Khoa học
công nghệ thủy lợi
phục vụ
phát triển bền vững
Tin tức > Tin tổng hợp
Hoàn thiện hệ thống thuỷ lợi ĐBSCL
Theo Ban chỉ đạo Tây Nam bộ, kết quả đàm phán Dự án “Quản lý thủy lợi phục vụ phát triển nông thôn Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)” vừa được phê duyệt.

Theo Ban chỉ đạo Tây Nam bộ, kết quả đàm phán Dự án “Quản lý thủy lợi phục vụ phát triển nông thôn Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)” vừa được phê duyệt.

Dự án có vốn đầu tư hơn 210 triệu USD, trong đó vốn vay ODA của Ngân hàng Thế giới (WB) hơn 160 triệu USD nhằm cải thiện điều kiện sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản cho 120.000 ha; cải thiện giao thông thủy và bộ thông qua việc khôi phục và cải tạo một số kênh, cống và đường giao thông nông thôn; tăng khả năng tiếp cận nước sạch đến khoảng 80.000 hộ; giảm nguy cơ gây thiệt hại đến sản xuất nông nghiệp do sự xâm nhập mặn của nguồn nước thuộc địa bàn các tỉnh An Giang, Hậu Giang, Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, TP Cần Thơ.
Từ năm 2003 đến năm 2010, toàn vùng ĐBSCL đã huy động trên 4.600 tỉ đồng xây dựng các công trình kiểm soát lũ, hoàn thành 35 công trình thủy lợi, 20 công trình kiểm soát lũ ở vùng tứ giác Long Xuyên và Đồng Tháp Mười, kè sông Xà No (TP.Vị Thanh, Hậu Giang) dài hơn 30km, các dự án chống ngập các TP.Cần Thơ, Vĩnh Long, Cà Mau, dự án thủy lợi Ô Môn-Xà No, Quản Lộ-Phụng Hiệp; hoàn thành nạo vét 2.000km kênh, xây dựng hơn 754km đê sông, biển. Nhiều công trình thủy lợi đã phát huy tác dụng, diện tích khai hoang, tăng vụ được mở rộng. Các tuyến dân cư dọc bờ kênh các vùng ngập sâu đã xây dựng nền nhà vượt lũ an toàn cho dân. Một số dự án thủy lợi lớn thuộc vùng bán đảo Cà Mau, nam Măng Thít có tác dụng quan trọng, gắn ngọt hóa với việc nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước lợ. Nhiều cụm, tuyến dân cư thành đô thị nông thôn mới, mang lại hiệu quả thiết thực, lâu dài, góp phần quan trọng cho phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội tại các địa phương trong vùng. Đến cuối năm 2010, đã tôn nền và đắp bờ bao khu dân cư có sẵn 798 dự án, đạt 100%; xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật thiết yếu đạt 92%.

Hiện úng lụt tại ĐBSCL đã giảm nhẹ, khả năng thoát lũ tăng nhanh hơn , đạt mức 6.000 m3/ giây ra sông Tiền, 3000 m3/ giây ra sông Vàm Cỏ, 4700 m3/ giây ra biển Tây . L ũ đầu vụ chậm đi 30 ngày, độ sâu ngập lụt đầu vụ giảm 30 – 50 cm, độ ngập sâu chính vụ giảm từ 20 – 25 cm, thời gian ngập lụt cao giảm khoảng 45 ngày . So với năm 1996 (chưa có các công trình thuỷ lợi), diện tích canh tác lúa tăng trên 300.000 lượt ha, năng suất lúa bình quân tăng từ 43,4 tạ lên 50 tạ/ ha, sản lượng lúa tăng gần 3 triệu tấn/ năm. Sản xuất vụ lúa hè thu và đông xuân hàng năm ổn định. Giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp tăng gần 7% mỗi năm, giá trị sản xuất trên 1ha đất canh tác tăng 12,2% năm . Tại Đồng Tháp Mười, các công trình thủy lợi đã giúp ngăn lũ tràn biên giới, giúp thoát lũ theo sông Tiền và Vàm Cỏ Tây, chủ động ngăn lũ đầu vụ, hạn chế nước lũ từ Campuchia tràn sang; điều tiết một phần lũ ra phía sông Vàm Cỏ đồng thời lấy nước lũ chứa nhiều phù sa từ sông Tiền để tăng độ phì cho đất, đảm bảo an toàn cho việc thu hoạch lúa hè thu; tăng khả năng thoát lũ, giảm độ sâu ngập lũ chính vụ, đồng thời ngăn lũ cuối vụ để xuống giống lúa đông xuân kịp thời vụ. Các công trình tại Tứ giác Long Xuyên đã giúp cơ bản kiểm soát lũ tháng 8, hạ mực nước lũ chính vụ, làm chậm đỉnh lũ, điều tiết một phần nước lũ ra biển Tây để cải tạo môi trường nước và đất, đồng thời nhận nước phù sa, nguồn thủy sản từ sông Hậu vào vùng này, quan trọng nhất là tạo điều kiện thuận lợi cho việc cấp nước tưới vụ lúa hè thu và đông xuân. Các công trình thủy lợi còn cấp nước sinh hoạt cho khoảng 10 triệu người ./.

