công nghệ thủy lợi
phục vụ
phát triển bền vững
|
Ngày 29/7/2014 tại Hội trường UBND tỉnh Kiên Giang, Thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang, Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam đã phối hợp với UBND tỉnh Kiên Giang tổ chức hội thảo khoa học cuối kỳ của 2 đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước về Đê biển vịnh Rạch Giá - Kiên Giang do Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam thực hiện:
- Đề tài Nghiên cứu giải pháp tổng thể xây dựng tuyến đê biển vịnh Rạch Giá- Kiên Giang (Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Phú Quỳnh);
- Đề tài nghiên cứu, đánh giá tác động của dự án đê biển Rạch Giá – Kiên Giang đến kinh tế, xã hội, môi trường, hệ sinh thái trong khu vực (Chủ nhiệm đề tài: TS. Trịnh Thị Long).
Tham dự hội thảo có gần 70 đại biểu đến từ Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam, Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam, Tổng cục Thủy lợi, UBND tỉnh Kiên Giang, UBND. Thành phố Rạch Giá, Hội Thủy lợi TP. Hồ Chí Minh, Đại học Quốc tế (ĐH Quốc gia TP. Hồ Chí Minh), Đại học Kỹ thuật công nghệ TP. Hồ Chí Minh, các Sở ban ngành thuộc tỉnh Kiên Giang: Sở Giao thông vận tải; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Sở Nông nghiệp và PTNT; Sở Khoa học và Công nghệ; Sở Tài nguyên và Môi trường; Sở Tài chính; Sở Lao động, Thương binh và Xã hội; Sở Công an; Hội Nông dân; Bộ đội Biên phòng Kiên Giang; UBND các huyện Hòn Đất, U Minh thượng, Kiên Lương; các tỉnh lân cận: các Sở Nông nghiệp và PTNT Cần Thơ; Cà Mau, Sở Tài nguyên Môi trường Cần Thơ; các cơ quan báo đài: Thông tấn xã Việt Nam, Đài Phát thanh Truyền hình Kiên Giang và một số nhà khoa học trong lĩnh vực thủy lợi, môi trường...
Ông Mai Văn Huỳnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang và GSTS. Tăng Đức Thắng, Phó Giám đốc Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam, đại diện lãnh đạo Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam đã phát biểu chào mừng và khai mạc hội thảo.
PGS.TS. Lê Mạnh Hùng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi đã gợi ý những vấn đề hội thảo cần thảo luận để làm rõ những nội dung và kết quả khoa học của 2 đề tài.
Hội thảo đã trao đổi, thảo luận về các nội dung:
- Giải pháp xây dựng tuyến đê biển, dự báo diễn biến hình thái trước và sau khi xây dựng tuyến đê;
Tác động của tuyến đê biển đến kiểm soát lũ, mặn và cấp nước trong khu vực;
Tác động của tuyến đê biển đến kinh tế, xã hội và môi trường trong khu vực;
Tác động của tuyến đê biển đến nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và rừng ngập mặn trong khu vực.
Các đại biểu tham dự hội thảo đã thảo luận nhấn mạnh các tác động của dự án (nếu được thực hiện):
Tác động tích cực:
+ Ngăn nước biển dâng trong vùng dự án do tác động của biến đổi khí hậu;
+Tạo hồ nước ngọt dung tích lớn phục vụ sản xuất, sinh hoạt trong vùng dự án cho vùng Bán đảo Cà Mau (các tỉnh Kiên Giang, An Giang, Cà Mau, Cần Thơ, Bạc Liêu), là vùng khan hiếm nguồn nước ngọt;
+ Hạn chế bào mòn, xói lở ven biển;
+ Tạo bãi bồi ven biển, hệ thống giao thông bộ được đấu nối phục vụ giao thông đường bộ và an ninh quốc phòng;
+ Mở rộng Thành phố Rạch Giá, tạo cảnh quan sinh thái mới vùng ven biển để phát triển du lịch;
+ Phát triển hệ thống cảng biển...
Tác động tiêu cực
+ Hệ sinh thái rừng ngập mặn của vịnh Rạch Giá bị mất (khả năng chỉ còn lại một số diện tích cây bần ở khu vực Mỹ Lâm);
+ Ảnh hưởng đến đánh bắt thủy sản ven bờ; giao thông thủy và các cảng cá;
+ Thay đổi cơ cấu sản xuất, sinh kế người dân vùng dự án;
+ Ảnh hưởng đến các dự án quy hoạch khác đang thực hiện của địa phương, trong đó dặc biệt là quy hoạch thủy lợi, quy hoạch nông nghiệp;
+ Nguy cơ ô nhiễm môi trường, nguy cơ phát triển bèo, lục bình trong lòng hồ;...
Phân tích 3 phương án tuyến:
- Phương án 1: Hòn Đất- Xẻo Quao dài 30,18 km, vốn đầu tư dự kiến 17.322 tỷ đồng;
- Phương án 2: gồm 2 tuyến Hòn Đất- Hòn Tre dài 15,54 km, Hòn Tre- Xẻo Quao dài 16,26 km; vốn đầu tư dự kiến 21.300 tỷ đồng;
- Phương án 3: gồm 2 tuyến Hòn Chông – Hòn Tre dài 31,38 km; Hòn Tre- Xẻo Quao dài 16,26 km; vốn đầu tư dự kiến 48.300 tỷ đồng
Các đại biểu dự hội thảo đã thiên về phương án tuyến 2, vì phương án này tác động tiêu cực ít, ít làm thay đổi các quy hoạch sản xuất của địa phương, vốn đầu tư không cao nhiều quá so với phương án 1. Hội thảo đã đề nghị cơ quan chủ quản đề tài, cơ quan thực hiện đề tài tiếp tục nghiên cứu những vấn đề còn tồn tại của dự án, tính toán cho kỹ vấn đề nước biển dâng liên quan đến kết cấu và quy mô tuyến đê theo các kịch bản của Bộ Tài nguyên và Môi trường, và xác định rõ những giải pháp để giảm thiểu tác động tiêu cực cũng như bước đi, lộ trình thích hợp nếu triển khai dự án./.
Một số hình ảnh Hội thảo:
|
|
|
|
|
|
|
|
Tin và ảnh: Phòng Kế hoạch
- Bản tin Dự báo nguồn nước, xâm nhập mặn mùa kiệt Đồng bằng sông Cửu Long 2023-2024 (từ ngày 01/12 đến ngày 07/12/2023)
- Bản tin Dự báo nguồn nước, xâm nhập mặn mùa kiệt Đồng bằng sông Cửu Long 2023-2024 (cập nhật lần 2)
- Bản tin dự báo nguồn nước phục vụ sản xuất vụ Đông Xuân 2023-2024 vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
- Bản tin tuần bao gồm đáng giá hiện trạng chất lượng nước ngày lấy mẫu 16/07/2023 và đánh giá dự báo kết quả chất lượng nước cho ngày 25/07/2023
- Giải pháp tổng hợp sử dụng nguồn nước vùng Đông Nam Bộ và Phụ cận
- Bờ biển đồng bằng sông Cửu Long - Sạt lở và các giải pháp phòng chống
- Tài liệu hướng dẫn tạm thời kỹ thuật trữ nước, tưới hiệu quả cho cây ăn trái vùng Đồng bằng sông Cửu Long (Áp dụng trong điều kiện xâm nhập mặn mùa khô năm 2020-2021)
- Các giải pháp kết cấu công trình ven biển thích ứng biến đổi khí hậu