Khoa học
công nghệ thủy lợi
phục vụ
phát triển bền vững
Tin nổi bật
Diễn đàn "Nâng cao năng lực cộng đồng trong phòng chống thiên tai vùng Đồng bằng sông Cửu Long" được tổ chức tại Cần Thơ Video giới thiệu dự án IODA_LMB: “Đánh giá tích hợp khả năng tiếp cận nước sinh hoạt của các cộng đồng dễ bị tổn thương ở Hạ lưu sông Mekong” Hoạt động Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam (20/10/1930 – 20/10/2024) và 14 năm Ngày Phụ nữ Việt Nam (20/10/2010 – 20/10/2024). Hội thảo cuối kỳ Đề tài khoa học cấp Tỉnh: Nghiên cứu xâm nhập mặn nhằm đề xuất các giải pháp nâng cấp và hiện đại hóa hệ thống hạ tầng thủy lợi phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tiền Giang Hội thảo khoa học Đề tài KHCN cấp Bộ: Nghiên cứu dự báo xâm nhập mặn và nguồn nước thời hạn dài phục vụ sản xuất và dân sinh vùng đồng bằng sông Cửu Long Nhiều hoạt động ý nghĩa hướng về biên giới Tân Châu Lễ công bố Quyết định và trao tặng bằng Tiến sĩ đợt 1 năm 2024 tại Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam Hội thao viên chức, người lao động - Kỷ niệm 46 năm thành lập Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam Hội thảo khoa học Đề tài KHCN cấp Bộ: Nghiên cứu giải pháp, công nghệ tích trữ nước phân tán phục vụ vùng cây ăn quả vùng Đồng bằng Sông Cửu Long. Cần làm tốt công tác dự báo sạt lở bờ biển, kiên quyết di dời dân cư ra khỏi vùng xung yếu
Tin tức > Tin hoạt động viện
Viện trưởng Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam tham gia Đoàn kiểm tra sạt lở tại hai tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau
Ngày 3.12 và 4.12, Đoàn công tác của Quốc Hội do Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch QH Phùng Quốc Hiển đã thăm và làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau về tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội sau hơn 3 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, nhiệm kỳ 2016-2020. Sau đó Đoàn công tác đã kiểm tra tình hình sạt lở tại hai tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau. Đoàn kiểm tra sạt lở có sự tham gia của lãnh đạo Bộ Nông nghiệp & PTNT và lãnh đạo Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam.

Về chống biến đổi khí hậu và sạt lở ven biển, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu cho biết, tỉnh có 56km bờ biển, có khoảng 100 nghìn người dân sinh sống giáp khu vực này. Hàng năm, tình trạng sạt lở mỗi mùa nước lớn, biển động diễn ra rất nghiêm trọng tại 4 điểm. Tỉnh cũng đã sử dụng nhiều giải pháp như kè, trồng cây sú, vẹt nhưng vẫn không yên tâm. Hiện nay còn 3 điểm nguy cơ sạt lở lớn cần phải kè cứng. Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Dương Thành Trung kiến nghị các cơ quan chức năng nghiên cứu phương pháp xử lý tránh sạt lở không chỉ riêng ở Bạc Liêu, mà cả vùng Đồng tháp Mười nói chung, đồng thời kiến nghị cơ quan chức năng xử lý triều cường gây ngập úng và nguy cơ tai nạn giao thông dài tới 14km phía Bắc quốc lộ 1A và đề nghị hỗ trợ thúc đẩy phát triển dự án Nhà máy Điện khí hoá lỏng Bạc Liêu.

Về tác động của biến đổi khí hậu, tình hình sạt lở biển, đê biển, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lâm Văn Bi cho biết, thời gian qua, tình hình xâm nhập mặn, sạt lở bờ sông, bờ biển trên địa bàn diễn ra rất nhanh và ngày càng nghiêm trọng. Từ năm 2007 đến nay, rừng ven biển đã bị mất khoảng 8.870 ha (trung bình mỗi năm 800 ha), đặc biệt là nguy cơ cao gây vỡ đê biển Tây khu vực xói lở có chiều dài khoảng 57.000 m, nhiều đoạn có nguy cơ gây vỡ đê, trong đó có 3 vị trí xói lở rất nguy hiểm, chiều dài khoảng 7.800. Đối với bờ biển Đông, tình hình xói lở có chiều dài khoảng 48.000 m, trong đó có hơn một nửa sạt lở rất nguy hiểm, nhiều đoạn xói lở “ngoạm” mất đất rừng từ 80 đến 100m.