Theo TTXVN

Các tin Tin tổng hợp khác
Sáng 27/9, tại Cần Thơ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì phiên toàn thể Hội nghị về phát triển bền vững ĐBSCL, thích ứng với biến đổi khí hậu có quy mô lớn nhất từ trước đến nay để xem xét, đánh giá một cách toàn diện các thách thức, nhận diện được các cơ hội, huy động sáng kiến, kinh nghiệm và nguồn lực để phát triển bền vững ĐBSCL.
Trước thực trạng biến đổi là không thể tránh khỏi, các ý kiến nhấn mạnh việc cần có sự thống nhất của cả hệ thống chính trị và hành động tổng lực với phương châm bao trùm là "chủ động, tích cực, linh hoạt thích ứng với các biến đổi. Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường khẳng định quan điểm: Chủ động phát hiện, phát huy những lợi thế, kết hợp với cách mạng công nghiệp 4.0 để biến nguy cơ thành thời cơ, biến bất lợi thành lợi thế. Theo đó, phải coi mặn, lợ, khô, ngập cũng là tài nguyên để phát triển... 
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đưa ra chỉ đạo này tại cuộc làm việc với lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương và các tỉnh ĐBSCL về công tác phòng, chống sạt lở, xâm thực bờ biển, suy thoát rừng ngập mặn diễn ra sáng 29/5 tại tỉnh Cà Mau.
Tiếp tục chương trình làm việc tại An Giang, chiều 15/5, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã chủ trì cuộc làm việc với các bộ, ngành, địa phương về công tác phòng chống sạt lở bờ sông, bờ biển vùng ĐBSCL.
Ngày 30/01/2015 tại TP. Cần Thơ, Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường - Bộ Nông nghiệp và PTNT, Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam và Đại học Thủy lợi đã chủ trì tổ chức hội thảo khoa học trao đổi về kết quả thực hiện “Các giải pháp Thủy lợi phục vụ thủy sản vùng ven biển ĐBSCL”
gày 24/7/2013, tại Viện Khoa học Thuỷ lợi Việt Nam đã tổ chức cuộc họp trực tuyến sơ kết 6 tháng đầu năm và kế hoạch triển khai công tác 6 tháng cuối năm 2013. Tham dự cuộc họp có các đồng chí trong Ban giám đốc Viện Khoa học Thuỷ lợi Việt Nam và toàn thể lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Viện,
Trước đây, mũi Cà Mau mỗi năm vươn ra biển hàng trăm mét, thế nhưng gần đây, mũi Cà Mau bị sạt lở nghiêm trọng. Mỗi năm, Cà Mau mất khoảng 900 hecta đất, liên tục xuất hiện các điểm sạt lở.
Ngày 1-11, triều cường tại các tỉnh ĐBSCL đã giảm so với mấy ngày trước đó nhưng nhiều khu vực nội ô các đô thị tại Cần Thơ, Bạc Liêu, An Giang... vẫn còn ngập sâu, đời sống người dân bị xáo trộn nghiêm trọng.
Tháng 4 nay là tháng của lo lắng, tháng khiến ĐBSCL khốn đốn vì nước cạn. Trước kia, nước cạn chỉ vì ít mưa nhưng nay thì vì biết bao nguyên cớ, từ phá rừng, xây đập, rồi đến biến đổi khí hậu – lí do chung nhất và cũng khó tranh cãi nhất trong câu chuyện ứng xử thiếu chuẩn mực của con người đối với thiên nhiên. Hậu quả là lượng nước ngọt ngày càng khan hiếm, nước mặn “không mời mà đến”, xâm nhập mạnh vào đất liền gây thảm cảnh mất mùa, hoang hóa, dân tình đói kém, khó khăn.
Tăng sản lượng, nhưng giảm chi phí đầu vào và tiết kiệm nước là bài toàn hóc búa cho nông nghiệp nhiều nước. Phương pháp tưới tiêu nhỏ giọt hiện đại “made in Israel” có thể là giải pháp hữu hiệu.
rước tình hình sạt lở bờ hệ thống sông, kênh, rạch ở các huyện phía Tây tỉnh Tiền Giang đang ngày một gia tăng, gây ra những thiệt hại không nhỏ về tài sản của nhà nước và nhân dân, vì vậy cần phải có những giải pháp nhằm ổn định lòng dẫn hệ thống sông, kênh, rạch để tạo nền tảng vững chắc cho việc phát triển bền vững khu vực các huyện phía Tây Tiền Giang.
Bài viết giới thiệu phương pháp tính toán giá trị vận tốc trung bình thủy trực tại các mặt cắt ngang trên đoạn sông thẳng khi biết hình dạng mặt cắt ngang, hệ số nhám và độ dốc thủy lực trên đoạn sông đó.
49-60/159 tin
Liên kết web