuyển bùn cát trong vùng ven biển hạ lưu sông Mê Công, đây là các thông tin cần thiết cho tính toán cân bằng bùn cát trong khu vực.

• Tất cả đợt đo hiện trường trong các nghiên cứu hiện tại được thực hiện trong thời gian rất ngắn. Thời gian đo sóng, dòng chảy và SSC chỉ được thực hiện trong khoảng 3-4 ngày. Do vậy, các thông tin này chỉ có thể được sử dụng như tài liệu tham khảo hoặc bổ sung, mà không thể sử dụng để hiệu chỉnh các mô hình;

• Mô hình vật lý chỉ cho kết quả định tính vì những khó khăn về định luật tương tự cho xói lở;

• Tất cả các mô hình số đã được thực hiện trong các nghiên cứu hiện có đều không thỏa mãn vì những lý do sau đây:

 

- Không nói rõ áp suất khí quyển và gió đã xử lý như thế nào, trong khi các yếu tố này rất quan trọng cho mô hình dòng chẩy ven bờ-sóng;

- Mô hình thủy động lực (sóng, thủy triều và dòng chảy) đã được hiệu chỉnh một cách định tính và sử dụng rất ít dữ liệu. Dữ liệu vận chuyển trầm tích (bùn cát lơ lửng và lắng đọng) đều rất thiếu. Điều này không cho phép xác nhận độ tin cậy của các mô hình được sử dụng;

- Về lưới tính toán, có vẻ như không đủ mịn, đặc biệt là vùng ven bờ. Do đó có hạn chế về độ tin cậy của mô hình số. Ví dụ, trong một mô hình tính sóng, kích thước ô lưới phải nhỏ hơn chiều dài sóng nhiều lần để có thể có ít nhất 4-5 điểm tính toán cho một chiều dài sóng. Nếu điều kiện này không được thỏa mãn, sự truyền sóng sẽ không được mô phỏng tốt. Lưới tính toán do vậy cần phải được điều chỉnh lại cho phù hợp.

- Tác động của việc giảm bùn cát từ sông Mê Công trong tính toán cân bằng bùn cát, và cơ chế xói lở đã không được đưa vào xem xét trong các nghiên cứu;

- Kết quả mô hình số về sự thay đổi hình thái chỉ được so sánh tại một vài mặt cắt. Mô hình hình thái chưa được thực sự hiệu chỉnh và kiểm định;


Đánh giá các công trình bảo vệ đề xuất đã không được thực hiện, ngay cả khi việc này là bắt buộc để lựa chọn các công trình bảo vệ.

Báo cáo đánh giá cũng chỉ ra các vấn đề sau đây cần được bổ sung và/hoặc hoàn thiện trong các nghiên cứu sau này liên quan đến các quá trình xói lở bờ biển vùng ven biển hạ lưu sông Mê Công:

a. Thu thập các dữ liệu khí tượng thuỷ văn và bùn cát, bao gồm cả dữ liệu vệ tinh và radar

để thiết lập một cơ sở dữ liệu cho vùng hạ lưu sông Mê Công và vùng ven biển liền kề;

b. Các đợt đo tại hiện trường kéo dài 14 ngày cần được thực hiện ở các vùng nghiên cứu, Gò-Công và U-Minh, trong hai mùa gió mùa. Điều này cho phép chúng tôi có dữ liệu cho bất kỳ thời kì nào, từ triều yếu đến triều cường. Trong mỗi đợt đo, cần phải đo chiều cao sóng, mực nước biển, vận tốc, mức nồng độ bùn cát.

c. Đo độ sâu tại các khu vực nghiên cứu hai lần một năm. Việc đo đạc này sẽ được sử dụng

