Khoa học
công nghệ thủy lợi
phục vụ
phát triển bền vững
Tin nổi bật
Đảng bộ Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam tổ chức Đại hội lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2025-2030. Lễ công bố Quyết định và trao tặng bằng Tiến sĩ đợt 1 năm 2025 tại Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam Việt Nam-Trung Quốc hợp tác giải quyết thách thức về nguồn nước ở Đồng bằng sông Cửu Long Hội thảo Quốc tế -Tuần Lễ Môi Trường và Biến Đổi Khí Hậu tại Việt Nam 2025 (Tuần lễ MTT Việt Nam) Vietnam Environmental and Climate Change Engagement Week 2025 (MTT Week 2025) Công đoàn Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam tổ chức họp mặt kỷ niệm 115 năm ngày Quốc tế Phụ nữ (08/3/1910 - 08/3/2025) và 1985 năm cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Hội thảo cuối kỳ Đề tài khoa học cấp Tỉnh : Tiềm năng, giải pháp quản lý nước ngọt phục vụ sản xuất và dân sinh hiệu quả ở tỉnh Hậu Giang Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam làm việc với Viện Pasteur Tp. Hồ Chí Minh Mời tham gia khảo sát Dự án “Trao quyền thay đổi: Tiếp cận toàn diện để hành động vì khí hậu, phát triển bền vững và chuyển đổi hành vi dành cho nữ học giả tại TP. Hồ Chí Minh” Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam. Diễn đàn "Nâng cao năng lực cộng đồng trong phòng chống thiên tai vùng Đồng bằng sông Cửu Long" được tổ chức tại Cần Thơ
Dự báo chuyên ngành > Dự báo mặn ĐBSCL

1. Mức độ giảm thiểu nguồn nước vào những tháng mùa khô ở đồng bằng sông Cửu Long
 

Trong mùa khô kiệt hai thành phần nước bổ sung vào đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là lưu lượng nước sông MêKông qua hệ thống sông Tiền, sông Hậu và lượng mưa trên đồng bằng. Trong đó lượng mưa từ tháng 1 đến tháng 4 rất nhỏ (hầu như không có mưa), trong thời gian này nguồn nước duy nhất chuyển vào ĐBSCL là lưu lượng sông MêKông.
Từ tháng 1 đến tháng 6 hàng năm lưu lượng thượng nguồn nhỏ, mức giảm rõ rệt từ tháng 1 đến tháng 4, sang tháng 5 và 6 (thời kỳ chuyển mùa từ khô sang mưa) lưu lượng nước bắt đầu tăng nhẹ vào tháng 5 và mức độ tăng cao hơn vào tháng 6, từ số liệu đo lưu lượng qua hai trạm Tân Châu và Châu Đốc từ năm 1995-2005 cho thấy;
Vào tháng 1 lưu lượng trung bình tháng (QTBT) chiếm tỷ lệ 5,1% so với tổng cộng QTBT cả năm.
Sang tháng 2 lưu lượng trung bình tháng QTBT tỷ lệ giảm xuống còn 3,2% so với tổng cộng QTBT tháng cả năm, xem biểu đồ-hình 1(a) và hình 1(b).

070315_man2_h1a.jpg

Hình 1(a): Tỷ lệ lưu lượng trung bình tháng 1 so với tổng cộng lưu lượng trung bình tháng cả năm.
 

070315_man2_h1b.jpg

Hình 1(b): Tỷ lệ lưu lượng trung bình tháng 2 so với tổng cộng lưu lượng trung bình tháng cả năm
* Nguồn: Trích dẫn số liệu lưu lượng qua Tân Châu, Châu Đốc 11 năm (1995-2005) của Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam bộ.

 

2. Mức độ xâm nhập mặn tháng 2 năm 2007 ở ĐBSCL
Trên hai hệ thống sông ở ĐBSCL: sông Cửu Long và sông Vàm Cỏ hầu hết đều gia tăng so với tháng 1 năm 2007 và cùng kỳ thời gian (CKTG) năm 2006.
a) Trên sông Tiền
Trên nhánh sông Cửa Tiểu: các ngày trong tháng 2, nồng độ mặn đều cao hơn tháng 1 và vượt so với CKTG năm 2006. Trích dẫn số liệu tại trạm đo mặn Vàm Kênh, tỉnh Tiền Giang: nồngđộ mặn lớn nhất tháng đạt 19,8 g/l, tăng 6,8 g/l so với tháng 1 năm 2007 (xem hình 2)
 

070315_man2_h2.jpg

Hình 2: Diễn biến mặn tại Vàm Kênh, sông Tiền (cửa Tiểu), Tiền Giang
 

b) Trên sông Hậu
Hầu hết các ngày trong tháng đều gia tăng độ mặn so với tháng 1 năm 2007. Trích dẫn số liệu tại trạm đo mặn Trà Cú, tỉnh Trà Vinh: độ mặn lớn nhất tháng đạt 2,6 g/l, tăng 0,1 g/l so với tháng 1 năm 2007 (xem hình 3).
 

