Khoa học
công nghệ thủy lợi
phục vụ
phát triển bền vững
Tin nổi bật
Lễ công bố Quyết định và trao tặng bằng Tiến sĩ đợt 1 năm 2025 tại Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam Việt Nam-Trung Quốc hợp tác giải quyết thách thức về nguồn nước ở Đồng bằng sông Cửu Long Hội thảo Quốc tế -Tuần Lễ Môi Trường và Biến Đổi Khí Hậu tại Việt Nam 2025 (Tuần lễ MTT Việt Nam) Vietnam Environmental and Climate Change Engagement Week 2025 (MTT Week 2025) Công đoàn Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam tổ chức họp mặt kỷ niệm 115 năm ngày Quốc tế Phụ nữ (08/3/1910 - 08/3/2025) và 1985 năm cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Hội thảo cuối kỳ Đề tài khoa học cấp Tỉnh : Tiềm năng, giải pháp quản lý nước ngọt phục vụ sản xuất và dân sinh hiệu quả ở tỉnh Hậu Giang Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam làm việc với Viện Pasteur Tp. Hồ Chí Minh Mời tham gia khảo sát Dự án “Trao quyền thay đổi: Tiếp cận toàn diện để hành động vì khí hậu, phát triển bền vững và chuyển đổi hành vi dành cho nữ học giả tại TP. Hồ Chí Minh” Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam. Diễn đàn "Nâng cao năng lực cộng đồng trong phòng chống thiên tai vùng Đồng bằng sông Cửu Long" được tổ chức tại Cần Thơ Video giới thiệu dự án IODA_LMB: “Đánh giá tích hợp khả năng tiếp cận nước sinh hoạt của các cộng đồng dễ bị tổn thương ở Hạ lưu sông Mekong”
Tin tức > Tin tổng hợp

GS. TS. Nguyễn Trọng Yêm, Chủ nhiệm đề tài KC-08-01, cho biết ý nghĩa thực tiễn của việc xây dựng bản đồ nguy cơ trượt lở-lũ quét bùn đá (TL-LQLBĐ): Bản đồ là một bức tranh tổng quan cơ bản cần thiết đối với tất cả mọi người từ người dân đến các nhà nghiên cứu, quản lý, lãnh đạo. Đối với người dân, họ cần được biết họ đang ở đâu và mức độ nguy hiểm như thế nào, có tai biến, TL-LQLBĐ hay không... từ đó họ đưa ra quyết định có nên sống ở đó hay không, hoặc sống ở đó thì sẽ phải làm gì để có thể tồn tại và phát triển lâu dài. Đối với các nhà quản lý, nhà nghiên cứu cũng cần có cái nhìn tổng quát toàn đất nước về sự phân bố TL-LQLBĐ, vùng nào có nguy cơ lũ lớn... để tập trung định hướng phát triển kinh tế, bảo vệ và phát triển an toàn kinh tế; đồng thời đưa ra các giải pháp thích đáng cho các vùng này để có thể phòng chống các tai biến của thiên tai.

Theo GS.TS. Nguyễn Trọng Yêm, trước hết, việc xây dựng loại bản đồ này dựa trên cơ sở lý thuyết, cơ sở khoa học chung như phải hiểu trượt lở là gì, nguyên nhân và sự phát triển như thế nào... từ đó mới đưa ra giải pháp phòng tránh. Bên cạnh đó, phải dựa trên việc nghiên cứu các tài liệu đã có về bản thân các khu vực xảy ra TL-LQLBĐ để biết được diễn biến, lịch sử quá trình, liên hệ, phân tích kết hợp cùng với các kiến thức, kinh nghiệm của các chuyên gia và các công cụ toán học.

Công nghệ được lựa chọn để xây dựng các bản đồ về tai biến thiên tai của Việt Nam là hệ thống thông tin địa lý (GIS). Công nghệ này cho phép phân tích, tổng hợp được nhiều yếu tố, đưa ra nhiều kịch bản trên các quy mô khác nhau, biểu diễn được kết quả rất rõ ràng cho mọi người thấy được. Nhóm nghiên cứu đã thành lập được 2 bản đồ: bản đồ trượt lở trên phạm vi cả nước, bản đồ lũ quét, lũ bùn đá tỉ lệ 1:100.000 và 1:500.000. Đây là lần đầu tiên Việt Nam thành lập được những bản đồ này và là cơ sở quan trọng cho việc nghiên cứu khoa học cũng như định hướng cho việc nghiên cứu tiếp theo.

Nhóm nghiên cứu cũng đã xây dựng website về 10 tai biến quan trọng cho toàn bộ lãnh thổ Việt Nam: bão, hạn, lũ, TL, LQLBĐ, xói lở bờ sông, xói lở bồi tụ bờ biển, nứt đất, động đất và tai biến môi trường sinh thái. Đây là những thông tin quan trọng để mọi người dân, các nhà khoa học trong nước và thế giới có thể trao đổi thông tin. Đây còn là diễn đàn để các nhà khoa học có thể trao đổi những thành tựu nghiên cứu về các vấn đề này.

Địa chỉ của website là: http://www.thientaivn.com.vn

Bích Ngọc - Báo KH&PT

Liên kết web