để hiệu chỉnh / kiểm định các mô hình thay đổi hình thái;

d. Thiết lập một hệ thống camera giám sát tại các khu vực nghiên cứu. Hệ thống camera này sẽ không chỉ cung cấp các đặc điểm về trường sóng, mà còn cho phép chúng ta suy ra độ sâu của các khu vực nghiên cứu;

e. Xây dựng mô hình số 3D cho vận chuyển bùn cát lơ lửng trong vùng hạ lưu sông Mê Công và trong vùng bờ biển lân cận để xác định số phận và tác động của bùn cát trên sông Mê Công, đặc biệt là tác động của việc giảm lượng bùn cát tới quá trình xói lở vùng ven biển hạ lưu sông Mê Công;

f. Xây dựng mô hình toán cho sóng, cho dòng chảy do triều và sóng ở các miền khác nhau (khu vực, địa phương và nghiên cứu) có hiệu chỉnh và kiểm định;

g. Xây dựng mô hình biến đổi hình thái cho các miền nghiên cứu có hiệu chỉnh và kiểm định;

h. Sử dụng mô hình vật lý nếu cần thiết trong việc định hình và tính toán kích thước các công trình bảo vệ;

i. Xác định và đánh giá các biện pháp bảo vệ mềm và cứng;

j. Lựa chọn và đề xuất các biện pháp cứng và mềm để bảo vệ một cách bền vững các vùng xói lở đang nghiên cứu.

Dựa trên các nhận định và kết quả thu được từ các nghiên cứu hiện có, theo ý kiến và gợi ý từ báo cáo phân tích nêu trên, Điều khoản Tham chiếu (TOR) này được xây dựng để nghiên cứu quá trình bồi/xói vung ven biển hạ lưu sông Mê Công nhằm đưa ra các biện pháp cứng và mềm để chống xói lở một cách bền vững cho các vùng ven biển Go-Công (tỉnh Tiền Giang) và U Minh (tỉnh Cà-Mau), mà không gây tổn hại cho vùng ven biển lân cận.

Cần lưu ý rằng, tháng 5 năm 2016, Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam (SIWRR) đã nhận được từ Bộ Khoa học và Công nghệ (MOST) quyết định về một khoản hỗ trợ quan trọng cho 4 dự án nghiên cứu quá trình xói lở và xác định các biện pháp bảo vệ bờ biển cho vùng hạ lưu sông Mê Công. Tuy nhiên các dự án này không thể bắt đầu trước mùa hè năm 2017. Do đó, nghiên cứu được thực hiện theo Điều khoản Tham chiếu này sẽ cung cấp các dữ liệu đo tại chỗ, kết quả và các mô hình số cần thiết để thực hiện các dự án của MOST.

 

Tên dự án

 

Nghiên cứu quá trình xói lở khu vực hạ lưu sông Mê Công và các biện pháp bảo vệ chống xói lở một cách bền vững cho vùng ven biển Gò Công và U Minh.

Tên viết tắt: GOCONG-UMINH

 

Mục tiêu dự án


+ Hiểu được cơ chế gây xói lở/bồi tụ vùng hạ lưu song Mê Công, đặc biệt là ở Gò-Công và U-Minh;

+ Xác định các biện pháp tổng hợp để chống xói lở một cách bền vững vùng ven biển Gò-Công và U-Minh và bảo tồn cảnh quan tự nhiên ven biển;

+ Xây dựng cơ sở khoa học vững chắc cho việc quản lý tích hợp vùng ven biển (ICZM) cho LMD sau này.

 

 

Yêu cầu nghiên cứu


Như đã đề cập ở mục 1, lượng bùn cát từ sông Mê Công giảm làm mất cân bằng bùn cát và gây xói lở vùng ven biển hạ lưu song Mê Kông. Do đó, việc xây dưng một mô hình 3D cho dòng chảy ven bờ và vận chuyển bùn cát là cần thiết để hiểu được sự phân bố và số phận của bùn cát đến từ các cửa sông Mê Công. Miền tính toán của mô hình 3D này sẽ là Miền khu vực kéo vào đất liền tới Cần Thơ (trên sông Hậu) và Sadec (trên sông Tiền) .

