Khoa học
công nghệ thủy lợi
phục vụ
phát triển bền vững
Tin nổi bật
Hội thảo Quốc tế -Tuần Lễ Môi Trường và Biến Đổi Khí Hậu tại Việt Nam 2025 (Tuần lễ MTT Việt Nam) Vietnam Environmental and Climate Change Engagement Week 2025 (MTT Week 2025) Công đoàn Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam tổ chức họp mặt kỷ niệm 115 năm ngày Quốc tế Phụ nữ (08/3/1910 - 08/3/2025) và 1985 năm cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Hội thảo cuối kỳ Đề tài khoa học cấp Tỉnh : Tiềm năng, giải pháp quản lý nước ngọt phục vụ sản xuất và dân sinh hiệu quả ở tỉnh Hậu Giang Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam làm việc với Viện Pasteur Tp. Hồ Chí Minh Mời tham gia khảo sát Dự án “Trao quyền thay đổi: Tiếp cận toàn diện để hành động vì khí hậu, phát triển bền vững và chuyển đổi hành vi dành cho nữ học giả tại TP. Hồ Chí Minh” Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam. Diễn đàn "Nâng cao năng lực cộng đồng trong phòng chống thiên tai vùng Đồng bằng sông Cửu Long" được tổ chức tại Cần Thơ Video giới thiệu dự án IODA_LMB: “Đánh giá tích hợp khả năng tiếp cận nước sinh hoạt của các cộng đồng dễ bị tổn thương ở Hạ lưu sông Mekong” Hoạt động Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam (20/10/1930 – 20/10/2024) và 14 năm Ngày Phụ nữ Việt Nam (20/10/2010 – 20/10/2024). Hội thảo cuối kỳ Đề tài khoa học cấp Tỉnh: Nghiên cứu xâm nhập mặn nhằm đề xuất các giải pháp nâng cấp và hiện đại hóa hệ thống hạ tầng thủy lợi phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tiền Giang
Đào tạo & HTQT > Hợp tác quốc tế

HỢP TÁC QUỐC TẾ

I. Giới thiệu chung

Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam có mối quan hệ hợp tác với trên 40 Trường, Viện và các tổ chức quốc tế, tiêu biểu như: ACIAR (Australia), DANIDA (Đan Mạch), JICA (Nhật Bản), AIT (Thái Lan), DHI (Đan Mạch), SIDA (Thụy Điển), GENT (Bỉ), DELFT (Hà Lan), LIMOGES (Pháp), IRRI (Philippin), Viện Thiết kế thủy lợi Bắc Kinh, Quảng Châu (Trung Quốc), Đại học Đài Loan, ủy Ban MêCông Quốc tế, Viện Môi trường Phần Lan, Trường Đại học Witten (Đức), Trường Đại học Nông nghiệp và Kỹ thuật Tokyo (Nhật Bản)... và nhiều tổ chức phi chính phủ.

II. Các Dự án Hợp Tác Quốc tế do Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam thực hiện

1- Tên dự án: Các công cụ mô hình phục vụ đánh giá tác động hạ lưu lưu vực vực sông Mêkông (WUP - PIN)

Cơ quan, tổ chức hợp tác:

Ủy ban Sông MêKông
Viện Môi trường Phần Lan

Nội dung:
Dự án này do ủy ban Sông Mê-Công (MRC) thực hiện các mục tiêu liên quan đến Chương trình Sử dụng Nước (WUP), Quy hoạch Phát triển Lưu vực (BDP) và các chương trình khác, thông qua việc áp dụng mô hình tổng hợp thủy văn và chất lượng nước Tonle Sap WUP-FIN và các công cụ đánh giá tác động trên phạm vi địa lý rộng lớn hơn - đó là hạ lưu lưu vực sông Mê-Công. Đề xuất công việc này được xây dựng trên cơ sở thực hiện thành công dự án “Mô hình chế độ dòng chảy và chất lượng nước Tonle Sap” (WUP-FIN Giai đoạn 1). Trong dự án mới (WUP-FIN giai đoạn 2), mô hình sẽ được áp dụng cho các khu vực chủ chốt khác của lưu vực, có sự tham gia của các đối tác Campuchia, Việt Nam, Lào, và Thái Lan.

Mục tiêu:

Mục tiêu dự án dựa trên quá trình trao đổi sâu rộng với Ban Thư ký ủy hội Sông Mê-Công (MRCS), các ủy ban Sông Mê-Công Quốc gia (NMC) và các tổ chức quốc gia, cũng như dựa trên kinh nghiệm thu được từ dự án WUP-FIN Giai đoạn 1. Mục tiêu chính bao gồm:
1. Bổ sung Khung Hỗ trợ ra Quyết định (DSF) của MRC bằng cách áp dụng các công cụ mô hình WUP-FIN nhằm cải thiện năng lực đánh giá tác động thủy văn, môi trường và kinh tế - xã hội.
2. Cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho các hoạt động chương trình của MRC, đặc biệt là Quy hoạch Phát triển Lưu vực và Xây dựng Quy chế, bằng cách áp dụng các công cụ mô hình WUP-FIN cho việc:
• Thương lượng quy tắc dòng chảy và sử dụng nước công bằng giữa các quốc gia ven sông (Quản lý Tổng hợp Dòng chảy Lưu vực và xây dựng quy chế)
• Tính toán hậu quả môi trường và kinh tế - xã hội của các kịch bản phát triển (cho Quy hoạch Phát triển Lưu vực), duy trì bền vững tài nguyên thủy sản, quy hoạch giao thông thủy, và đánh giá tác động.
3. Tăng cường năng lực của MRCS, các NMC, các cơ quan thực hiện liên quan, và các tổ chức khác nằm sử dụng bền vững các công cụ đánh giá tác động và mô hình WUP-FIN.

