Khoa học
công nghệ thủy lợi
phục vụ
phát triển bền vững
Tin nổi bật
Hội thao viên chức, người lao động - năm 2025 - Kỷ niệm 47 năm thành lập Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam Đảng bộ Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam tổ chức Đại hội lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2025-2030. Lễ công bố Quyết định và trao tặng bằng Tiến sĩ đợt 1 năm 2025 tại Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam Việt Nam-Trung Quốc hợp tác giải quyết thách thức về nguồn nước ở Đồng bằng sông Cửu Long Hội thảo Quốc tế -Tuần Lễ Môi Trường và Biến Đổi Khí Hậu tại Việt Nam 2025 (Tuần lễ MTT Việt Nam) Vietnam Environmental and Climate Change Engagement Week 2025 (MTT Week 2025) Công đoàn Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam tổ chức họp mặt kỷ niệm 115 năm ngày Quốc tế Phụ nữ (08/3/1910 - 08/3/2025) và 1985 năm cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Hội thảo cuối kỳ Đề tài khoa học cấp Tỉnh : Tiềm năng, giải pháp quản lý nước ngọt phục vụ sản xuất và dân sinh hiệu quả ở tỉnh Hậu Giang Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam làm việc với Viện Pasteur Tp. Hồ Chí Minh Mời tham gia khảo sát Dự án “Trao quyền thay đổi: Tiếp cận toàn diện để hành động vì khí hậu, phát triển bền vững và chuyển đổi hành vi dành cho nữ học giả tại TP. Hồ Chí Minh” Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam.
Tin tức > Tin tổng hợp

1. Đặc điểm nguồn nước vào mùa khô ở Đồng bằng sông Cửu Long trong những năm gần đây


Trong mùa khô kiệt hai thành phần nước bổ sung vào ĐBSCL là lưu lượng nước sông MêKông qua hệ thống sông Tiền, sông Hậu và lượng mưa trên đồng bằng.


a) Nguồn nước sông Mêkong
Từ tháng 1 đến tháng 6 hàng năm lưu lượng thượng nguồn khá nhỏ vào tháng 2, 3 và nhỏ nhất vào tháng 4;
Vào tháng 1 lưu lượng trung bình tháng (QTBT) chiếm 5,1% so với QTBT của 12 tháng trong năm, tương tự: tháng 2 đạt 3,2%, tháng 3 giảm còn 2%, tháng 4 nhỏ nhất đạt 1,7% (xem bảng 1, hình 1).

Bảng 1: Lưu lượng trung bình tháng bình quân 11 năm (1995-2005) Qua hai trạm Tân Châu và Châu Đốc

Tháng QTBT (m3/s) Tỉ lệ so với cả năm (%)
1 7649.0 5.1
2 4861.9 3.2
3 3045.9 2.0
4 2560.3 1.7
5 3777.5 2.5
6 8349.9 5.6
7 13950.9 9.3
8 23410.0 15.6
9 26357.3 17.6
10 24756.4 16.5
11 18794.6 12.5
12 12640.0 8.4

070301_hinh1_luuluong-tanchau.jpg

Hình 1: Lưu lượng trung bình tháng bình quân 11 năm (1995-2005) trạm Tân Châu và Châu Đốc
Nguồn: Trích dẫn số liệu của Đài Khí tượng Thủy văn Nam bộ



b) Lượng mưa
Ở các tỉnh ven biển ĐBSCL vào tháng 1, 2, 3 và 4 rất nhỏ, sang tháng 5 và 6 (thời kỳ chuyển mùa) có lượng mưa nhưng tổng lượng tháng nhỏ. Tổng lượng mưa từ tháng 1 đến tháng 6 hàng năm ở hầu hết các tỉnh ven biển ĐBSCL chỉ chiếm từ 20%-30% tổng lượng mưa cả năm;
Trích dẫn số liệu trạm đo mưa Trà Vinh: Tổng lượng mưa 6 tháng đầu năm 2006: 365,1mm, chiếm 30,9% tổng lượng mưa năm cả năm (2006). Trong đó tháng 1, 2, 3 và 4 hầu như không có mưa (lượng mưa không đáng kể), xem bảng 2, và hình 2.