Hiện nay, chúng ta chỉ có được 2 bộ số liệu về dòng chảy và bùn cát ở cửa sông Mê Công. Đó là :

- Số liệu đo đạc dòng chảy và bùn cát lư lửng của (Daniel Univerrich et al., 2014) vào mùa không có ảnh hưởng của gió (inter-monsoons) tháng 3-4 các năm 2006, 2007 và 2008. Các tram quan trắc được chỉ ra trong Hình 5 (xem phụ lục);

- Số liệu đo đạc dòng chảy, mực nước và bùn cát lơ lửng từ dự án châu âu CUU-LONG (Kim Dan Nguyen et al., 1997) vào các tháng có gió mùa đông-bắc và tây-nam vào tháng 3 và thang 10/1997. Vị trí các trạm đo được chỉ ra trong Hình 6 (xem phụ lục).


Do vây, để có thể hiệu chỉnh mô hình 3D cho dòng chảy và bùn cát ở cửa sông Mê Công, cần tiến hành đo đạc bổ xung 2 đợt đo, kéo dài 15 ngày cho mỗi đợt đo ở cửa sông Mê Công và vùng ven biển dọc theo châu thổ hạ Mê Công. Các giá trị cần đo là :

- Mực nước,

- Vận tốc theo thủy trực

- Độ mặn theo thủy trực

- Nồng độ bùn cát theo thủy trực

- Sóng (chiều cao, chu kì và hướng)

Biết rằng trong khuôn khổ dự án nghiên cứu cho Hội-An, mô hình truyền triều và sóng 2D và 3D cho vùng biển Đông và biển Tây sẽ được xây dựng. Dự án nghiên cứu này sẽ sử dụng kết quả thu được từ các mô hình truyền sóng và triều đó, như là dữ liệu đầu vào và dữ liệu biên cho mô hình 3D vận chuyển trầm tích, cũng như đối với các mô hình khác của dòng chảy triều, truyền sóng và thay đổi địa mạo, sẽ được xây dựng trong dự án này.

Như đã chỉ ra trong phần 1, trong dự án GOCONG-UMINH (GUP), có hai khu vực nghiên cứu: Go-Công kéo dài 21 km và U-Minh dài 25 km dọc bờ biển.

 

Để đạt được các mục tiêu nêu trên, nghiên cứu sẽ bao gồm 3 phần với 6 hợp phần :


• Phần I: Nghiên cứu chung

- WP 1: Số liệu và đo đạc

- WP 2: Mô hình 3D cho dòng chảy ven bờ và vận chuyển bùn cát trong vùng ven biển Hạ Mê Công

• Phần II: Nghiên cứu biến đổi hình thái :

- WP 3: Nghiên cứu hiện trường và trong phòng thí nghiệm về quá trình xói lở ở Gò-Công và U-Minh. Trong Hợp phần này, cần tiến hành 2 đợt đo đạc vào mùa gió Đông-Bắc và Tây-Nam tại mỗi vùng nghiên cứu Gò-Công và U-Minh. Mỗi đợt dài kéo dài 15 ngày để đo các yếu tố sau :

- Sóng (chiều cao, chu kì và hướng);

- Mực nước ;

- Phân bố dòng chảy và hướng dòng chảy trên thủy trực ;

- Phân bố bùn cát trên thủy trực.



Ngoài ra, bản đồ địa hình khu vực nghiên cứu cũng cần đo 2 lần/năm để hiệu chỉnh mô hình thay đổi hình thái của khu vực nghiên cứu.

 

- WP 4: Tính sóng và dòng chảy ven bờ

- WP 5: vận chuyển bùn cát mô hình biến đổi hình thái

 

• Phần III: Các biện pháp bảo vệ bờ biển


- WP 6: Các biện pháp bảo vệ bờ




Các miền tính toán sẽ được định nghĩa như dưới đây :

- Miền khu vực như trình bầy trong Hình 1. Miền này sẽ được dùng để tính toán vận chuyển bùn cát 3D cũng như lan truyền sóng và truyền triều. Các điều kiện biên về phân bố bùn cát, sóng và dòng chảy sẽ được sử dụng làm điều kiện biên cho các miền địa phương.