Thời gian thực hiện: 2004 - 2006


2- Tên dự án: Hỗ trợ nâng cao năng lực các viện thuộc ngành nước (WRSI)

Cơ quan, tổ chức hợp tác:

Bộ Ngoại giao Đan Mạch
Tổ chức DANIDA
Viện Thủy lực Đan Mạch

Nội dung:
Tiểu hợp phần 1.4 Hỗ trợ nâng cao năng lực các viện thuộc ngành nước là một phần của hợp phần 1 Nâng cao năng lực cấp quốc gia cho ngành nước. Hợp phần này sẽ giúp đỡ chính phủ Việt Nam phát triển bộ khung ngành nước, đặc biệt lĩnh vực quản lý nguồn nước và cấp nước ở nông thôn.

Mục tiêu:
Mục tiêu của tiểu hợp phần 1.4 nâng cao năng lực thể chế và chuyên nghiệp tại các viện ngành nước. Xây dựng năng lực cho Viện Quy hoạch Thủy lợi, Viện Khoa học Thủy lợi, Phân viện Quy hoạch Thủy lợi Nam bộ, Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam là mục tiêu hướng đến của hợp phần này. Tuy nhiên, một vài sự hỗ trợ sẽ được đưa ra trong phạm vi rộng của thể chế, đây được xem như là khả năng chiến lược quan trọng cho việc quản lý bền vững nguồn nước quốc gia.

Thời gian thực hiện: 2002 - 2006


3- Tên dự án: Khuyến khích mô hình kinh doanh và đầu tư "Hệ thống xử lý môi trường lắp ghép trọn gói (PEPS)"

Cơ quan, tổ chức hợp tác:

Trường Đại học Witten, Đức

Nội dung:
Mục tiêu của dự án là lựa chọn số lượng nhà sản xuất và quy trình sản xuất PEPS ở châu Âu và quyết định khả năng thành công của chuyển dịch môi trường kinh doanh của 3 quốc gia có sự phát triển nhanh về công nghiệp và đô thị hóa (Thai Lan, Trung Quốc / tỉnh Jiangsu, Việt Nam)

Thời gian thực hiện: 2005 - 2006


4- Tên dự án: Củng cố chính sách và hệ thống hóa sự tham gia trong lĩnh vực tư nhân (PSP) tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển cấp nước và cơ sở hạ tầng cho nước thải ở Đông Nam á

Cơ quan, tổ chức hợp tác:

Trường Đại học Witten, Đức

Nội dung:
Dự án sẽ xem lại các bài học trong quá khứ và hiện tại về cấp nước và hệ thống y tế cộng đồng trong các thị trấn và thành phố ở Đông Nam á để đưa ra các kiến nghị về chính sách làm nâng cao khả năng tồn tại của sáng kiến củng cố chính sách và hệ thống hóa sự tham gia trong lĩnh vực tư nhân cho đầu tư và dịch vụ trong lĩnh vụ cấp nước và y tế cộng đồng, đặc biệt cho các đô thị loại vừa. Mục tiêu là làm tăng nhanh sự phổ biến của tính thiết thực, chi phí của mô hình PSP và khuyến khích phát triển đầu tư trong lĩnh vực cấp nước đô thị và y tế cộng đồng, vấn đề đã trải qua sự trì trệ và thụt lùi tại một số vùng trong vài năm gần đây.

Thời gian thực hiện: 2005 - 2007


5- Tên dự án: Nghiên cứu chế độ thủy lực, xâm nhập mặn của sông Mêkông

Cơ quan, tổ chức hợp tác:

Cơ quan Khoa học và Kỹ thuật Nhật Bản (JST)
Trường Đại học Nông nghiệp và kỹ thuật Tokyo, Nhật Bản

Nội dung:
JST hợp tác với Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam nghiên cứu các hệ thống quản lý và sử dụng nước ở ĐBSCL, đây là một phần dự án CREST của JST.

Thời gian thực hiện: 2003 - 2007

6- Dự án hỗ trợ kỹ thuật phòng lũ hạ du sông Sài Gòn

7- Quản lý bền vững tình hình sói lở bờ dọc sông Mê-Kông tại Campuchia và Việt Nam

8- Nghiên cứu xây dựng Hệ thống thông tin liên quan tới nước để phát triển bền vững Đồng Bằng Sông Cửu Long, Việt Nam

9- Báo cáo những hoạt động Hợp tác Quốc tế của Viện năm 2015

10- Báo cáo những hoạt động Hợp tác Quốc tế của Viện năm 2016

11- Memorandum Of Understanding Letter

Liên kết web