Khoa học
công nghệ thủy lợi
phục vụ
phát triển bền vững
Tin nổi bật
Đảng bộ Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam tổ chức Đại hội lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2025-2030. Lễ công bố Quyết định và trao tặng bằng Tiến sĩ đợt 1 năm 2025 tại Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam Việt Nam-Trung Quốc hợp tác giải quyết thách thức về nguồn nước ở Đồng bằng sông Cửu Long Hội thảo Quốc tế -Tuần Lễ Môi Trường và Biến Đổi Khí Hậu tại Việt Nam 2025 (Tuần lễ MTT Việt Nam) Vietnam Environmental and Climate Change Engagement Week 2025 (MTT Week 2025) Công đoàn Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam tổ chức họp mặt kỷ niệm 115 năm ngày Quốc tế Phụ nữ (08/3/1910 - 08/3/2025) và 1985 năm cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Hội thảo cuối kỳ Đề tài khoa học cấp Tỉnh : Tiềm năng, giải pháp quản lý nước ngọt phục vụ sản xuất và dân sinh hiệu quả ở tỉnh Hậu Giang Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam làm việc với Viện Pasteur Tp. Hồ Chí Minh Mời tham gia khảo sát Dự án “Trao quyền thay đổi: Tiếp cận toàn diện để hành động vì khí hậu, phát triển bền vững và chuyển đổi hành vi dành cho nữ học giả tại TP. Hồ Chí Minh” Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam. Diễn đàn "Nâng cao năng lực cộng đồng trong phòng chống thiên tai vùng Đồng bằng sông Cửu Long" được tổ chức tại Cần Thơ
Tin tức > Tin tổng hợp

071129_ngap02_CMS.jpg

Tất nhiên là vẫn còn bị ngập nếu…Nhưng trước khi nói tiếp chữ “nếu” chúng ta cần phân tích làm rõ một số yếu tố.

Trước hết có phải trong Quy hoạch không tính đến tiêu mưa? Hoàn toàn không phải, mưa lên các tiểu lưu vực (trước hết là các lưu vực trong bản quy hoạch của JICA Nhật Bản và các lưu vực đô thị mới trong quy hoạch phát triển thành phố) được tính toán thoát hoàn toàn về các cửa xả xem như hệ thống cống thu gom, cốt san nền, các điểm phải bơm đã hoàn hảo- Lưu lượng tiêu an toàn này (kể cả phần nước thải tập trung vào thời đoạn có mưa) làm điều kiện biên cho bài toán mạng lưới kênh sông, mưa trận thiết kế và mưa tăng cường.


Vậy có tính đến ảnh hưởng của lũ thượng nguồn và lũ từ phía đồng bằng sông Cửu Long qua không? Có đủ yếu tố này và tính với tần suất 100 năm, 200 năm có một lần xả lũ lớn như vậy (từ Trị An, Srok Phumiêng, Dầu Tiếng và lũ cao như năm 2000 trên sông Vàm Cỏ).


Còn triều thiết kế lấy như thế nào? Đó là triều cao vào tháng 9 và 10 năm 2000.

Các khu trũng phía Nam và một số hồ hiện hữu có được đưa vào tính toán không? Các ô này có hàng nghìn và lấy theo bản đồ địa hình thành phố và theo điều tra của các tác giả bản quy hoạch.

Như vậy vẫn có thể còn những điểm bị ngập mưa (hầu như hoàn toàn không còn ngập triều nếu có thêm bờ bao tốt) trong khi với thực thi bản quy hoạch thủy lợi này nếu hệ thống cống tiêu nước không hoàn chỉnh, các cửa thu gom nước bị rác rưởi lấp kín thì còn nhiều điểm bị ngập dù ở cửa thoát nước của hệ thống cống mực nước bể tiêu giảm còn 0,5-1,0m.


Nếu xem độ dốc thủy lực trong hệ thống cống ngầm khoảng 0,3‰ thì tại cửa tiêu có mực nước 0,5 hay 1,0m ở khoảng cách từ cửa tiêu đến cửa thu gom độ 3km nếu cốt san nền tương ứng là 1,4m và 1,9m sẽ bị ngập. Vậy để vẽ bản đồ ngập trong trường hợp này tại từng tiểu lưu vực phải tính toán cho hệ thống thu gom và cống tiêu để có đầu nước tại các điểm trong lưu vực đối chiếu với cốt nền hiện có để xem điểm đó có ngập mưa không? Dù sao với việc hạ mực nước tại các cửa tiêu xuống còn 0,5-1,0m; cốt đất bị ngập giảm đi tương ứng 1,0m và 0,5m so với trường hợp không có công trình cống, bờ bao hỗ trợ việc tiêu thoát nước mưa cho thành phố.


Xu thế tiêu thoát nước ở thành phố là về phía Nam (phía sông Nhà Bè và Cần Giuộc) và quy hoạch thủy lợi hỗ trợ tiêu thoát nước mưa khai thác yếu tố này. Bởi thế nếu điều hành hệ thống tốt có thể tiêu thoát cả nước thải ô nhiễm theo hướng này, cải thiện môi trường sông rạch của toàn thành phố.

GS.TSKH. Nguyễn Ân Niên
Chủ tịch Hội Thủy lợi TP.HCM

Liên kết web