- Miền địa phương như trình bầy trong Hình 1 : Miền 2A cho Go-Công và 2B cho U-Minh. Các miền này được đề xuất để: i) đóng vai trò trung gian nhằm tạo ra các điều kiện biên cho tính toán các miền nghiên cứu; ii) đánh giá tác động của công trình bảo vệ đối với các vùng lân cận;

- Miền nghiên cứu như trình bầy trong Hình 3 (xem phụ lục)– Miền 3A cho Go-Công có diện tích 8 km tính từ bờ ra ngoài khơi và 20 km dọc bờ biển. Hình 4 (xem phụ lục) cho thấy miền nghiên cứu cho U-Minh bao gồm diện tích 8 km tính từ bờ ra ngoài khơi và 25 km dọc bờ biển. Các miền nghiên cứu sẽ được sử dụng trong mô hình biến đổi hình thái dưới tác động của các biện pháp bảo vệ bờ biển được lựa chọn.

Đối với các miền nghiên cứu, các nhiệm vụ nêu tại Phần II và III có cùng một mục tiêu và cùng các nhiệm vụ tương tự, nhưng với các điều kiện nghiên cứu riêng liên quan đến khí tượng thủy văn, địa lý, độ sâu và địa chất của mỗi vùng nghiên cứu.

Điều này có nghĩa rằng khối lượng làm việc ước tính cho các nhiệm vụ sẽ được tăng gấp đôi. Các đợt đo 14 ngày tại mỗi miền nghiên cứu sẽ được thực hiện kế tiếp nhau trong tháng 10 năm 2016 và tháng Tư năm 2017.

 

 

Yêu cầu chuyên gia


Nghiên cứu này sẽ được tiến hành bởi một đội ngũ chuyên gia trong nước và quốc tế do Viện Khoa học Thủy lợi Miền nam tuyển chọn. Tổng số tháng-công người dự kiến là 150 tháng-người chuyên gia trong nước và 19 tháng-người chuyên gia quốc tế.

 

Yêu cầu cụ thể các vị trí chuyên gia dự kiến như sau:


Yêu cầu chuyên ngành


Số lượng

   


Quốc tê


Trong nước

1

Mô hình 3D cho dòng chảy trong song, ven biển và vân chuyên bùn cát

1

2

2

Mô hình tính sóng và kĩ thuật ven biển

1

2

3

Mô hình biến đổi hình thái của vùng ven biển

1

2

4

Phân tích và thực nghiệm xói lở bờ biển

1

2

5

Đo đạc hiện trường

1

2
 
Tổng cộng

6

12

 

Viện KHTL được yêu cầu trình bầy rõ trong Hồ sơ Đề xuất Kỹ thuật tối thiểu 2 ứng cử viên cho mỗi vị trí chuyên gia trong nước và quốc tế, theo yêu cầu nêu trong bảng trên.


Sơ đồ tổ chức nghiên cứu trong Hình 2 (xem phụ lục) chỉ mang tính chất tham khảo. Viện được yêu cầu trình bầy rõ phương pháp luận, các mô hình sử dụng, cách thức tổ chức triển khai thực hiện nghiên cứu, và trách nhiệm của từng thành viên trong nhóm nghiên cứu.

Việc chuyển giao kinh nghiệm và đào tạo là một hoạt động quan trọng của nghiên cứu này. Nhóm nghiên cứu được yêu cầu trình bầy các kết quả của nghiên cứu trong các hội thảo quốc gia, với sự tham gia của đại diện các bộ nghành có liên quan và các nhà tài trợ. Viện cần đề xuất chi phí và thời gian tổ chức các hội thảo này trong Hồ sơ Đề xuất Kỹ thuật và Tài chính sẽ nộp cho AFD không muộn hơn ngày 18/6/2016.