Bảng 2: Lượng mưa từ tháng 1 đến tháng 12 năm 2006 trạm Trà Vinh

Tháng

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Lượng mưa (mm)

0.0

0.0

86.7

17.7

152.4

108.3

159.0

162.0

279.0

141.7

12.8

63.0

Tỉ lệ so với cả năm (%)

0

0

7.3

1.5

12.9

9.2

13.4

13.7

23.6

12.0

1.1

5.3

070301_hinh2_mua-travinh.jpg

Hình 2: Lượng mưa từ tháng 1 đến tháng 12 năm 2006 trạm Trà Vinh

Thời kỳ đầu tháng 3 và tháng 4 là lúc nhu cầu nước lên cao cho canh tác nông nghiệp, trong khi đó mực nước sông lại thấp nhất, gây thiếu nước ở ĐBSCL. Đặc biệt nghiêm trọng khi dòng chảy ra biển không đủ mạnh để ngăn nước biển chảy ngược lại. Mực nước triều cường có thể đẩy ngược nước mặn vào sâu qua các cửa sông và hệ thống kênh rạch nội đồng, quy luật này tiếp diễn thành chu kỳ vào mùa khô kiệt hàng năm.

2. Mức độ xâm nhập mặn tháng 1 năm 2007 ở ĐBSCL


Trên hai hệ thống sông ở ĐBSCL: sông Cửu Long và sông Vàm Cỏ hầu hết đều gia tăng so với cùng kỳ thời gian (CKTG) năm 2006.

a) Trên sông Tiền
Trên nhánh sông Cửa Tiểu: hầu hết 27/31 ngày trong tháng 1, nồng độ mặn đều vượt so với CKTG năm 2006 (loại trừ 4 ngày cuối tháng có những đột biến). Trích dẫn số liệu tại trạm đo mặn Vàm Kênh, tỉnh Tiền Giang: nồng độ mặn lớn nhất tháng đạt 13 g/l, tăng lớn hơn 3 g/l và mức tăng đạt 35% so với tháng 1 năm 2006 (xem bảng về thời gian, độ mặn và biểu đồ-hình 3).

Thời gian (ngày)

Độ mặn Max tháng (g/l)

Thời gian (ngày)

Độ mặn
Max tháng (g/l)

1/1/07
2/1/07
3/1/07
4/1/07
5/1/07
6/1/07
7/1/07
8/1/07
9/1/07
10/1/07
11/1/07
12/1/07
13/1/07
14/1/07
15/1/07
16/1/07

11.2
11.8
12.5
12.5
12.1
12.9
11.3
11.0
12.1
12.4
10.5
12.0
11.0
10.2
11.0
10.8

17/1/07
18/1/07
19/1/07
20/1/07
21/1/07
22/1/07
23/1/07
24/1/07
25/1/07
26/1/07
27/1/07
28/1/07
29/1/07
30/1/07
31/1/07

12.2
12.0
12.5
13.0
11.4
10.9
11.5
11.9
12.2
12.8
11.3
12.5
11.5
11.0
12.1

070301_hinh3_man-vamkenh.jpg

Hình 3: Diễn biến mặn tại Vàm Kênh, sông Tiền (cửa Tiểu), Tiền Giang


b) Trên sông Hậu
Hầu hết các ngày trong tháng đều gia tăng độ mặn so với CKTG năm 2006. Trích dẫn số liệu tại trạm đo mặn Trà Cú, tỉnh Trà Vinh: độ mặn lớn nhất tháng đạt 2,5 g/l, tăng 0,8 g/l và mức tăng đạt 28% so với tháng 1 năm 2006 (xem bảng về thời gian, độ mặn và biểu đồ-hình 4).

Thời gian (ngày)

Độ mặn Max tháng (g/l)

Thời gian (ngày)

Độ mặn
Max tháng (g/l)

1/1/07
2/1/07
3/1/07
4/1/07
5/1/07
8/1/07
9/1/07
10/1/07
11/1/07
12/1/07
15/1/07
16/1/07

0.1
0.1
0.2
0.2
0.2
0.1
0.1
0.1
0.1
0.1
0.5
1.6

17/1/07
18/1/07
19/1/07
22/1/07
23/1/07
24/1/07
25/1/07
26/1/07
29/1/07
30/1/07
31/1/07

