công nghệ thủy lợi
phục vụ
phát triển bền vững
|
Thực hiện chương trình hợp tác khoa học công nghệ và đào tạo giữa Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam và Đại học Sriwijaya (Indonesia), ngày 12/4/2013 Đoàn Đại học Sriwijaya đã thăm và làm việc tại Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam
Đoàn gồm 19 thành viên do GS. Robiyanto H Susanto làm Trưởng đoàn và các Nghiên cứu sinh của Trường.
Dự buổi làm việc với Đoàn, về phía lãnh đạoViện có TS. Tô Văn Thanh, Phó Viện trưởng; lãnh đạo và cán bộ Phòng Đào tạo và hợp tác quốc tế và các Phòng quản lý chức năng của Viện.
Đoàn đã nghe các báo cáo viên của Viện giới thiệu chung về các hoạt động KHCN của Viện, nghe báo cáo kinh nghiệm quản lý và khai thác vùng đất thấp cho phát triển nông nghiệp của Việt Nam.
Viện đã tổ chức cho Đoàn đi thăm cơ sở 2 ở Bình dương tham quan các Phòng thí nghiệm của Viện và theo dõi thí nghiệm một số mô hình thủy lực Viện đang thực hiện.
Ngày 13/4/2013, Viện hướng dẫn Đoàn tham quan một số công trình liên quan đến quản lý và khai thác đất thấp, tham quan hệ thống Nhiêu Lộc - Thị Nghè, cống Thị Nghè và khu đô thị Nam Sài Gòn.
Một số hình ảnh
|
|
|
|
|
|
Phòng Kế hoạch
- Bản tin tuần bao gồm đáng giá hiện trạng chất lượng nước ngày lấy mẫu 16/07/2023 và đánh giá dự báo kết quả chất lượng nước cho ngày 25/07/2023
- Bản tin tuần "Giám sát và dự báo chất lượng nước vùng kẹp giữa hai sông Vàm Cỏ ngày lấy mẫu 02/07/2023 - Dự báo từ ngày 13/07/2023 đến ngày 18/07/2023"
- Bản tin tuần "Giám sát và dự báo chất lượng nước vùng kẹp giữa hai sông Vàm Cỏ ngày lấy mẫu 02/07/2023 - Dự báo đến ngày 12/07/2023
- Bản tin tuần "Giám sát và dự báo chất lượng nước vùng kẹp giữa hai sông Vàm Cỏ ngày lấy mẫu 17/06/2023 - Dự báo từ ngày 27/06/2023 đến ngày 02/07/2023"
- Giải pháp tổng hợp sử dụng nguồn nước vùng Đông Nam Bộ và Phụ cận
- Bờ biển đồng bằng sông Cửu Long - Sạt lở và các giải pháp phòng chống
- Tài liệu hướng dẫn tạm thời kỹ thuật trữ nước, tưới hiệu quả cho cây ăn trái vùng Đồng bằng sông Cửu Long (Áp dụng trong điều kiện xâm nhập mặn mùa khô năm 2020-2021)
- Các giải pháp kết cấu công trình ven biển thích ứng biến đổi khí hậu