Thời gian đàm phán ký kết hợp đồng : 1 tháng 7 năm 2016


Thời gian thực hiện: 12 tháng

Thời gian thực hiện dự kiến : tháng 8 năm 2016

Thời gian kết thúc dự kiến : tháng 9 năm 2016



PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG


HP1: Dữ liệu và đo đạc


Nhiệm vụ1-1: Thu thập dữ liệu đo hiện trường/ dữ liệu ảnh vệ tinh (địa hình, khí tượng thủy văn, triều, địa chất ven biển)

Nhiệm vụ1-2: Đo đạc thực địa (Địa hình, sóng , dòng chảy, bùn cát)

Nhiệm vụ1-3 Khóa đào tạo(hiệu chỉnh đo đạc dộ đục bằng ADCP, hiệu chỉnh trong phòng thí nghiệm)

 


HP 2: Mô hình vận chuyển bùn cát 3Dvùng ven biển ĐBSCL


Nhiệm vụ2-1: Thu thập số liệu về bùn cát và vận tốc

Nhiệm vụ2-2: Sử dụng mô hình ROMS để tính toán dòng chảy 3D

Nhiệm vụ2-3: Tính toán vận chuyển và cân bằng bùn cát

 


PHẦN II: Hiểu biết về thay đổi hình thái vùng ven biển


HP 3: Nghiên cứu thực địa và trong phòng thí nghiệm về thay đổi hình thái


Nhiệm vụ 3-1: Phân tích thay đổi bùn cát trong sông

Nhiệm vụ3-2: Phân tích sự thay đổi hình thái(Từ số liệu ảnh vệ tinh, quan trắc bằng video Camera, từ đo đạc thực tế)

 


HP 4: Tính toán sóng và dòng chảy ven bờ


Nhiệm vụ4-1: Tính toán sóng và dòng chảy ở vùng ven biển(sử dụng công cụ mô phỏng số TOMAWAC, MIKE 21 SW)

Nhiệm vụ4-2: Mô phỏng dòng chảy ven biển trong phạm vi vùng và phạm vi khu vực (dòng chảy do gió, sóng, triều và do dòng chảy vùng cửa sông sử dụng TELEMAC-2D, MIKE 21 SW)

 

HP 5: Mô phỏng vận chuyển bùn cát và thay đổi hình thái ở Gò Công và U Minh


Nhiệm vụ5-1: Mô phỏng vận chuyển bùn cát lơ lửng, bùn cát đáy vùng cửa sông và vùng ven biển lân cận (TELEMAC+SYSIPHE, MIKE 21 MT)

Nhiệm vụ5-2: Mô phỏng sự thay đổi hình thái vùng Gò Công và U Minh, sử dụng TELEMAC+SYSIPHE, MIKE 21 MT

Nhiệm vụ5-3: Hiểu biết quá trình xói bồi từ kết quả phân tích thực nghiệm và mô hình toán

 


Phần III: Các giải pháp bảo vệ bờ biển


WP 6: Shoreline protection measures


Nhiệm vụ 6-1: Xác định các giải pháp cứng và mềm bảo vệ vùng nghiên cứu chi tiết
· Xác định các giải pháp cứng và mềm đã có và phù hợp trong điều kiện vùng nghiên cứu chi tiết (quy trình xả bùn cát, mỏ hàn, đê giảm song, giải pháp kết hợp, nuôi bãi)

· Xác định các kịch bản lien quan đến các giải pháp bảo vệ

Nhiệm vụ 6-2: Kiểm định các giải pháp bảo vệ bờ biển cho vùng nghiên cứu chi tiết.