070315_man2_h3.jpg

Hình 3: Diễn biến mặn tại Trà Cú, sông Hậu, Trà Vinh
 

c) Trên sông Vàm Cỏ (sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây)
- Trên sông Vàm Cỏ Đông, trong tháng nồng độ mặn gia tăng cao hơn so với tháng 1 năm 2007. Trích dẫn số liệu tại trạm đo mặn Đôi Ma, tỉnh Long An: độ mặn lớn nhất tháng đạt 3,4 g/l, tăng 0,5 g/l so với tháng 1 năm 2007 (xem hình 4).
 

070315_man2_h4.jpg

Hình 4: Diễn biến mặn tại Đôi Ma, sông Vàm Cỏ Đông tỉnh Long An
 

- Trên sông Vàm Cỏ Tây, nồng độ mặn gia tăng cao hơn so với tháng 1 năm 2007. Trích dẫn số liệu tại trạm Kỳ Sơn, tỉnh Long An: độ mặn lớn nhất tháng đạt 2,6 g/l, tăng 1,1 g/l so với tháng 1 năm 2007 (xem hình 5).
 

070315_man2_h5.jpg

Hình 5: Diễn biến mặn tại Kỳ Sơn, sông Vàm Cỏ Tây tỉnh Long An
 

3. Mức độ khô hạn về nguồn nước
Mực nước trên sông Tiền và sông Hậu trong tháng 2 năm 2007 nhỏ hơn so với tháng 1 năm 2007;
a) Trên sông Tiền
Tại Vĩnh Bình- nhánh Cổ Chiên, thuộc tỉnh Trà Vinh;
- Mực nước nhỏ nhất tháng 2 năm 2007 đạt trị số 0,7 m; tháng 1 năm 2007 đạt 0,7 m. Mức độ không giảm.
- Mực nước lớn nhất tháng 2 năm 2007 đạt trị số 1,50 m; tháng 1 năm 2007 đạt 1,55 m. Mức độ giảm 0,05 m so với tháng 1 (xem hình 6).
 

070315_man2_h6.jpg

Hình 6: Diễn biến mực nước tháng 2 năm 2007 tại Vĩnh Bình-sông Tiền, tỉnh Trà Vinh
 

 

b) Trên sông Hậu
Tại Bắc Trang, thuộc tỉnh Trà Vinh
- Mực nước nhỏ nhất tháng 2 năm 2007 đạt trị số 0,50 m; tháng 1 năm 2007 đạt 0,50 m. Mức độ không giảm so với tháng 1 năm 2007.
- Mực nước lớn nhất tháng 2 năm 2007 đạt trị số 1,20 m; tháng 1 năm 2007 đạt 1,20 m. Mức độ không giảm so với tháng 1 năm 2007 (xem hình 7).
 

070315_man2_h7.jpg

Hình 7: Diễn biến mực nước tháng 2 năm 2007 tại Bắc Trang-sông Hậu
 

4. Đánh giá về xâm nhập mặn và khô hạn
 

a) Về xâm nhập mặn
Trên hai hệ thống sông Cửu Long và sông Vàm Cỏ trị số nồng độ mặn trong tháng 2 năm 2007 đều gia tăng so với tháng 1 năm 2007 và tăng so với cùng kỳ thời gian năm 2006.
Sông Tiền và sông Hậu: mức tăng so với tháng 1 năm 2007, sông Tiền từ 3,1-6,8 g/l, sông Hậu từ 0,1-0,9 g/l.
Trên sông Vàm Cỏ: Sông Vàm Cỏ Tây mức độ tăng so với tháng 1 năm 2007 từ 0,1-1,2 g/l, sông Vàm Cỏ Đông mức tăng so với tháng 1 năm 2007 từ 0,5-0,7 g/l.
 

b) Về mực nước
Mực nước trên hai sông Tiền và Sông Hậu trong tháng 2 năm 2007 đều nhỏ hơn so với tháng 1 năm 2007 và cùng kỳ thời gian năm 2006;
Trên sông Tiền trong tháng 2 năm 2007 nhỏ hơn so với tháng 1 năm 2007 từ 0-0,05 m; Trên sông Hậu trong tháng 2 năm 2007 nhỏ hơn so với tháng 1 năm 2007 từ 0-0,03 m.
Vị trí 2 trạm đo mực nước trên sông Tiền, sông Hậu (xem hình 8).
 

070315_man2_h8.jpg

Hình 8: Sơ họa vị trí đo mực nước trên sông Tiền, sông Hậu
 

Sang tháng 3 năm 2007, nguồn nước giảm hơn tháng 2, không có mưa dẫn tới mức độ lan truyền mặn trên sông rạch và hạ thấp mực nước trên sông sẽ bất lợi hơn tháng 2 năm 2007.

                                                                                                                                            

GS.TS Lê Sâm
KS. Nguyễn Văn Sáng

Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam

Liên kết web