Khoa học
công nghệ thủy lợi
phục vụ
phát triển bền vững
Tin nổi bật
Lễ công bố Quyết định và trao tặng bằng Tiến sĩ đợt 1 năm 2025 tại Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam Việt Nam-Trung Quốc hợp tác giải quyết thách thức về nguồn nước ở Đồng bằng sông Cửu Long Hội thảo Quốc tế -Tuần Lễ Môi Trường và Biến Đổi Khí Hậu tại Việt Nam 2025 (Tuần lễ MTT Việt Nam) Vietnam Environmental and Climate Change Engagement Week 2025 (MTT Week 2025) Công đoàn Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam tổ chức họp mặt kỷ niệm 115 năm ngày Quốc tế Phụ nữ (08/3/1910 - 08/3/2025) và 1985 năm cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Hội thảo cuối kỳ Đề tài khoa học cấp Tỉnh : Tiềm năng, giải pháp quản lý nước ngọt phục vụ sản xuất và dân sinh hiệu quả ở tỉnh Hậu Giang Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam làm việc với Viện Pasteur Tp. Hồ Chí Minh Mời tham gia khảo sát Dự án “Trao quyền thay đổi: Tiếp cận toàn diện để hành động vì khí hậu, phát triển bền vững và chuyển đổi hành vi dành cho nữ học giả tại TP. Hồ Chí Minh” Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam. Diễn đàn "Nâng cao năng lực cộng đồng trong phòng chống thiên tai vùng Đồng bằng sông Cửu Long" được tổ chức tại Cần Thơ Video giới thiệu dự án IODA_LMB: “Đánh giá tích hợp khả năng tiếp cận nước sinh hoạt của các cộng đồng dễ bị tổn thương ở Hạ lưu sông Mekong”
Tin tức > Tin tổng hợp

070530_Nguonnuoc.jpg

Ngày 24/5 tại Hà Nội, Bộ trưởng Mai Ái Trực đã có buổi làm việc với các Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Xây dựng, Thủy sản, Tập đoàn Điện lực về quản lý, điều phối tài nguyên nước trên lưu vực sông Hồng. Bộ trưởng Mai Ái Trực khẳng định: Cần đổi mới nhận thức về sử dụng nguồn nước một cách tổng hợp, phải tính tới lợi ích tổng thể. “Không có giải pháp cụ thể điều hòa việc xả nước của hồ thủy điện gắn với tổng thể ngành điện..., thì dù có thủy điện Sơn La, thậm chí có nhà máy điện nguyên tử, cũng khó giải quyết triệt để vấn đề”, Bộ trưởng nói.


Phát biểu với các Bộ, ngành nhằm “giải bài toán cực khó” - thống nhất đánh giá việc sử dụng, điều tiết nước sông Hồng (chứ không chỉ ở 3 đợt xả nước chống hạn vừa rồi), Bộ trưởng Mai Ái Trực nêu rõ: Nếu chỉ điều tiết nước để phục vụ nông nghiệp thì đơn giản, nhưng để phục vụ những mục tiêu khác thì vấn đề lại lớn. “Ở Hải Dương giờ đây, nhà máy mọc lên khá nhiều xả nước thải ra hệ thống Bắc Hưng Hải. Nếu không có nước lưu thông sẽ ô nhiễm môi trường. Ở đây người dân tính làm du lịch sinh thái kiểu miệt vườn trên sông, nhưng các sông ô nhiễm cả nên không làm được. Nếu giảm dòng chảy trên sông thì các ngành rất khó phát triển, lợi ích của nuôi trồng thủy sản phía hạ lưu cũng bị ảnh hưởng, xâm nhập mặn sẽ lấn sâu, ảnh hưởng không chỉ tới nông nghiệp, mà còn cả nguồn nước ngầm, nước cho sinh hoạt, sản xuất”, Bộ trưởng nói.
Vấn đề đặt ra là dòng chảy tối thiểu trên sông phải đạt được bao nhiêu, “đó là con số phải tính toán, để không thiệt hại nhiều cho ngành điện - ngành cần “đi trước một bước” - Bộ trưởng lưu ý. Nhưng ưu tiên ở mức nào để vẫn đủ nước cho giao thông thủy, cho nuôi trồng thủy sản, cho chống xâm nhập mặn và đảm bảo dòng chảy tối thiểu - đó là đáp số cần tìm ra. “Giải bài toán này, chúng ta phải đáp ứng lợi ích hài hòa để như các đồng chí nói, ai cũng thắng”, Bộ trưởng nhấn mạnh.

Về vấn đề sử dụng nước tiết kiệm, Bộ trưởng Mai Ái Trực cho rằng cần tính cơ cấu cây trồng cho hợp lý dù cây lúa đang được ưu tiên. Cũng cần xem lại tổng sơ đồ phát triển ngành điện, thời điểm xả nước chống hạn... Bộ trưởng đề nghị có đánh giá về biến động nguồn nước ở hồ Hòa Bình, bao gồm cả biến đổi thời tiết, tình trạng phá rừng, vấn đề sinh quyển... “Rừng bị tàn phá như hiện nay thì mùa mưa nước không giữ được, hồ sẽ cạn và tuổi thọ của các hồ thủy lợi cũng suy giảm. Phải phát triển rừng đầu nguồn để giữ nước”.

Tại buổi làm việc, Cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước Nguyễn Thái Lai đã báo cáo “Hiệu quả xả nước làm vụ đông xuân 2006-2007 và giải pháp khắc phục hạn ở hạ lưu sông Hồng”. Theo đó, riêng các tháng cuối năm 2006 và đầu năm 2007, nhất là từ tháng 1 đến tháng 3, lượng nước đã thiếu hụt nghiêm trọng (tới 45-55%) làm cho mực nước sông Hồng tại Hà Nội xuống mức thấp nhất trong hơn 100 năm qua. Tình trạng thiếu nước không chỉ xảy ra đối với sản xuất nông nghiệp mà còn cho nhiều nhu cầu khác như cấp nước sinh hoạt, bảo đảm lượng nước tối thiếu cần thiết để bảo vệ dòng sông, giao thông thủy, nuôi trồng thủy sản, đẩy mặn...

5 giải pháp nhằm sử dụng tổng hợp, hiệu quả tài nguyên nước đã được đề xuất tại Báo cáo này. Đó là Nghiên cứu, xác định dòng chảy tối thiểu trên sông Hồng; Xây dựng phương án vận hành phát điện một cách hợp lý; Sử dụng nước hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả; Xây dựng quy hoạch tài nguyên nước lưu vực sông Hồng; Nâng cao hiệu quả sử dụng nước chống hạn.

Thanh Như

Nguồn: Bộ Tài Nguyên Môi trường (29/5/2007)

Liên kết web