· Gia tăng bùn cát (điều tiết lượng nước, xả bùn cát từ các đập thượng lưu)

· Mô hình hóa sự thay đổi bờ biển với sự thay đổi các giải pháp nuôi bãi (bao gồm các kích thước của các lớp nuôi bãi)

· Mô hình hóa sự thay đổi bờ biển sử dụng các mỏ hàn (bao gồm kích thước các hệ thống mỏ hàn)

· Mô hình hóa sự thay đổi bờ biện sử dụng các đê phá sóng (bao gồm các kích thước của hệ thống đê phá sóng)

· Mô hình hóa sự thay đổi bờ biển sử dụng các công trình kết hợp giữa mỏ hàn và đê giảm sóng (bao gồm kích thước các công trình kết hợp)

Nhiệm vụ 6-3:Các mô hình vật lý xác định thong số của các hệ thống mỏ hàn, đê phá song và hệ thống kết hợp

Nhiệm vụ 6-4:Tác động của các giải pháp bảo vệ đến các vùng biển lân cận

Nhiệm vụ 6-5: Đánh giá các kiến nghị giải pháp bảo vệ bờ biển.



Hình 2: Cấu trúc của dự án


Hình 3: Vùng nghiên cứu chi tiết cho khu vực Gò Công



Hình 4: Vùng nghiên cứu chi tiết cho khu vực U Minh


Hình 5: Vùng nghiên cứu với các vị trí của các trạm LISST trong 4 vùng phụ, vị trí neo và các trạm đo triều giữa 2006-2008. Thêm vào đó là biểu đồ gió của các trạm khí tượng Vũng Tàu, Bạc Liêu bao gồm bộ số liệu trung bình ngày từ 1999-.(Daniel Univerrich et al., 2014)


Hình 6: Các trạm lấy mẫu mẫu ở ĐBSCL và tương quan của nó với vùng ven biển (từ Vũng Tàu đến mũi Cà Mau), Tháng Ba và tháng Mười năm 1997 (Kim Dan Nguyen et al., 1997)


Hình 7: Các trạm đo đạc trên sông Cửu Long đã có trong các nghiên cứu (Hoàng 2014) . Ngoại trừ CT1 và SD1 sẽ là biên thượng lưu cho mô hình dòng chảy và vận chuyển bùn cát 3D

 

 

Các kết quả đầu ra và thời hạn

 

Yêu cầu báo cáo và các thời điểm giao


Bảng 2. Danh mục các sản phẩm và thời hạn

 

Thứ tự

Tênsảnphẩm

Hợp

phần

Ngày giao sản phẩm

D1.1

Danh Mục các dữ liệu

HP1

2

D1.2

DEM cho các miền tính toán

HP1

6

D1.3

Trích ảnh vệ tinh cho biến đổi bờ biển

HP1

8

D1.4

Báo cáo về 2 đợt đo đạc hiện trường

HP1

3, 9

D1.5

Báo cáo về đo đạc chiều sâu đáy vùng nghiên cứu

HP1

1, 7

D1.6

Bộ dữ liệu đầy đủ cho Ha Lưu Mê Công

HP1

12

 

 

 

 

D2.1

Danh mục các tài liệu thu thập cho WP2–

HP2

1

D2.2 Báo cáo 2 đợt đo cửa sông và vùng ven bờ HP2

4,10

D2.3 Báo cáo về tính dòng chảy 3D vùng cửa sông HP2 6
D2.4 Báo cáo về tính toán vận chuyển bùn cát 3D ở vùng cửa sông và ven bờ HP2 10
D2.5 Báo cáo về quỹ bùn cát ở vùng ven bờ châu thổ Mê Công HP2 12

 

 

 

 

D3.1

Đề xuất các giải pháp cấp bách

HP3

3

D3.1

Báo cáo về phân tích (số liệu) lượng bùn cát sông Mê Công

HP3

8

D3.2 Báo cáo về phân tích thay đổi hình thái bờ biển của Châu thổ Hạ Mê Công, vùng ven biển Gò-Công và U-Minh HP3 10

D3.3

Báo cáo về kết quả quan trắc camera

HP3

10

D3.4

Báo cáo kết quả đo dạc tại vùng nghiên cứu

HP3

8

D3.5

Bản đồ thay đổi hình thái của vùng nghiên cứu

HP3

10

 

 

 

 