2.0
2.5
2.2
2.1
2.1
1.9
1.8
1.8
1.8
2.2
2.2

070301_hinh4_man-tracu.jpg

Hình 4: Diễn biến mặn tại Trà Cú, sông Hậu, Trà Vinh

c) Trên sông Vàm Cỏ (sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây)
- Trên sông Vàm Cỏ Đông, nồng độ mặn gia tăng cao hơn so với CKTG năm 2006. Trích dẫn số liệu tại trạm đo mặn Đôi Ma, tỉnh Long An: độ mặn lớn nhất tháng đạt 5 g/l, tăng 2,7 g/l và mức tăng đạt 217% so với tháng 1 năm 2006 nhưng chỉ xuất hiện trong 1 ngày giữa tháng. Nhìn chung mức tăng cao hơn so với CKTG năm 2006 (xem hình 5).

070301_hinh5_man-doima.jpg

Hình 5: Diễn biến mặn tại Đôi Ma, sông Vàm Cỏ Đông tỉnh Long An

- Trên sông Vàm Cỏ Tây, nồng độ mặn có gia tăng nhưng ở mức nhỏ so với CKTG năm 2006. Độ mặn lớn nhất tháng đạt 1,5 g/l, tăng 0,1 g/l và mức tăng 7% so với tháng 1 năm 2006 (xem hình 6).

070301_hinh6_man-Ky%20son.jpg

Hình 6: Diễn biến mặn tại Kỳ Sơn, sông Vàm Cỏ Tây tỉnh Long An

3. Mức độ khô hạn về nguồn nước


Mực nước trên sông Tiền và sông Hậu trong tháng 1 năm 2007 nhỏ hơn so với CKTG năm 2006;

a) Trên sông Tiền
Tại Vĩnh Bình- nhánh Cổ Chiên, thuộc tỉnh Trà Vinh;
- Mực nước nhỏ nhất tháng 1 năm 2007 đạt trị số 0,7 m; tháng 1 năm 2006 đạt 0,8 m. Mức độ giảm 0,1 m.
- Mực nước lớn nhất tháng 1 năm 2007 đạt trị số 1,55 m; tháng 1 năm 2006 đạt 1,70 m. Mức độ giảm 0,15 m (xem hình 7).

070301_hinh7_mucnuoc.jpg

Hình 7: Diễn biến mực nước tháng 1 năm 2007 tại Vĩnh Bình-sông Tiền, tỉnh Trà Vinh

b) Trên sông Hậu
Tại Bắc Trang, thuộc tỉnh Trà Vinh
- Mực nước nhỏ nhất tháng 1 năm 2007 đạt trị số 0,50 m; tháng 1 năm 2006 đạt 0,50 m. Mức độ không giảm so với CKTG năm 2006.
- Mực nước lớn nhất tháng 1 năm 2007 đạt trị số 1,20 m; tháng 1 năm 2006 đạt 1,40 m. Mức độ giảm 0,20 m (xem hình 8).

070301_hinh8_mucnuoc-bac%20trang.jpg

Hình 8: Diễn biến mực nước tháng 1 năm 2007 tại Bắc Trang-sông Hậu


4. Đánh giá về xâm nhập mặn và khô hạn


a) Về xâm nhập mặn
Trên hai hệ thống sông Cửu Long và sông Vàm Cỏ trị số nồng độ mặn trong tháng 1 năm 2007 đều gia tăng so với cùng kỳ năm 2006.
Sông Tiền và sông Hậu: mức tăng so với CKTG năm 2006, sông Tiền từ 10-35%, sông Hậu từ 8-28%.
Trên sông Vàm Cỏ: Sông Vàm Cỏ Tây mức độ tăng nhẹ so với CKTG năm 2006, sông Vàm Cỏ Đông mức tăng cao hơn từ 2% đến 10% so với CKTG năm 2006.


b) Về mực nước
Mực nước trên hai sông Tiền và Sông Hậu tháng 1 năm 2007 đều nhỏ hơn so với CKTG năm 2006, trên sông Tiền nhỏ hơn từ 0,10-0,15 m; Trên sông Hậu nhỏ hơn từ 0,1-0,20 m.
Sang tháng 2 năm 2007, nguồn nước giảm hơn tháng 1, không có mưa dẫn tới mức độ lan truyền mặn trên sông rạch và hạ thấp mực nước trên sông sẽ cao hơn tháng 1 năm 2007.

GS.TS. Lê Sâm

Viện Khoa học Thủy lợimiền Nam

Liên kết web