Về sạt lở bờ sông cũng diễn biến phức tạp, khó lường. Riêng từ đầu năm 2018 đến nay, đã sạt lở 4.438m đất ven sông. Nguy hiểm hơn là sạt lở thường xảy ra vào ban đêm, nên nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng của người dân rất cao. Qua kết quả khảo sát của tỉnh cho thấy, có 27 vị trí sạt lở với tổng chiều dài gần 38.000 m, trong đó có 8 vị trí xung yếu có nguy cơ sạt lở cao, ảnh hưởng đến1.047 hộ dân tại xã Tân Tiến (Đầm Dơi), khu vực Kênh Tắc và sông Cửa Lớn (Năm Căn). Để khắc phục, Cà Mau đã và đang áp dụng nhiều biện pháp phòng, chống, xử lý, khắc phục xói lở nhiều vị trí với tổng chiều dài 23.667 m, tổng mức đầu tư hơn 652 tỷ đồng. Kết quả bước đầu đã tạo được bài bối phía bên trong và một phần bên ngoài kè, khôi phục lại được hàng trăm ha rừng phòng hộ, bảo vệ đê biển.

 

 

Nguồn: Theo Báo Đại biểu Nhân dân và Trung tâm NC Chỉnh trị sông và Phòng chống thiên tai - VKHTLMN