D4.1

Mô hình triều cho miền địa phương

HP4

2

D4.2

Mực nước triều và dông chảy cho miền khu vực

HP4

5

D4.3

Mực nước triều và dông chảy cho miền địa phương

HP4

7

D4.4

Ứng suất radiation cho miền địa phương và nghiên cứu

HP4

7

D4.5

Mực nước triều và dông chảy cho miền nghiên cứu

HP4

10

D5.1

Báo cáo về lượng phù sa đên từ Mê Công, quỹ bùn cát trong vùng ven biển Gò-Công và U-Minh trong những năm đã qua và trong những năm tới

HP5

9

D5.2

Bản đồ thay đổi hình thái của vùng ven biển Gò-Công và U-Minh trong những năm đã qua (2010-2014) và những năm tới

HP5

10

D5.3

Báo cáo về cơ cấu và nguyên nhân chính của quá trình xói lở ven biển Gò-Công và U-Minh

HP5

12

D5.1

Báo cáo nhận dạng các biện pháp chống xói lở và các kịch bản liên quan

HP4

9

D5.2

Báo cáo về thay đổi hình thái của vùng ven biển Gò-Công và U-Minh khi dùng các biện pháp bảo vệ, về hiệu quả và năng lực của các biện pháp chống xói lở được lựa chọn

HP6

10

D5.3

Báo cáo đánh giá các biện pháp chông xói lở được lựa chọn – Kiến nghị

HP6

12

D5.4

Báo cáo về mô hình vật lý xác định cấu hình và kích thước của kè mỏ hàn, tường phá sóng và hệ thống hôn hợp

HP6

12

D5.5

Báo cáo về ảnh hưởng của các biện pháp được lựa chọn tới vùng ven biển lân cận

HP6

12

 


Bảng 3. Danh mục thời điểm giao sản phẩm

 

Số thời điểm

Tên thời điểm

Gói công việc

Ngày dự kiến

Phương tiện kiểm chứng

M1.1

Hoàn thành phân tích các dữ liệu yêu cầu và dữ liệu hiện có

HP1

1

Thực hiện

M1.2

Hoàn thành đo đạc địa hình lần đầu

HP1

1

 

M1.3

Hoàn thành đo đạc lần đầu

HP1

3

 

M1.4

Hoàn thành đo đạc địa hình lần thứ 2

HP1

7

 

M1.5

Hoàn thành đo đạc lần thứ 2

HP1

9

 

 

M2.1.

Hiệu chỉnh mô hình dòng chảy 3D

HP2

3

 

M2.2.

Mô phỏng dòng chảy ven biển 3D trong 3 trường hợp: mùa gió ĐB, TN và giao mùa

HP2

6

 

M2.3.

Mô phỏng vận chuyển bùn cát ven biển 3D trong 3 trường hợp: mùa gió ĐB, TN và giao mùa

HP2

10

 

M2.4.

Ước tính tải lượng bùn cát

HP2

12

 

 

M2.1

Lắp đặt xong hệ thống Camera

HP3

2

 

M2.2

Hoàn thành nghiên cứu thực nghiệm về thay đổi hình thái vùng ĐBSCL

HP3

10

 

 

M3.1

Hoàn thành cấu hình mô phỏng số

HP4

2

Xác minh trên trang web

M3.2

Hoàn thành mô phỏng sóng và dòng chảy

HP4

10

Thực hiện toàn bộ

 

M4.1

 

Hoàn thành mô hình vận chuyển bùn cát

HP5

10

sự tham gia của các bên liên quan và chính quyền địa phương

M4.2

Hoàn thành mô hình biến đổi hình thái

HP5

11

sự tham gia của các bên liên quan và chính quyền địa phương

M4.3

Hoàn thành phân tích hiểu biết về sự thay đổi hình thái

HP5

12

 

 

M5.1

Lựa chọn các giải pháp

HP6

9

Trang web

M5.2

Phân tích khả năng và hiệu quả của các giải pháp

HP6

10

Thực hiện toàn bộ

M5.3

Đánh giá các giải pháp lựa chọn

HP6

12

Thực hiện toàn bộ

 

Liên kết web