Khoa học
công nghệ thủy lợi
phục vụ
phát triển bền vững
Tin nổi bật
Đảng bộ Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam tổ chức Đại hội lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2025-2030. Lễ công bố Quyết định và trao tặng bằng Tiến sĩ đợt 1 năm 2025 tại Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam Việt Nam-Trung Quốc hợp tác giải quyết thách thức về nguồn nước ở Đồng bằng sông Cửu Long Hội thảo Quốc tế -Tuần Lễ Môi Trường và Biến Đổi Khí Hậu tại Việt Nam 2025 (Tuần lễ MTT Việt Nam) Vietnam Environmental and Climate Change Engagement Week 2025 (MTT Week 2025) Công đoàn Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam tổ chức họp mặt kỷ niệm 115 năm ngày Quốc tế Phụ nữ (08/3/1910 - 08/3/2025) và 1985 năm cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Hội thảo cuối kỳ Đề tài khoa học cấp Tỉnh : Tiềm năng, giải pháp quản lý nước ngọt phục vụ sản xuất và dân sinh hiệu quả ở tỉnh Hậu Giang Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam làm việc với Viện Pasteur Tp. Hồ Chí Minh Mời tham gia khảo sát Dự án “Trao quyền thay đổi: Tiếp cận toàn diện để hành động vì khí hậu, phát triển bền vững và chuyển đổi hành vi dành cho nữ học giả tại TP. Hồ Chí Minh” Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam. Diễn đàn "Nâng cao năng lực cộng đồng trong phòng chống thiên tai vùng Đồng bằng sông Cửu Long" được tổ chức tại Cần Thơ
Tin tức > Tin tổng hợp
 
avatar.aspx?ID=4125&at=0&ts=0
Dù được trồng trên nền đất chống lũ từ năm 1978 đến nay, nhưng ruộng dưa hấu của ông Nguyễn Văn Sự, ấp Hoà Thượng, xã Kiến An (Chợ Mới - An Giang) vẫn sai trái và đạt sản lượng 4 tấn/1.000m2.

(LĐ) - Kể từ ngày khởi xướng bờ bao (BB-1978) và đê bao (ĐB-1996), hệ thống chống lũ này đã tạo ra việc làm cho hàng chục triệu người lao động, cung cấp cho xã hội trên chục triệu tấn lương thực và nông sản, góp phần rất quan trọng đưa nước ta từ chỗ thiếu lương thực tiêu dùng trở thành quốc gia có gạo xuất khẩu đứng thứ nhì thế giới.

Ngoài ra, nhờ có hệ thống này mà nông dân đã chủ động bơm rút nước ra để sản xuất vụ đông xuân đúng thời vụ, thuận lợi cho chuyển đổi cơ cấu mùa vụ cây trồng và vật nuôi, góp phần quan trọng hình thành hệ thống cơ sở hạ tầng liên hoàn thuỷ lợi kết hợp giao thông với phân bố dân cư,... tạo ra diện mạo mới đầy sức sống trong vùng ngập lụt ĐBSCL.

Trái với suy nghĩ của nhiều người, cho đến nay hệ thống BB và ĐB ở ĐBSCL không hề cản trở lũ. Kết quả quan trắc, đo đạc, khảo sát nhiều năm cho thấy, tốc độ dòng lũ tràn trên bề mặt đồng ruộng bị ngập lụt ĐBSCL rất nhỏ, bình quân là 0,10-0,15 hoặc 0,20m/s.

Trong khi đó, lượng nước lũ tràn làm ngập đồng ruộng ĐBSCL chỉ chiếm khoảng 5%, lượng nước này có thể thoát bình thường theo lòng dẫn hệ thống sông, kênh có tổng chiều dài lên tới gần 40.000km (kênh cấp II) được phân bố đều theo không gian trong vùng ngập lũ. 

Mặt khác, dùng phương pháp lọc nhiễu chuỗi số liệu mực nước lũ của các trạm thuỷ văn Tân Châu và Châu Đốc 19262005, Long Xuyên 19402005 và Chợ Mới 19632005 và kết quả mô phỏng và dự báo dòng chảy lũ hạ lưu sông Mêkông, trong đó có ĐBSCL bằng các mô hình thủy lực Vrsap, Sal, Kod, Isic, Mike11D các năm gần đây cũng cho thấy, sự biến động dòng chảy lũ sông Cửu Long so với các thời kỳ trước đây là rất nhỏ.
 