Các tin hoạt động viện khác
Được sự đồng ý của các cơ quan quản lý đề tài, ngày 11/12/2018 Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam tổ chức hội thảo khoa học cuối kỳ của đề tài. Hội thảo được tổ chức tại Hội trường Tỉnh ủy Bạc Liêu.
Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu xây dựng công thức đánh giá khả năng khả năng triết giảm sóng của đê giảm sóng kết cấu rỗng và phân tích sự biến đổi hình dạng phổ sóng trước và sau công trình tại khu vực nước nông của rừng ngập mặn dựa trên thí nghiệm mô hình vật lý 2D trong máng sóng.
Kết quả mô phỏng cho thấy với khu vực cửa sông độ mặn đóng vai trò quan trọng trong quá trình bồi lắng và đẩy bùn cát ra biển. Ngoài khu vực ven bờ thì sóng là yếu tố chính chi phối quá trình vận chuyển bùn cát.
Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu quá trình vận chuyển bùn cát khu vực cửa sông ven biển đồng bằng sông Cửu Long sử dụng mô hình toán 3 chiều Delft 3D. Kết quả mô phỏng cho thấy lượng bùn cát đổ ra biển chủ yếu trong mùa lũ trên 90% và bồi lắng tại trước cửa sông.
Nghiên cứu này góp phần làm sáng tỏ hơn nhận định đó, đồng thời cho thấy việc khai thác cát quá mức, xây đập thượng nguồn, sẽ có những tác động lớn đến quá trình ổn định và phát triển của đồng bằng sông Cửu Long.
Bài báo này trình bày kết quả tính toán sóng, nước dâng do bão bằng phương pháp mô hình toán, gồm kết hợp các mô hình họ Mike (mô hình 1D - Mike 11, mô hình 2D - MIKE21/3 Coupled).
Ngày 30/11/2018 tại Thành phố Hồ Chí Minh, Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 40 năm thành lập và đón nhận Huân chương Độc lập hạng nhất của Chủ tịch nước trao tặng.
Trong khuôn khổ các hoạt động chuẩn bị kỷ niệm 40 năm thành lập Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam (1978 –2018) và đón nhận Huân chương Độc lập Hạng nhất sẽ diễn ra ngày 30/11/2018. Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam đã lựa chọn 5 công trình tiêu biểu do Viện thực hiện để giới thiệu trong buổi lễ kỷ niệm dưới hình thức mô hình in 3D; bao gồm các công trình: Đập ngăn mặn trên sông Cái Nha Trang; Kè Gành Hào; Kè Cổ Chiên; Cống Cây Khô; Đập Cao su Nam Thạch Hãn.
Trong khuôn khổ các hoạt động chuẩn bị kỷ niệm 40 năm thành lập Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam (1978 –2018) và đón nhận Huân chương Độc lập Hạng nhất sẽ diễn ra ngày 30/11/2018. Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam đã lựa chọn 5 công trình tiêu biểu do Viện thực hiện để giới thiệu trong buổi lễ kỷ niệm dưới hình thức mô hình in 3D; bao gồm các công trình: Đập ngăn mặn trên sông Cái Nha Trang; Kè Gành Hào; Kè Cổ Chiên; Cống Cây Khô; Đập Cao su Nam Thạch Hãn.
Trong khuôn khổ các hoạt động chuẩn bị kỷ niệm 40 năm thành lập Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam (1978 –2018) và đón nhận Huân chương Độc lập Hạng nhất sẽ diễn ra ngày 30/11/2018. Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam đã lựa chọn 5 công trình tiêu biểu do Viện thực hiện để giới thiệu trong buổi lễ kỷ niệm dưới hình thức mô hình in 3D; bao gồm các công trình: Đập ngăn mặn trên sông Cái Nha Trang; Kè Gành Hào; Kè Cổ Chiên; Cống Cây Khô; Đập Cao su Nam Thạch Hãn.
Trong khuôn khổ các hoạt động chuẩn bị kỷ niệm 40 năm thành lập Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam (1978 –2018) và đón nhận Huân chương Độc lập Hạng nhất sẽ diễn ra ngày 30/11/2018. Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam đã lựa chọn 5 công trình tiêu biểu do Viện thực hiện để giới thiệu trong buổi lễ kỷ niệm dưới hình thức mô hình in 3D; bao gồm các công trình: Đập ngăn mặn trên sông Cái Nha Trang; Kè Gành Hào; Kè Cổ Chiên; Cống Cây Khô; Đập Cao su Nam Thạch Hãn.
Trong khuôn khổ các hoạt động chuẩn bị kỷ niệm 40 năm thành lập Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam (1978 –2018) và đón nhận Huân chương Độc lập Hạng nhất sẽ diễn ra ngày 30/11/2018. Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam đã lựa chọn 5 công trình tiêu biểu do Viện thực hiện để giới thiệu trong buổi lễ kỷ niệm dưới hình thức mô hình in 3D; bao gồm các công trình: Đập ngăn mặn trên sông Cái Nha Trang; Kè Gành Hào; Kè Cổ Chiên; Cống Cây Khô; Đập Cao su Nam Thạch Hãn.
Trong suốt 40 năm xây dựng và phát triển, hoạt động của Viện luôn luôn đồng hành với sự nghiệp phát triển nông nghiệp - nông thôn, gắn với định hướng chiến lược phát triển thủy lợi ở các tỉnh phía Nam của Bộ. Trải qua các chặng đường phát triển, với các tên gọi và vị trí, chức năng thay đổi khác nhau, nhưng tổ chức Viện đã được hoàn thiện dần và lớn mạnh theo từng giai đoạn. Viện luôn là một trong những cơ quan khoa học công nghệ của Bộ tiên phong nghiên cứu, giải quyết những vấn đề khoa học và kỹ thuật phức tạp phát sinh trong quá trình phát triển kinh tế xã hội ở các tỉnh phía Nam.
Bài báo tổng hợp kết quả đánh giá khả năng tải lũ của sông Sài Gòn của đề tài KHCN cấp nhà nước KC08.07/16-20 "Nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nước, đảm bảo an toàn công trình đầu mối và hạ du hồ Dầu Tiếng trong điều kiện biến đổi khí hậu, thời tiết cực đoan”
Bằng công cụ mô hình toán số, nhóm tác giả xin trân trọng gửi đến quí bạn đọc kết quả tính toán thủy lực qua đó đánh giá biến động mực nước và ngập lụt vùng hạ du sông Sài Gòn dưới tác động của đô thị hóa, xây dựng công trình chống ngập và xả lũ các hồ chứa nước thượng lưu trong từng nhóm kịch bản cụ thể
239 tin/bài
Liên kết web