Trong thực tế, lũ vận động trên bề mặt lưu vực không chỉ phụ thuộc vào địa hình, mà còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác như thảm phủ thực vật, tâm mưa, cường độ mưa, thời gian mưa và diện tích mưa của trung tâm sinh lũ, và khi về đến đồng bằng lại còn phụ thuộc vào lượng mưa tại chỗ, thuỷ triều,... do đó mực nước lũ tại các vị trí khác nhau của vùng ngập lụt ĐBSCL trong cùng mùa lũ là không xuất hiện cùng tần suất.

Nếu lũ 2000 có mực nước đỉnh lũ tại Tân Châu là 5,06m và tại Mộc Hoá là 3,27m, đến lũ lớn 2001 tại Tân Châu có mực nước đỉnh lũ là 4,78m thì ở Mộc Hóa là 2,88m. Vì vậy, về mặt khoa học thuỷ văn, BB và ĐB ở ĐBSCL hiện có chưa đủ lớn để gây ra biến động dòng chảy lũ toàn cục ĐBSCL.

Vậy BB và ĐB có làm bạc màu đất? Như đã biết, tổng lượng phù sa từ thượng nguồn về đến ĐBSCL hàng năm dao động trong khoảng 180 - 220 triệu tấn/năm, chủ yếu chảy tập trung vào sông Tiền qua mặt cắt Tân Châu và sông Hậu qua mặt cắt Châu Đốc, còn các dòng lũ tràn từ các vùng trũng Campuchia đổ vào vùng trũng tứ giác Long Xuyên (TGLX), Đồng Tháp Mười (ĐTM),... hầu như không còn mang phù sa.

Vì vậy khi vào ĐBSCL, khoảng 70% tổng lượng phù sa chảy theo sông Tiền và sông Hậu tham gia vào quá trình bồi-xói dọc lòng sông và vận động dần ra hướng chín cửa sông Cửu Long, còn khoảng 17% chảy theo kênh rạch xuyên qua các vùng trũng ĐTM, TGLX,... tiêu ra các hướng biển Tây, biển Đông và sông Vàm Cỏ,... chỉ có khoảng 13% từ sông chính và kênh rạch chảy tràn vào các vùng trũng bồi tụ đồng ruộng.

Qua nhiều năm đo đạc, khảo sát ghi nhận quá trình vận động dòng phù sa lơ lửng từ sông chính chảy vào hệ thống kênh rạch có hàm lượng tiết giảm rất nhanh, xét trong vùng trũng TGLX, lấy đầu các cửa kênh cấp I phía sông Hậu làm gốc để so sánh, thì khi vào sâu 15km giảm 25%, vào sâu 30km giảm 40%, vào sâu 45km giảm 60%, đến các cửa thoát lũ ra biển Tây (khoảng 60km) còn 25%.

Phù sa lơ lửng từ lòng kênh rạch chảy vào đồng ruộng tiết giảm còn nhiều hơn, trên các cánh đồng bị ngập lụt ứng với thời điểm ngập sâu nhất (sau thời điểm xuất hiện đỉnh lũ trên sông chính khoảng 10 ngày) có hàm lượng phù sa lơ lửng nhỏ, bình quân cách bờ sông Hậu 20km là 50gr/m3, cách 40km là 35gr/m3 và cách 60km (giáp kênh Rạch Giá-Hà Tiên) là 25gr/m3.

Trong khi đó, BB bảo vệ vụ hè thu chỉ chống lũ đến hết tháng 8, sau đó là xả lũ; còn ĐB tuy 2-3 năm mới xả lũ một lần, nhưng diện tích này chỉ chiếm 10% diện tích vùng ngập lụt ĐBSCL.

Như vậy có thể thấy rằng, với 5% lượng nước lũ ĐBSCL làm ngập đồng ruộng mang trong mình nó hàm lượng phù sa lơ lửng nhỏ và tổng lượng phù sa không nhiều, nếu bị BB và ĐB dồn ép chảy theo lòng dẫn hệ thống sông-kênh-rạch có tổng chiều dài lên tới 40.000km rải đều khắp vùng ngập lụt ĐBSCL, thì rõ ràng là không đủ lớn để gia tăng hàm lượng phù sa lơ lửng sông chính đến mức phải xem xét.

Các kết quả điều tra mới đây về độ phì nhiêu của đất trên các cánh đồng có BB và ĐB đã hoàn thiện hệ thống thuỷ lợi nội đồng cho thấy, chưa có yếu tố nào có sự tăng - giảm rõ ràng so với đất trên các cánh đồng chưa có BB và ĐB.

Tiến sĩ Bùi Đạt Trâm - GĐ Trung tâm Dự báo khí tượng-thủy văn An Giang

Nguồn báo Lao Động số 266 Ngày 27/09/2006

Liên kết web